Dự án đường sắt trên cao tham vọng
tại Sài Gòn năm 1966
Ít ai biết rằng sau khi Sài Gòn loại bỏ xe điện năm 1957 thì vào
năm 1966, người Mỹ từng có kế hoạch xây dựng cho Sài Gòn một hệ thống đường sắt
trên cao.
(Ảnh:
Saigoneer.com)
Nói về vận tải đường sắt tại Sài Gòn thì đầu tiên cần phải nói
đến các tuyến dành cho xe điện. Xe điện ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động vào đầu
thập niên 1880. Nhưng kỳ thực lúc bấy giờ Sài Gòn chưa có hệ thống điện công
cộng, nên xe chạy bằng đầu máy hơi nước trên các đường ray. Mãi đến những năm
1910, với sự đầu tư của Công ty đường sắt Đông Dương CFTI, hệ thống xe điện Sài
Gòn chạy trên các đường ray này mới bắt đầu thực sự hoạt động.
Khoảng 1953, hệ thống xe điện Sài Gòn bị ngưng hoạt động. Và đến
năm 1955 thì chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt các hợp đồng xe điện Sài
Gòn với CFTI để chuyển sang sử dụng hệ thống xe buýt. Kể từ sau khi những chiếc
xe điện cuối cùng được gỡ bỏ khỏi đường phố vào năm 1957 thì Sài Gòn không còn
vận chuyển đường sắt đô thị nữa.
Với sự bùng nổ dân số trong nhiều năm qua, Sài Gòn hiện đại đã
phải triển khai dự án hệ thống đường sắt đô thị, dự kiến vận hành một số tuyến
vào năm 2020. Mạng lưới hệ thống metro trị giá hàng tỉ USD gồm nhiều tuyến chia
thành nhiều giai đoạn hoàn thành: các tuyến đường sắt đô thị, tuyến đường ray
đơn (monorail), tuyến xe điện (tramway) và các tuyến nhánh dẫn vào cảng Hiệp
Phước và Sân bay Quốc tế Long Thành.
Tuy nhiên ít ai biết rằng sau khi Sài Gòn loại bỏ xe điện năm
1957 thì vào năm 1966, người Mỹ từng có kế hoạch xây dựng cho Sài Gòn một hệ
thống đường sắt monorail trên cao.
Những phác thảo đầu
tiên về nhà ga.
Trên blog Historic Vietnam của mình, nhà sử học Tim Doling
đã mô tả chi tiết về giấc mơ của người Mỹ dành cho đường sắt trên cao tại Sài
Gòn. Theo ông, do chiến tranh, đến thập niên 1960, hệ thống đường sắt của Việt
Nam Cộng Hòa chỉ còn lại 35km đường ray hoạt động được ở 3 khu vực bị cô lập.
Khi quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng lực lượng ở miền Nam, họ bị
thiếu cơ sở hạ tầng, nhất là việc vận tải cho các căn cứ ở xa. Các nhà chiến lược
nhận thấy rằng quân đội Mỹ cần xây dựng một mạng lưới đường sắt mới để giải
quyết vấn đề hậu cần.
Tháng 6/1966, Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam, Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Tổng tham
mưu đã đưa ra một kế hoạch xây dựng đường sắt mới.
Hệ thống đường sắt dự kiến bao gồm một nhà ga lớn 15 tầng với
văn phòng, khách sạn và căn hộ, và một tuyến đường sắt trên cao được hình thành
do các đường ray cũ được nâng lên cao để kết nối với nhà ga.
Phần tham vọng nhất của dự án là 2 tuyến monorail dài 16km
kết nối Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn và Gia Định (Bình Thạnh):
kết nối Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn và Gia Định (Bình Thạnh):
“Tuyến Monorail 1 dài 9,4km đi từ Phú Lâm qua Chợ Lớn đến chợ
Bến Thành trên quảng trường Diên Hồng (nay là Quách Thị Trang). Ở đó, nó sẽ kết
nối với Tuyến Monorail 2 dài 6,6 km, chạy dọc theo Hàm Nghi đến bờ sông Sài
Gòn, rồi chạy dọc hướng tây bắc theo Đại lộ Cường Để (nay là Tôn Đức Thắng) đến
Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) và cuối cùng theo hướng đông bắc đến
Đa Kao và Gia Định.”
Các tài liệu từ Viện Lưu trữ Quốc gia cho thấy Bộ Giao thông Vận
tải đã ủy quyền xây dựng dự án đường sắt trên cao này cho các chuyên gia giao
thông vận tải của SAFEGE (Société Anonyme Française d’ Etude de Gestion et d’
Entreprises). Nó sẽ đi theo tuyến đường gần giống như hệ thống xe điện cũ đã bị
dỡ bỏ vĩnh viễn và được thay thế bằng xe buýt.
Tuy nhiên với mức giá hàng chục triệu USD và phụ thuộc vào tài
chính nước ngoài, cả hệ thống nhà ga và đường sắt trên cao sau đó đều bị hoãn
lại, nhất là khi cuộc chiến rơi vào giai đoạn khốc liệt với nhiều biến động.
Dựa theo bài viết của Saigoneer (saigoneer.com)Lê Nguyên tổng
hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét