Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

ĐƯỜNG IMPÉRATRICE
ĐƯỜNG MAC MAHON
ĐƯỜNG CHARLES DE GAULLE
ĐƯỜNG DE LATTRE DE TASSYGNY
ĐƯỜNG CÔNG LÝ
ĐƯỜNG CÁCH MẠNG 1/11

BÀI BỔ SUNG CHO BÀI VIẾT VỀ ĐƯỜNG CÔNG LÝ

Mở lại bản đồ Sài Gòn thời thuộc địa, chúng ta nhận thấy con đường này có một vị trí ít quan trọng như một số con đường khác. Thời đó nó chỉ chạy từ Quai Belgique (bến Chương Dương) tới tận cùng giáp với đường Phan Thanh Giản (Điện Biên phủ) sau này như trong bản đồ năm 1870 và được đặt tên là Impératrice (01/21865) từ đề nghị của đô đốc La Grandière. Impératrice là nữ hoàng nhưng nữ hoàng nào đây trong lịch sử nước Pháp hay có lẽ là bà Joséphine vợ của hoàng đế Napoléon. Cũng có thế lắm. Trước đó khi mới hình thành thành phố thì người Pháp đặt số thứ tự cho nó là số 26.


Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1870

Được đề nghị đổi tên là rue de France vào ngày 9/11/1879 nhưng đô đốc toàn quyền De Cornulier Lucinère quyết định là Mac Mahon. Năm 1882 thì đường được kéo dài tới đường Du marché sau là đường Champagne (Yên Đổ/Lý Chính Thắng). Thống chế Marie Esme Patrice Maurice de Mac-Mahon, Công tước Magenta (sinh ngày 13 tháng 7 năm 1808 - mất ngày 16 tháng 10 năm 1893) là một chính trị gia và tướng lĩnh Pháp, mang quân hàm Thống chế Pháp và được người Pháp đặt tên cho con đường này.


Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1878


Thống chế Marie Esme Patrice Maurice de Mac-Mahon

Trong bản đồ năm 1937 thì con đường này đã vượt qua khỏi đường Champagne  trùng khớp với việc người Pháp cho xây dựng phi trường Tân Sơn Nhất vào năm 1930. Lể khánh thành đoạn đường này có tướng Bréviè dự vào ngày 28/10/1938. Như vậy sau năm 1938 con đường này mới trở thành con đường quan trọng đối với Sài Gòn nối liền hai điểm chiến lược là sân bay và trung tâm hành chánh của chính quyền thuộc địa và nó trở thành một trong những con đường có độ dài nhất thời bấy giờ.


Vị trí đường Mac Mahon trong bản đồ năm 1937
 đã thấy con đường được kéo dài lên Tân Sơn Nhất

Sau năm 1945 để vinh danh vị anh hùng giải phóng nước Pháp khỏi quân Đức là tướng De Gaulle, chính quyền thuộc địa đã đổi tên con đường này là đường là Genéral De Gaulle. Không lâu sau đó năm 1952 đường bị cắt làm hai để đặt tên cho vị tướng De Lattre de Tassigny từ đoạn dinh toàn quyền ra tới quai Belgique để tưởng nhớ vị tướng này đã qua đời vì bệnh. Nhưng trong bản đồ Sài Gòn năm 1943 thì đã có hai cái tên De Gaulle và De Lattre de Tassigny rồi như vậy thì có cái gì phi lý vì lúc đó tại Pháp là chính quyền Vichy của thống chế Pétain mà chính quyền này lại thân với Đức. Không lẽ chính quyền trung ương cho phép đặt tên hai vị này. Mà công trạng hai vị này thật sự được nêu lên sau khi giải phóng nước Pháp là vào ngày 19 tháng 8 năm 1944. Cho nên bản đồ này được lập sau 1945 nhưng dựa trên bản vẽ trước đó là năm 1943. Trong khi bản đồ năm 1949 thì lại ghi là có hai tên là De Gaulle và Mac Mahon.


Đường màu đỏ là đường Charles De Gaulle
 và màu xanh là đường De Lattre de Tassigny


Charles De Gaulle


De Lattre de Tassigny

Đến ngày 22 tháng 3 năm 1955 chính quyền VNCH đã đổi tên đường này là đường Công Lý vì một lý do duy nhất là nó chạy ngang tòa pháp đình Sài Gòn.
Sau năm 1963 ít lâu chính quyền VNCH cắt đường Công Lý làm hai phần: Phần từ Tân Sơn Nhất đến cầu Công Lý đặt tên là đường Cách Mạng 1/11 và bên này cầu vẫn là đường Công Lý cho tới bên Chương Dương.
Sau năm 1975 đường lại đổi tên là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi đến năm 1985 thì lại cắt từ Tân Sơn Nhất đến cầu Công Lý đặt tên là Nguyễn Văn Trỗi.
Con đường này lúc đầu lập ra nó đi qua những khu vực hành chánh quan trọng thời thuộc địa như Palais Norodom (dinh toàn quyền), Palais du lieutenant - gouverneur (về sau là dinh Gia Long), khu khám lớn, pháp đình Sài Gòn, trường Chasseloup Laubat, trường École primaire supérieure des filles français (về sau là Marie Curie), Văn phòng công ty Terre Rouge, viện Pasteur nhất là phần đầu giáp với Quai Belgique là nơi cặp tàu của các vị khách mời hay nhân viên cao cấp của Pháp sang Nam kỳ và từ năm 1939 là sân bay Tân Sơn Nhất.



Đường số 26 (Mac Mahon lúc mới hình thành. Hình chụp góc ngả tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý) - Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự). Hình của Tim Doling cung cấp.


Lúc mới hình thành đoạn từ ngả tư Mayer – Mac Mahon kéo dài lên Tân Sơn Nhất có hai dãy phân cách hai bên đường dành cho xe thô sơ. Hai dãy phân cách bị phá đi vào những năm 1966 để mở rộng đường; riêng phần còn lại cho đến bến Chương Dương thì không mở rộng được.








Đoạn Công Lý còn dãy phân cách




Đoạn Cách Mạng 1/11 còn dãy phân cách



Trường Quốc Anh


Sau này vào những thập niên 1990 thành phố cũng chỉ mở rộng con đường này đoạn ngả tư Võ Thị Sáu (Hiền Vương) – Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý) cho đến ngả tư Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản) - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý).


 Đoạn ngả tư Võ Thị Sáu (Hiền Vương) – Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý) cho đến ngả tư Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản) - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý) được mở rộng. 
Hình của Tim Doling cung cấp.


Các địa chỉ cơ quan, trường học, thời Pháp thuộc:
- Éducation national 124 De Lattre de Tassigny
- Travaux publics des transports et des télécommunications 94 De Lattre de Tassigny
- Arrondissement national des bâtiments civils 94 De Lattre de Tassigny
- Contrôle des contributions directes de Saigon 59 De Lattre de Tassigny
- Information du SVN 124 De Lattre de Tassigny
- Travaux publics 94 De Lattre de Tassigny
- Agence Vietnam – presse 1136 De Lattre de Tassigny
- Caisse de compensation de l’ USAPIC, Chambre de commerce 1 De Lattre de Tassigny
- Palais de justice 131 De Lattre de Tassigny
- Port de commerce 2 De Lattre de Tassigny
- France – Asie 86 De Lattre de Tassigny
- Consulat Norvège 132 De Lattre de Tassigny
- Institut des recheches sur le caoutchouc 3 De Lattre de Tassigny
- Lycée Marie Curie 157 Général De Gaulle

Các địa chỉ cơ quan, Nhà hàng thời VNCH:
- Bộ Công chánh 94 Công Lý
- Thủy vận 94 Công lý
- Biện lý cuộc 131 Công Lý
- Tòa án sài Gòn 131 Công Lý
- Tòa đại sứ Mã Lai 141 bis Công Lý

- Nhà hàng International 91 Công Lý

Số liệu địa chỉ trên đây chỉ tương đối thôi, xem thêm ở:
http://thaolqd.blogspot.com/2013/03/vunglan-can-truong-tiep-theo-uong.html
Một vài con đường của ký ức
Tháng 3/2013


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...