Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

VỀ NGÔI TRƯỜNG XƯA NHẤT SÀI GÒN

LES ÉCOLES D' ART APPLIQUÉ
NHỮNG NGÔI TRƯỜNG MỸ THUẬT THỰC HÀNH


3. Trường Thủ Dầu Một
Trên sông Sài Gòn, tỉnh Thủ Dầu Một là một vùng rừng giàu về chất liệu quý. Bất cứ lúc nào vùng này cung cấp những người đóng gỗ mun và thợ mộc. Thủ Dầu Một có thể nào được chỉ định trở thành là trung tâm của một trường đào tạo thợ đóng gỗ mun. Thánh lập năm 1901, trường Thủ Dầu Một là trường xưa nhất trong số ba trường nghệ thuật của Nam Kỳ.
Trường Thủ Dầu Một bố trí một xưởng dụng cụ cơ khí quan trọng; có 68 học sinh là người trong vùng trừ một vài học bổng cho những học sinh nơi khác. Điều hành bởi một giáo sư người Pháp để hổ trợ cho hai thầy hội họa và năm giám sát người bản xưa. Trường Thủ Dầu Một tổng hợp tất cả các nghệ thuật đồ đạc. Trường có bốn khu vực tương ứng cho một ngành đặc biệt: Đóng gỗ mun như đã nói, khắc gỗ, khảm và dát gỗ, sơn mài.


Ngoài những đồ vật sử dụng nhỏ hay dùng trang trí (mâm, ván kệ thờ, v.v…), trường Thủ Dầu Một còn đóng những đồ gỗ phỏng theo những đồ vật đặt ở hoàng cung và bảo tàng Huế chẳng hạn như những miếng gỗ nhỏ của Trung Hoa,võng, tủ trà, rương, ghế bành và ghế đẩu, bàn cúng tế, bàn thờ,v.v…Tất cả những đồ đạc trong nhà được nhà trường làm ra không thiếu được sự tán thưởng của những người sành điệu; chúng đánh vào thị hiếu, sự giản dị của đường nét, sự hoàn hảo của của việc lắp ráp, cuối cùng là sự chu đáo của việc thi công. Một số lượng lớn học sinh cũ của trường Thủ Dầu Một mà bây giờ đang ở khắp nơi của tỉnh và họ đã nâng tay nghề đối với các sản phẩm địa phương.


Những sản phẩm ký gởi của trường Thủ Dầu Một tại rất nhiều phòng trưng bày và triễn lãm luôn luôn đón nhận sự yêu thích của công chúng kể cả những người thành thị Đông Dương. Những món đồ được gởi tới Vinceries khẳng định danh tiếng của trường đóng đồ gỗ Nam Kỳ.


Trường dạy mỹ thuật sớm nhất Việt Nam 

Năm 1901, chính quyền thực dân Pháp đã thành lập trường mỹ thuật bản xứ Thủ Dầu Một (năm 1932 đổi tên thành trường mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một ) - là trường mỹ thuật Bình Dương ngày nay; hiệu trưởng đầu tiên là ông Outrey - Tỉnh trưởng Thủ Dầu Một, kiêm quản lý trường về mặt hành chính. 

       Do trường dạy nhiều nghề, nên người dân Thủ Dầu Một lúc đó còn gọi trường là trường Bá Nghệ... nhưng thực ra chỉ có 4 nghề như ban tế mộc công (làm mộc đóng bàn ghế); ban sơn mài; ban điêu khắc (chạm, cẩn ốc, nặn tượng); ban vẽ kiểu mộc và trang trí (trang trí nội thất)...

       Năm 1964-1975, người Mỹ thay chân người Pháp, trường được đổi tên là trường kỹ thuật Bình Dương và mở thêm một số nghề khác như kỹ nghệ sắt và điện kỹ nghệ và hiệu trưởng trường lúc này là người Việt Nam...

       Ở giai đoạn này, một số học sinh cũ của trường trở thành nghệ nhân, họa sĩ tài danh hoặc trở thành nhà kinh doanh mỹ nghệ , làm việc ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng như Thanh-Lễ (Trương Văn Thanh - Nguyễn Thành Lễ); Lại Lô( Đặng Thành Nghị); Văn Thoạt; Sông Gianh; Phát Anh; Trang Phượng; Hổ Hữu Thủ (sơn mài); Lê Thành Nhơn (điêu khắc)... 

Trích từ http://www.vietnamplus.vn/ky-niem-110-truong-day-my-thuat-som-nhat-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...