Hai ngọn tháp bằng kim loại của
Nhà thờ chính tòa Sài Gòn
(Tiếp theo)
Mỗi nửa kèo được hàn
vào liền kề với nửa kèo kế bên bằng một trục thẳng đứng trung gian gồm 2 góc 50 X 50 : 6 theo hình thập giá
trên đó được siết bằng đinh ốc với giá đỡ của
thanh ngang và hình nan hoa bảo đảm độ cứng của xà đỡ.
(Tiếp theo)
Những cửa sổ trần được
nâng bởi các cột sắt lắp ráp trực tiếp trên vành ngoài của sàng; chúng được bao
bọc kẽm và đặt trên một cái chỏm bằng sắt rèn phủ màu vàng; những cây cột, lan
can và những vật khác bằng gang phủ đồng.
Sườn của mỗi mũi tên
bao gồm bốn khung kèo đỡ dạng mắt cáo (h1,2 và 3 của pl. 1) nối giữa chúng với
nhau, ở những độ cao khác nhau, bởi những vòng đai và một hệ thống hình nan hoa.

Các vì kèo, cũng như hình
nan hoa được cấu thành bởi hai góc kề nhau, đế của chúng quay ra bên ngoài. Các
đai bằng sắt hình I, Cánh rộng; chúng nhận mỗi mặt một rui bằng sắt hình I ở trên đó một mạng lưới
các mè bằng sắt phẳng được bắt vít dùng chống đỡ các
đinh cặp các miếng ngói bằng kẽm của mái chuông.
Chỉ có hai cái hình
nan hoa và đai cuối cùng mặc dù được xây dựng cùng nguyên tắc tương tự, nhưng khác
đôi chút chi tiết bởi vì kích thước nhỏ (h8 và 9 của pl. 1).
Cuối cùng, để ngăn
chặn sự biến dạng xoắn ốc như kiểu cái mở nút chai người ta đặt trong mỗi vĩ
kèo (h.11g. 2 và 3, pl. 1) một hệ thống thanh ngang ở góc, tạo thành một khung mộc tỏa tròn xuyên qua và tạo thế tam giác như thế đối các tấm đúc
đối diện.
Các thánh giá, tôn và
góc tán, với 3m 10 chiều cao, kết nối trực tiếp với trục thẳng đứng của mỗi mũi
tên là yếu tố thiết yếu của cấu trúc, mà đã nêu ở trên.
Cách xếp đặt này rất đơn
giản và hợp lý. Tất cả các yếu tố cấu trúc được định hình và tạo thành một tổng
thể hoàn hảo đồng nhất, nó là hoàn toàn không thể biến dạng được. Các thánh giá
dát màu vàng trong khi các nền đỡ và các vành bằng kẽm rập khuôn được dùng để
nối chân của chúng với mái nóc.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét