Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013



Một vài con đường của ký ức



Trong bài “Trong trường và chung quanh trường”. tôi có đề cập tới một số địa chỉ mà tôi còn nhớ trong ký ức. Những ngôi nhà đó bây giờ qua 38 năm đã không còn nữa, lớp người cũ đã về với cát bụi hay đã dời đi nơi, thế chổ vào đó là những người mới từ các noi đến, họ đã sửa sang lại nên khoảng không gian chung quang và lân cận trường đã thay đổi hầu như hoàn toàn. Ở bài này tôi sẽ đề cập tới những địa chỉ vùng lân cận trong phạm vi khoảng 2 km chung quanh trường, nó có liên quan đến kỷ niệm cuộc đời học sinh của chúng mình. Tôi sử dụng những tấm hình mà ở các trang mạng cung cấp mặc dù không đủ nhưng cũng đủ cho chúng ta hình dung về một thời đã rời xa chúng ta. Trang viết này sẽ còn cập nhật khi có hình ảnh hoặc thông tin mới để bổ túc. Bây giờ chúng ta bắt đầu đi về tay trái tính từ cổng ra vào học sinh của trường chúng ta.


1. Sân Phan Đình Phùng và công viên Vạn Xuân: Đây chỉ là sân vận động cỡ nhỏ, thưở chúng tôi còn tập tại đây trong giờ tập thể dục của thầy Mùi, nó chỉ có một đường piste đất khoảng 300m, 1 sân đánh tennis, ở hai đầu đường piste có hai sân đấu bóng rổ; bên phíacổng ra vào  đường Phan Đình Phùng có một khoảng sân rộng để tập thể vận, tiếp theo là khoảng tập leo dây và nhảy xa. Ở kế bên sân có một nhà đèn của Pháp củ bỏ hoang và công viên Vạn Xuân. Lúc đầu sân chưa có xây bức tường, chỉ có hàng rào cây, về sau khoảng năm 1973 mới xây bức tường. Đến năm 1974 mới có quyết định xây nhà thi đấu tại đây, ở ngay trên vị trí sân tập thể vận, đó là tiền thân của nhà thi đấu hiện nay.


Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý - Trần Quý Cáp


Ngả tư Công Lý – Trần Quý Cáp, chúng ta thấy bên trái là hàng trào sân Phan Đình Phùng, bên phải là ngôi nhà của bà già người Pháp, tôi nhớ học sinh trường mình thường qua chọc ghẹo bả..
Còn công viên Vạn Xuân, có các đường đi rãi đá đỏ, rải rác có ghế đá. Những cặp tình nhân thường mang vào đây, nhất là vào khu nhà đèn bỏ hoang.



Công viên Vạn Xuân nằm trên đường Pasteur, tòa nhà nằm phía sau công viên là nhà đèn của Pháp bỏ hoang.





2. Trường đại học kiến trúc và phòng đọc sách cho thiếu niên: Đối diện với Công viên Vạn Xuân là trường đại học kiến trúc và phòng đọc sách dành cho thiếu niên. Hồi đó là đọc giả của thư viện này, thường xuyên mượn sách về làm tư liệu học tập.


Phía trái hình là cổng chính trường đại học Kiến trúc



Sơ đồ trường đại học Kiến trúc vẽ theo ký ức của một cựu sinh viên.
 
Cổng chính trường đại học kiến trúc



                                       
Đây là phòng đọc sách cạnh trường đại học kiến trúc



Bên trái hình là công viên Vạn Xuân, bên phải hình là 

dãy phòng đọc sách dành cho thiếu niên.


3. Viện đại học, hồ con rùa và đài tháp nước:
Ở đầu đường Trần Quý Cáp là viện Đại học mé bên trái và Tòa tháp nước mé bên phải nếu chúng ta đi từ phía trường Lê Quý Đôn.
Trụ sở Viện Đại Học Sài Gòn cạnh bên Hồ con rùa (góc đường Duy Tân - Trần Quý Cáp). Trước 1975, các trường ĐH công lập như Luật khoa, Văn khoa, Kiến trúc, Dược khoa và Y khoa v.v... đều là các Phân khoa thuộc Viện ĐH Sài Gòn. 




Cổng chính viện đại học sài Gòn nhìn từ phía hồ Con rùa
. 


  Viện Đại học Sài Gòn

4.Hồ con rùa:
Hồ Con Rùa trong quá khứ từng có tên là Đài Phun Nước, Công Trường Ba Hình, Công Trường Chiến Sĩ Trận Vong, Công Trường Quốc Tế, Công Trường Duy Tân... và nếu muốn kể đầy đủ thì PTV quay trở về thời khởi điểm của các vị trí Hồ Con Rùa bây giờ từ thời xa xưa (1790) nguyên là vị trí cổng thành tên là Khảm Khuyết (của Quy Thành (Bát Quái Thành).
Sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (dưỡng tử của quan Tổng trấn Gia Định Thành-Lê Văn Duyệt) thì vua Minh Mạng cho phá bỏ Quy Thành này (1837) và xây một thành mới thay thế nhưng quy mô nhỏ hơn (gọi là Phụng Thành). Do đó cổng thành Khảm Khuyết lại ở ngoài cái Phụng Thành (mới) này và tự nhiên trở thành con đường chạy thằng xuống sông (Bạch Đằng bây giờ). Phụng Thành cũng không bền vì sau khi người Pháp chiếm được thì họ lại phá hủy tan tành (ngày 8 tháng 3 năm 1859).
Người Pháp (sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ) thì bắt đầu quy hoạch để xây khu đô thị mới (tiền thân của Sài Gòn) bằng cách dựa trên các trục lộ của (Quy Thành cùng các vị trí cũ) và một tháp nước được xây ngay (năm 1878) tại vị trí Hồ Con Rùa dùng để cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng. Cái tháp nước này cũng nhỏ, do vậy khi lượng dân cư tăng lên thì người Pháp dựng các tháp nước khác thay thế (do tháp nước cũ không cung ứng đủ và bị phá bỏ vào năm 1921). Vị trí phá bỏ này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương và vì vậy, dân trong vùng thường gọi nó là Công Trường Ba Hình. 
Tượng đài (Ba Hình) này, người Pháp xây để tưởng nhớ đến các binh sĩ Pháp (bỏ mình trong trận Đệ Nhất Thế Chiến tận bên trời Âu) và hằng năm cứ đến ngày 14 tháng 7 (Quốc Khánh Pháp) thì quan chức Pháp (chính quyền thuộc địa) kéo về đây để làm lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong. Tượng các người lính chiến ở đài (Ba Hình ) này không có tên (vô danh), hình dáng mặc quần áo trận, mũ sắt, tay cầm khẩu súng Mút (dưới chân tượng là bệ đá hoa cương có khắc hàng chữ Le Soldat Inconnu và nơi này (tượng đài Ba Hình) còn có tên gọi là Công Trường Chiến Sĩ. Gọi tên là Ba Hình vì có 1 tượng trên đỉnh và 2 tượng ở dưới chân. 
Khi cầm quyền (tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia của miền Nam VNCH), Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho phá hủy tượng đài Ba Hình này (quãng tháng 6 năm 1965) và thay thế bằng hồ nước.

DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA
ĐÃ CUNG CẤP VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM CỘNG HÒA

ARGENTINA – Á Căn Đình
AUSTRALIA – Úc Đại Lợi
AUSTRIA – Áo Quốc
BELGIUM – Bỉ Quốc
BRAZIL – Ba Tây
CANADA – Gia Nã Đại
REPUBLIC OF CHINA – Trung Hoa Dân Quốc
COSTA RICA
DENMARK – Đan Mạch
ECUADOR
FRANCE – Pháp Quốc
FEDERAL REPUBLIC OF GERMANY – Cộng Hòa Liên Bang Đức
GREECE – Hy Lạp
GUATEMALA
HONDURAS
INDIA -- Ấn Độ
IRAN
IRELAND – Ái Nhĩ Lan
ISRAEL – Do Thái
ITALY – Ý Đại Lợi
JAPAN – Nhật Bản
REPUBLIC OF KOREA – Đại Hàn
LAOS – Lào
LIBERIA
LUXEMBOURG – Lục Xâm Bảo
MALAYSIA – Mã Lai Á
MOROCCO – Ma Rốc
NETHERLAND – Hòa Lan
NEW ZEALAND – Tân Tây Lan
NORWAY – Na Uy
PAKISTAN
PHILIPPINES
SINGAPORE
SOUTH AFRICA – Nam Phi
SPAIN – Tây Ban Nha
SWEDEN – Thụy Điển
SWITZERLAND – Thụy Sĩ
THAILAND – Thái Lan
TURKEY – Thổ Nhĩ Kỳ
UNITED KINGDOM – Anh Quốc
UNITED STATES OF AMERICA – Hoa Kỳ
URUGUAY
VATICAN
VENEZUELA

 Tượng đài chiến sĩ trận vong


Tượng đài chiến sĩ trận vong năm 1962 sau này là hồ con rùa





Tượng đài chiến sĩ trận vong những năm 50 nhìn từ đường Duy Tân


Ngày 30/04/1964 công trường Chiến Sĩ bị xô đổ bởi các sinh viên SG thời bấy giờ



                                                     
Hồ Con rùa lúc mới xây dựng


Hồ con rùa phía bên kia là Khu cấp nước Sài Gòn




Con rùa đội bia, ở đằng sau góc trái là một phần của trường tiểu học Trần Quý Cáp



5. Tháp nước:


Cổng chính của tháp nước




Tháp nước thời xa xưa


Tháp nước thời Pháp thuộc



6. Đường Duy Tân:
Quảng trường Quốc tế Hồ Con rùa có một con đường băng ngang qua bắt đầu từ nhà thờ Đức Bà và chấm dứt ở ngả ba Hiền Vương, đó là con đường Duy Tân. Con đường một thời đi vào thơ ca, con đường của cây dài bóng mát, con đường hò hẹn của lứa tuổi sinh viên các đại học Luật, Kinh tê và Kiến trúc. Trên con đường đó có nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trung tâm sinh hoạt thanh niên + Tổng hội sinh viên cũ:
Nơi đây khi xưa là mảnh đất trống, lúc đó tôi nhớ ờ phía góc trái của hình là sân tennis, nơi đây có một ngôi nhà nhỏ là tổng hội sinh viên thời đó và nó đã bị đốt cháu rụi vào khoảng năm 1964. Về tổng hội được dời về phía thư viện quốc gia, đường Gia Long, chính nơi đây Khánh Ly khi mới về Sài Gòn đã hát những bài hát của Trịnh Công Sơn. Sau đó một thời gian, chính quyền VNCH cho xây lại ở đây trung tâm sinh hoạt thanh niên. Năm 1973 nơi đây Việt Nam đăng cai cuộc thi ảnh quốc tế. Trung tâm giờ còn đó nhưng đã đổi tên. Hình dưới đây là hình mới chụp, tôi cố công tìm trên mạng hình cũ nhưng không thấy.


Trung tâm sinh hoạt thanh niên + Tổng hội sinh viên cũ

               



Ngả tư Hồng Thập Tự - Duy Tân

          

Đại học Luật thời xa xưa nằm trên đường Duy Tân


 Đại học luật với cảnh sinh viên biểu tình



Đường Duy Tân từ công trường Quốc tế (hồ con rùa) nhìn về nhà thờ Đức bà



Ở đầu đường Duy Tân trong công viên trước dinh Độc Lập có bức tượng Petrus trương Vĩnh Ký. Không may bức tượng này đã bị dỡ bõ.


Đầu đường Duy Tân và Thống Nhất, ta thấy tòa nhà của bộ ngoại giao VNCH
 trên đường Alexandre De Rhodes.







Tòa nhà Saigon xe ô tô giờ đầu đường Duy Tân nay không còn nữa






                                                                                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...