140 năm trên làng Xuân Hòa có một ngôi
trường
Sau khi xâm chiếm
các tỉnh Nam kỳ, riêng tại đất Sài Gòn trên vùng đất cao mà người Pháp gọi là
le plateau tức là khu vực chạy dài từ trường Lasan Taberd đường Paul Blanchy
(Hai Bà Trưng) qua khu dinh toàn quyền, đường Chasseloup Laubat, vườn Ông Thượng,...người
cho xây những công trình phục vụ cho việc cai trị như dinh toàn quyền, cercle
sportif, vườn des beaux jeux (Bờ Rô), nhà thờ Đức Bà trong đó có ngôi trường
xưa nhất Sài Gòn là trường Chasseloup Laubat về sau năm 1960 là Jean Jacques
Rousseau rồi Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, PTTH Lê Quý Đôn.
Vị trí trường ô màu đỏ. Bản đồ năm 1893 lúc đó chưa hai con đường là Barbe và Testard
Chổ ô vuông màu đỏ là college indigenes (Chasseloup Laubat)
Đường Chasseloup-Laubat cuối thế kỷ XIX
(Đọan trước cửa trường College indigenes
Đầu tiên người Pháp cho xây
dựng trường sư phạm đào tạo thông ngôn, thư ký cho người bản xứ ngày 10 tháng bảy
năm 1871 để phục vụ cho công việc hành chính, trường đó có tên là ecole normale
coloniale (annamite) đặt tại vị trí chùa Khải Tường cách vị trí trường Lê Quý
Đôn bây giờ khoảng 200m (giờ là nhà trưng bày chiến tích chiến tranh) bên đường
Testard (Trần Quý Cáp, Võ Văn Tần) trong thời gian chờ College indigenes xây
xong.(đọc bài Biệt thự số 28 Trần
Quý Cáp).
College
indigenes được xây trên nền của rạp hát bộ của tổng trấn thành Gia Định là Lê
Văn Duyệt vào ngày 14 tháng 11 năm 1874 trong khu vực làng Xuân Hòa mà vết tích
của làng hiện nay còn lại là đình Xuân Hòa ở đường Yên Đổ (Lý Chính Thắng) và
hoàn thành ba năm sau đó nhưng thực sự hoàn tất thì phải tới năm 1882 với hàng
cây me chung quanh chia cắt hai sân gọi là grand lycee và petit lycee. Khi
College indigenes xây xong thì ecole normale annamite sáp nhập vô cho nên dân
Sài Gòn thời đó gọi trường này là trường Khải Tường. Ông Wattebled Honoré là hiệu
trưởng đầu tiên của trường này. Khi mới xây xong những con đường Testard và
Barbe chưa được mở. Về sau vị trí của trường bốn mặt là các con đường
Chasseloup-Laubat, Testard, Barbe, Mac Mahon [ Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh
Khai), Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần), Lê Quý Đôn, Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) ].
Riêng cạnh hông đường Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), trường nằm sát với bờ thành
Quy (Bát Quái) xây năm 1790 và Minh Mạng hạ lệnh phá hủy năm 1835. thời gian đó
khu vực này là làng Tân Khai, huyện Bình Dương, đất Gia Định về sau thuộc về đất
Sài Gòn.
Địa hạt (Arrondissements)
|
Số trường
|
Số
Giáo sư Pháp |
Số
Giáo sư An Nam |
Số
trung bình học sinh |
Trường sư phạm Sài Gòn (Ecole normale de Saigon) (1874)
|
1
|
80
|
||
Trường trung học bản xứ Sài Gòn (Collège indigène de Saigon)
(1876)
|
1
|
83
|
||
Sài Gòn : Trường College
indigenes (1881)
|
1
|
9
|
11
|
285
|
Sài Gòn : Trường College
indigenes (1885)
|
1
|
12
|
11
|
352
|
Sài Gòn : Trường College
indigenes (1886)
|
1
|
12
|
20
|
400
|
Sài Gòn : Trường College
indigenes (1887)
|
1
|
12
|
19
|
400
|
Sài Gòn : Trường College
indigenes (1888)
|
1
|
12
|
19
|
400
|
Từ năm 1891 sau khi giải tán
College d’Adran thì trường này bắt đầu cho học sinh người Pháp chuyển sang học.
Năm 1917 mới chỉ có 30 học sinh tiểu học và 93 học sinh trung học sau đó năm
1924 – 1925 tăng lên 189. Cũng cùng thời gian đó số học sinh tăng lên 143 lên
272 rồi 365. Năm học của trường thời đó có khác bây giờ như tới năm 1918 khai
trường là vào tháng ba dương lịch và phát thưởng cuối năm học là vào tháng mười
hai. Năm 1928 trường đổi tên là Chasseloup Laubat theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc
bấy giờ là François Marquis de Chasseloup-Laubat (1754-1833) và trở
thành trường trung học (lycee) ngày 17 tháng
tám năm 1928 và chỉ dành riêng cho giáo dục Pháp lúc này số học sinh đã là 555.
Trường Chasseloup Laubat đầu thế kỷ XX
Với nhu cầu ngày càng
tăng của số lượng học sinh, trường chia làm hai khu vực là khu vực người Âu
(quartier europeen hay collège français) và khu vực người bản xứ (Quartier
indigene hay college indigenes) thực hiện một hệ thống giáo dục kép: một là
giáo dục Pháp – bản địa, một là giáo dục Pháp thuần túy. Khu vực người bản xứ
có thêm giờ học tiếng Quốc ngữ; khu vực người Âu có thêm giờ học tiếng Tây Ban
Nha. Từ lớp sixieme và cinquieme học thêm tiếng Anh là ngôn ngữ passe – partout
của Viễn Đông. Học sinh cả hai khu vực này nếu đậu Tú tài đều được dự thi vào
trường Đại học Đông Dương tại Hà Nội hay các đại học khác tại Pháp. Ngoài ra
trường còn nhận các học sinh các nước Đông Dương hoặc nước khác như Thái Lan.
Từ năm 1927 đến 1928, trong những buổi lễ phát thưởng có thể kể đến các học
sinh xuất sắc như hoàng tử Sisowath Entaravong và Sisowath Chakaravouth của Cam
Bốt và Hoàng tử Boun Chan Phlang của Lào.
Một lớp học của trường Chasseloup Laubat
Une classe du college Chasseloup-Laubat, in Souvenir de la Cochinchine et du Cambodge, photo Crespin, v. 1924
Tháng 12 năm
1920, trường bị rung chuyển bởi các cuộc bãi học của học sinh biểu tình chống lại
sự bất công của hệ thống trường học. Tháng Tư năm 1926, nổ ra cuộc biểu tình của
học sinh trường trong đám tang của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh (1872-1926). Từ
năm 1924 tất cả các kỳ thi tú tài diễn ra tại Sài Gòn. Trước đây, học sinh phải
ra Hà Nội để thi phần vấn đáp. Ngày 13 Tháng 7 năm 1942, Đô đốc J. Decoux
(1884-1963) đã có một bài phát biểu với các học sinh nhân dịp lễ quốc khánh Cộng
hòa Pháp.
Đám tang Phan Châu Trinh, Saigon 1926
Năm 1927 khu vực người bản xứ
trở thành tự quản bên trong trường Chasseloup Laubat dưới cái tên là Collège de
Cochinchine. Ngày 11 tháng 8 năm 1928 (có tư liệu ghi là ngày 15.7.1927), số học
sinh khu vực này gồm khoảng 200 được chuyển sang vùng Chợ Quán theo nghị định số
3116 gồm 6 điều do Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký và có tên mới
là trường Petrus Ký. Năm 1930 có 88 học sinh nữ người Pháp học tại đây. Trường
hợp các học sinh nữ được nhận vào trường với điều kiện có cha mẹ là nhân viên,
giáo viên của trường hoặc có anh hay em trai đang học tại đây.
Thập niên 1920 hiệu trưởng
nhà trường Chasseloup-Laubat là Raphael Barquisseau. Năm 1930 trường có 633 học
sinh gồm 235 học sinh Pháp, 125 học sinh gốc châu Á và người Pháp ở Ấn Độ và
274 học sinh Đông Dương. Ngày 10 tháng 3 năm 1945, Ủy ban CFE điều hành bởi
Ngài Cassaigne,Tổng Giám Mục Sài Gòn. Có nhiệm vụ liên lạc với đại tá người Nhật
là Anamo đề nghị sử dụng trường Chaseloup Laubat như là nơi tiếp nhận cho người
Pháp tạm trú từ ngày 12 tháng 3 năm 1945 cho đến khi Nhật đầu hàng. Như vậy các
khóa học bị ngưng lại từ tháng 10, các học sinh Chasseloup-Laubat được di tản
lên Đà Lạt học để bắt kịp thời gian. Năm 1945, trường Calmette tạm thời đóng cửa
để cho trường Lasan Mossard sử dụng tới năm 1947, các học sinh nữ chuyển sang
trường Chasseloup-Laubat và trường này trở thành pha trộn nam nữ trong vòng 2
năm. Năm 1947, trường trở lại trường con trai như cũ khi trường Calmette hoạt động
trở lại bình thường từ năm 1946 – 1948 dưới thời chính phủ Nguyễn Văn Thịnh và
Lê Văn Hoạch cuối cùng Nguyễn Văn Xuân nhất là sự trở lại của quân đội Pháp do
tướng Leclerc.
Năm 1947 trường Chasseloup-Laubat nhận học sinh nữ từ trường Calmette
Quyết định của trường CL về tiền thu nội trú và bán trú
Năm 1949 trường
Chasseloup-Laubat có tất cả 1300 học sinh tiểu học và 759 học sinh trung học.
Ông Vinciguerra là hiệu trường khu tiểu học cho đến năm 1954. Từ năm 1949 đến
1954 trường hoạt động dưới sự giám sát của Services de l’Enseignement du Haut
Commissariat de France tại Viêt Nam của chính phủ quốc gia Việt Nam trong liên
hiệp Pháp.
Ngày 11 tháng bảy 1951,
trong buổi phát thưởng tại trường, Tướng De Lattre de Tassigny Cao ủy và Tư lệnh
Pháp ở Viễn Đông khuyên học sinh Việt Nam chọn lựa nên đi bên nào và đấu tranh
cho phù hợp. Năm 1950, Sài Gòn rung chuyển vì các cuộc biểu tình do phong trào
vì hòa bình tổ chức và có một số học sinh của trường bí mật đi vào khu. Năm
1954, các phòng học của trường được sử dụng cho các người di cư từ Bắc vô Nam
sau hiệp định Geneve. Tổng giám thị thời kỳ này là ông Olier, số học sinh trường
lúc này là 37% người Pháp và nước ngoài và 63% người Việt trong các lớp Trung học.
Tướng De Lattre de Tassigny trao giải thưởng
Ngày 17 tháng sáu năm 1955,
thủ tướng Ngô Đình Diệm chủ tọa buổi lễ phát thưởng. Ngày 26 tháng 6 năm 1956,
việc trao giải long trọng diễn ra dưới sự chủ trì ông Nguyễn Dương Đôn Bộ trưởng
Bộ Quốc gia Giáo dục (1954 - 1957). Năm 1955 (có tư liệu ghi là 1958,1960) dưới
thời đệ nhất cộng hòa để tránh nhớ lại thời thuộc địa trường Chasseloup-Laubat
được người Pháp đổi tên lại là Jean Jacques Rousseau.
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, trường
đóng cửa 2 ngày vì cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi.
Năm 1962 trường vẫn hoạt động mặc dù
có vụ bỏ bom dinh Độc Lập của Phạm Phú Quốc.
Ngày 7 tháng 7 năm 1963, học sinh
trường JJR và MC dự đám tang nhà văn Nguyễn Nhất Linh.
Ngày 1 thánh 11 năm 1963,
trường tạm thời đóng cửa vì cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm. Các học sinh lớp 1er
và treminal của hai trường JJR và Marie Curie bỏ học buổi chiều để tham dự đám
tang một sĩ quan VNCH chết trong cuộc đảo chính.
Học sinh Jean Jacques Rousseau và Marie Curie tham dự
đám tang đại úy thiết giáp Bùi Ngươn Ngãi
Ngày 23 tháng 8 năm 1964,
sinh viên học sinh biểu tình qua trường Jean Jacques Rousseau kêu gọi học sinh
trường Pháp này tham dự cuộc tranh đấu (vụ Hiến chương Vũng Tàu), rồi tới Bộ
Thông tin chất vấn Tổng trưởng, đòi bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí và đập phá
một số đồ đạc.
Ngày 4 tháng 5 năm 1965, Hội
đồng Chính phủ Phan Huy Quát quyết định chấm dứt chương trình phát thanh của
phái bộ Văn hóa Pháp tại Việt Nam vì đại diện Pháp tại SEATO đã có thái độ bất
thân thiện với Việt Nam, đồng thời trục xuất thông tín viên Ageorges của Pháp tấn
xã.
Ngày 24 tháng 6 năm 1965, chính phủ Kỳ họp báo tuyên bố “Tình trạng
chiến tranh”, đoạn giao với Pháp, đóng cửa các trường Pháp để chuyển đổi dần dần
thành các trường Việt ngữ hầu tránh tình trạng chỉ có “con ông cháu cha” hoặc
con nhà giàu mới được học trường Tây như dưới chế độ Diệm. Vụ việc này xảy ra
do chính phủ De Gaulle đòi trung lập hóa Việt Nam, quay sang ủng hộ Hà Nội.
Chính phủ Kỳ đã đoạn giao với Pháp tại Sàigòn chỉ còn Văn phòng Tổng lãnh sự
Joseph Lambroschini và đứng ra tổ chức cuộc biểu tình chống Pháp. Đây là lần thứ
hai sau năm 1926 trong đám tang Phan Chu Trinh hàng chữ “A bas les Francais” xuất
hiện trở lại trên vách tường trường Jean Jacques Rousseau. Năm đó tôi đang học
lớp 8e C, tôi đã chứng kiến đoàn biểu tình đập phá trường.
Năm 1968 trường đóng cửa một tuần trong trận tổng công kích tết Mậu
Thân.
Năm 1967, Pháp trao trả hai
trường lại cho phía chính phủ Việt Nam quản lý là lycee Hồng Bàng và Jean
Jacques Rousseau. Riêng đối với trường Jean Jacques Rousseau phía Pháp còn sử dụng
khu trung học cho đến năm 1969 rồi mới chuyển hết số học sinh này sang lycee
Marie Curie. Hiệu trưởng cuối cùng của trường Jean Jacques Rousseau là ông
Rousseau.
Cuộc đàm phán về việc trao
trường lại cho chính phủ VNCH, về phía Pháp là giáo sư Phillipe Breant đại diện.
Năm 1975 cuộc thi tú tài cuối
cùng của Pháp tại Việt Nam tổ chức ở trường Marie Curie dành cho học sinh JJR
và MC.
Kể từ đó trường Jean Jacques
Rousseau chấm dứt vai trò lịch sử chuyển thành trường Lê Quý Đôn. Phải đợi tới
mùa khai giảng niên khóa 1969 – 1970, trường mới làm lễ chính thức hoạt động với
tên là Trung Tâm Giáo dục Lê Quý Đôn dạy từ lớp 1 đến lớp 12. Chương trình học
gọi là chương trình tổng hợp, ngoài các môn khoa học tự nhiên và văn học thì
môn sử địa gọi là kiến thức xã hội, học sinh còn phải học những môn như kỹ nghệ
họa, thuyết trình trước đám đông, hội họa, âm nhạc, đánh máy, doanh thương ngân
hàng, nữ công gia chánh (đối với học sinh nữ), điện gia dụng, sinh ngữ Pháp (do
người Pháp đảm trách hoặc người Việt đang dạy tại trung tâm văn hóa Pháp) và
sinh ngữ Anh. Chương trình này tồn tại được hai năm thì trường bãi bỏ vì không
có ngân sách xây dựng phòng ốc phục vụ cho chương trình tổng hợp.
Trung tâm gíáo dục Lê Quý
Đôn (phần trung học) trãi qua 3 thời hiệu trưởng:
1. Phan Văn Huấn (1969 –
1971)
2. Hồ Văn Thể (1971 – 1974)
3. Nguyễn Trung Ngươn (1974
– tháng 4 1975)
Một số hình ảnh về các giáo sư Chasseloup Laubat, Jean Jacques Rousseau và Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn
1. Chasseloup Laubat
Năm 1946
Proffeseur Noel Olier (47 - 59) surveillance general
Năm 1952
Vương Hồng Sển (đứng – thứ năm từ phải sang) khi còn học trường Chasseloup Laubat (1919-1923) và bắt đầu mến mộ Hoa khôi Trần Ngọc Trà
2.Jean Jacques Rousseau
Năm 1956
Năm 1957
Năm 1959
Năm 1960
Tài liệu thật quí báu và trung thực.
Trả lờiXóa