Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

 

ĐƯỜNG COLONEL BOUDONNET

ĐƯỜNG LÊ LAI

 

 


 

Đi theo mạn phía bắc của nhà ga, nối đường Frère Louis (Nguyễn Trãi & Võ Tánh) với quảng trường Cuniac (chợ Bến Thành).

Trước kia đường này có tên là đường Latérale Nord de la gare. Hội đồng Thành phố trong cuộc họp ngày 29 tháng năm 1917 đã quyết định đổi tên như nêu trên.

 

Bản đồ năm 1942

 

Bản đồ năm 1958 đổi tên là Lê Lai

 

Đại tá Théodore Georges Auguste BOUDONNET sanh ngày 27-05-1859 tại Chandernagor (Ấn Độ), đến Viễn Đông vào đầu thế kỷ 20. Năm 1908 ông là đại tá khi đến Sài Gòn và chỉ huy một trung đoàn bộ binh số 4 lính bản xứ. Ông tham gia trận đệ I thế chiến và hy sanh ngày 31/8/1914.

Nói đến nhà ga thành phố, nơi tọa lạc của con đường Col Boudonnet (Lê Lai) là nói đến khu đầm lầy Boresse. Khu đầm lấy này bao phủ lên diện tích từ khu chở Bến Thánh và bùng binh. Một bên kéo tới tận vườn Maurice Long (Tao Đàn), một bên kéo tới tận kênh Táu Hũ (arroyo Chinois) và kéo dài toàn bộ tới tận Đại lô Nancy (Cộng Hòa). Việc san lấp khu đầm lấy này bắt đầu từ năm 1877 cho đến khi hoàn tất là năm 1917 trãi qua nhiều giai đoạn khó khăn và trì trệ.

Khu nhà ga thực sự hình thành là năm 1885 nhưng trước đo vị trí của nó lấn ra nguyên bùng binh trước chợ Bến Thành, là nơi sửa chửa và bảo trì đầu máy và toa xe còn nhà ga thì nằm tận gần bến Bạch Đằng.

Sau khi hình thành nhà ga, người Pháp lập ra hai con đường chạy dọc theo. Một bên là ông đại tá Grimaud (Phạm Ngũ Lão) và một bên là 6ng đại tá Boudonnet (Lê Lai).

Đường Boudonnet (Lê Lai) một bên là khu nhà ga và bên còn lại là khu thương mại, nhà hàng và khách sạn.

Bên khu nhà ga, ngày xưa tấp nập hành khách đi và đến nhiều nhứt là về đêm hay gần sáng. Sang thời VNCH thì bị ngừng trệ hơn chục năm vì lý do chiến tranh và được phục hồi một phần các chuyến tàu đi Thủ Đức và Biên Hòa. Trong thời gian này, chúng ta còn nhớ phía bên hông nhà ga có hình thành một dãy kiosque bán đồ. Trong các kiosque đó là những kiosque chuyên môn bán tem sưu tâm và trở thành trung tâm mua bán tem ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Ngoài ra ở đầu nhà ga, bên phgi1a bùng bình khi xưa có một nhà hàng, phòng trà tên gọi là Hòa Bình và đã dẹp bỏ khoảng cuối thập niên 1960.








Trở lại bên này đường. bắt đầu từ khu vực giáp đường Phan Chu Trinh kéo dài tới giao lộ các con đường Nguyễn An Ninh, Phạm Hồng Thái, là các.tiệm Bazar chuyên môn bán các loại vali,túi xách, đồ daa cho những hành khách đi xe lửa.












Qua bên kia ngả tư, về phía trái là hết khu bàn vé và lên xuống hành khách của nhà ga, tiếp nối là dãy tường dài, nơi đạy là các kiosque bán tem như vừa đã nói. Bên mặt đối diện ngày xưa là các khách sạn, nhà hàng, quán bar nối đài trong đó có rạp Aristo nổi tiếng một thời về sau là khách sạn Lê Lai. Giờ khu vực này tà của khách sạn New World kéo dài tới ngả ba (giờ là ngả tư) với Phan Văn Hùm (Nguyễn Thị Nghỉa). Sau đây là một đoạn mô tả về rạp Aristo:

Rạp Aristo mặt hướng về đường Lê Lai, đối diện bên kia đường là hàng rào của khu ga xe lửa Sài Gòn (khu ga xe lửa này hiện nay được xây thành khách sạn 5 sao với tên gọi là Sài Gòn New World Hotel). Thuở đầu tiên, đó là một nhà hàng sang trọng, có một sân khấu nhỏ để những tối thứ bảy, ban đờn ca tài tử đến ca giúp vui cho thực khách. Có khi chủ nhà hàng thay ban đờn ca cổ nhạc bằng một dàn nhạc nhẹ chuyên trình tấu các bản nhạc cổ điển Pháp, dàn nhạc Tây có piano, violin, saxo, clarinette. Trong số thực khách quen thuộc có ông Trưởng tòa Phan Văn Thiết, ông Đốc phủ Đỗ Văn Rỡ, ký giả Trần Tấn Quốc, ông Thân Văn Nguyễn Văn Quý, ông Nguyễn Công Thiện, Giám đốc hãng xăng Esso-Sài Gòn, là những người say mê nghệ thuật hát bội nên thường rước các ban hát bội về hát tại nhà hàng Aristo. Đầu năm 1940, do khán giả đến xem hát rất đông nên ông chủ nhà hàng mới dẹp cái restaurant đó, phá nó để xây lại thành một rạp hát đàng hoàng, có sân khấu theo đúng tiêu chuẩn của một rạp hát lớn, có hậu trường, có hầm sân khấu và khán phòng với 800 ghế ngồi bọc simili đỏ (vải cao su giả da màu đỏ) giống các rạp chiếu phim Tây như rạp Moderne, rạp Majestic, rạp Eden.

Rạp Aristo từng được các đoàn cải lương đại ban về diễn như gánh hát Nam Phi của bầu Năm Phỉ-Chín Bia, gánh cải lương tuồng Tàu Phụng Hảo của bầu Nhơn-Phùng Há, gánh hát thi ca vũ nhạc Nam Hồng của bầu Trình, gánh hát Hoa Sen của bầu Bảy Cao, gánh Việt Kịch Năm Châu của ông bầu Năm Châu. (Nhớ chuyện đời xưa, tìm lại dấu xưa.Soạn giả Nguyễn Phương, 2011)










Rạp Aristo




Khách sạn Lê Lai số 76



Rạp Aristo về sau thời chiến tranh trở thành khách sạn Lê Lai cho Mỹ mướn làm BEQ.

Từ đoạn ngả ba với Phan Văn Hùm rồi đến ngả ba Nguyễn Văn Tráng cho đến tận cùng đường là dãy các nhà kinh doanh. Tại điểm cuối khi giáp với Võ Tánh và Bùi Chu tại đây có một chung cư tên là Lam Sơn là nôi có nhiều nghệ sĩ ở.




Góc Nguyễn Văn Tráng-Lê Lai. Phía sau tường rào là ga xe lửa



Cuối đường Lê Lai là chung cư Lam Sơn




Dãy tiệm đường Lê Lai nhìn từ một khách sạn bên Phạm Ngũ Lão




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...