Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Đường Petrus Ký và Bến xe Petrus Ký

Đường Petrus Ký với những dãy nhà hai bên đường một thời nhộn nhịp buôn bán phục vụ cho bến xe ngày nay không còn không khí đó nữa vì một lẽ là cái bến xe đó đã đi vào dĩ vãng. Các thế hệ người Sài Gòn sau này không còn ai biết về nó cả. Ngày nay con đường đã đổi tên, khu phố hai bên vẫn kinh doanh sung túc nhưng những âm thanh ngày xa xưa ấy không còn nữa. 
Đường này khi xưa có tên là Boulevard de Ceinture về sau khoảng năm 1940 chính quyền thuộc địa đổi tên là Petrus Ký. Từ năm 1955 chính quyền quốc gia Việt Nam công nhận tên đó.Sau năm 1975 đường đổi tên là Lê Hồng Phong.


Đường Petrus trong bản đồ thời thuộc địa 
không thấy đoạn nối với đường Pavie/ Trần Quốc Toản/3 tháng 2


Đường Petrus trong bản đồ thời VNCH

Đường Petrus Ký bắt đầu từ giao lộ với đường Trần Hưng Đạo mà nơi đó ta nhìn bên kia đường sẽ thấy thánh thất Cao Đài Sài Gòn và bệnh viện Trần Hưng Đạo ngày nào giờ đây là trung tâm chấn thương và chỉnh hình. Từ đó đường xuyên qua các gia lộ Phan Văn Trị, Nguyễn Trãi. An Dương Vương, Nguyễn Hoàng (Trần Phú), qua rạp Hùng Vương đến ngả tư Hùng Vương, qua ngả ba Vĩnh Viễn là tới bùng binh Ngả bảy Sài Gòn.








Bước qua bùng binh Ngả bảy Sài Gòn là tới phạm vi của bến xe Petrus Ký.




              Thập niên 50 - 60 các bến xe khách đi các tỉnh nằm rãi rác trong thành phố Sài Gòn như bến xe An đông, bến xe Chợ Lớn Bình Tây, bến xe Nguyễn Cư Trinh, bến xe Nguyễn Thái Học, v.v…Về sau những bến xe này chuyển tập trung về bến xe Petrus Ký. Kể từ đó khi vực này bổng trở nên ồn ào náo nhiệt suốt ngày đêm. Cảnh níu kéo tranh dành khách cùng tiếng rao của bạn hàng bán trà đá, mía ghim, thuốc lá,..cộng với âm thanh của xe xích lô máy hòa với tiếng xe lam huyên náo cả góc trời. Hai dãy nhà bên đường giờ biến thành những nhà trọ cho khách chờ xe, những tiệm quán bán các thức ăn uống và cũng phải nhắc tới là hoạt động của các động mãi dâm gọi mời khách đi đường.








                 
                  Về sau bến xe Petrus Ký càng ngày càng quá tãi, một kế hoạch xây dựng một xa cảng mới tại Phú Lâm gọi là xa cảng miền tây để chia bớt số xe khách đi các tuyến miền tây về đây, đó là năm 1965.  Bến xe Petrus Ký trở thành bến xe miền đông và miền trung và tồn tại đến năm 1976 thì dời về quận Bình Thạnh.
                   Và con đường Petrus Ký cũng chấm dứt tại giao lộ với Trần Quốc Toãn/ 3 tháng 2 cạnh nhà thờ Vinh Sơn và ngó sang bên kia đường là Viện Hóa Đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...