Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)




CORNULIER - LUCINIÈRE. Hướng Tây Bắc – Đông Nam, nối đường Espagne với quảng trường  Rigault de Genouilly.
Con đường là một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn với tên ban đầu là đường số 12. Sau đó trở thành là đường Thủ Dầu Một bởi một quyết đình ngày 2 tháng 6 năm 1871. Đến năm 1897, trong quyết định ngày 24 tháng 2 năm 1897, con đường này được đặt tên mới như nêu trên.



Bản đồ năm 1878 ghi là đường Thủ Dầu Một



Bản đồ năm 1898 ghi là đường CORNULIER - LUCINIÈRE


Bản đồ năm 1958 ghi là đường Thi Sách

Bá tước DE CORNULIER-LUCINIÈRE (Alphonse, Jean, Claude, René, Théodore) sinh ở Lucinière (Loire-Inférieure) năm 1811 và vào trường hàng hải khoảng năm 1829. Ông là chuẩn đô đốc khi ông là tạm quyền thống soái ở Đông Dương. Ông cập bến Sài Gòn ngày 8 tháng 1 năm 1870 bằng tàu Le Donnai. Tháng 3 năm 1871, ông trở về Pháp và giữ chức thị trưởng Nantes và mất tại đó năm 1886.


Bá tước DE CORNULIER-LUCINIÈRE


COURBET. Hướng Đông Đông Bắc – Tây Tây Nam nối đường Amiral-Roze với đường Schroeder. Đường đổ ra chợ Bến Thánh.
Cái tên COURBET ban đầu được chỉ định cho đường Amiral-Dupré trong cuộc họp ngày 23 tháng 11 năm 1885. Nhưng thật ra cái tên này còn dự tính đặt cho hai con đường ở Sài Gòn nữa. Đó là đường nhỏ thứ nhất, đổ ra đường  Mac-Mahon gần đại lộ Bonard và được hiểu là giữa nó và đường Monlaü. Nó đối mặt với khu tứ giác của des Travaux publics.



Vị trí lúc đầu của đường COURBET trong bản đồ 1898


Vị trí về sau của đường COURBET trong bản đồ 1942


Trong bản đồ 1958 là đường Nguyễn An Ninh

Đô Đốc COURBET (Amédée, Anatole, Prosper) sinh ở Abbeville (Somme) ngày 28 tháng 6 năm 1827 là một đô đốc Pháp đã giành được một loạt chiến thắng quan trọng về hải quân và hải quân trong Chiến dịch Bắc Kỳ (1883-86) và Chiến tranh Trung-Pháp (tháng 8 năm 1884 đến tháng 4 năm 1885).


Đô Đốc COURBET


CUA. Đường Paulus.Nối đường số 8 với đại lộ Albert-1er. Khu vực Đa Kao.
Đường này lúc đầu là đường số 29. Theo quyết định của toàn quyền ký ngày 23 tháng 1 năm 1943, tên Paulus Cua dùng đặt cho con đường này.



Vị trí của đường Paulus Của trong bản đồ năm 1943


Trong bản đồ 1958 là đường Hòa Mỹ. Con đường này về sau chỉ còn là một hẽm lớn

Huỳnh Tịnh Của hay Huình Tịnh Của (1830-1908) hay còn gọi là Paulus Của ("Paulus" ở đây đọc là "Phao-lô"), hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hóa học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ.


DAYOT. Hướng Đông Nam – Tây Bắc, nối đường Boresse với đại lộ la Somme.
Ban đầu là đường số 3 sau đó theo quyết định của DE LA GRANDIÈRE ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 thay tên là đường Dayot.
Việc bảo dưỡng con đường này đã bị bỏ quên từ lâu nhưng năm 1891, các cư dân đường này đề đạt lên thị trưởng việc phục hồi con đường này lại.


Đường Dayot trong bản đồ 1878



Trong bản đồ 1958 là Nguyễn Văn Sâm



Trong bản đồ hiện tại là Nguyễn Thái Bình


Jean-Marie DAYOT (tên tiếng Việt: Nguyễn Văn Trí) là bạn đồng hành với giám mục PIGNEAU DE BÉHAINE sinh ra tại vùng Bretagne giữa thế kỷ 18. Ông là một sĩ quan Hải quân Pháp và là một trong những nhà phiêu lưu đã phục vụ Nguyễn Ánh, người mà sau này là hoàng đế Gia Long của Việt Nam.


Jean-Marie DAYOT (bên trái)

DENIS. — Đường des Frères.
Đường cong hình khuỷu, hướng Đông Bắc – Tây Nam, nối quảng trường  Rigaultde-Genouilly với đại lộ Charner.
Con đường là một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn có cái tên đầu tiên là đường số 5. Đô đốc DE LA GRANDIÈRE ký quyết định ngày 1 tháng 2 năm 1865 đặt tên là đường Vannier. Đường Vannier kéo dài tới đường Adran (về sau là đường Guynemer sau khi băng qua kênh Grand Canal (đại lộ Charner).
Chỉ có phần đầu của con đường mới đổi tên tức là phần tới đại lộ do quyết định của hội đồng thành phố ngày 20 tháng 10 năm 1937, đó là tên des Frères Denis.


Trong bản đồ 1878 là đường Vannier


Trong bản đồ 1943 là đường Des Frères Denis


Trong bản đồ 1958 là đường Ngô Đức Kế

Gustave DENIS sinh tại Bordeaux năm 1837 và mất cũng tại thành phố này năm 1904. Ông là ủy viên hội đồng năm 1869 và chủ tịch phòng thương mại năm 1873.
Alphonse DENIS sinh tại Bordeaux năm 1849 và mất ngày 19 tháng 8 năm 1933.
Émile DENIS sinh tại Bordeaux năm 1835, là chủ tịch thứ hai phòng thương mại Sài Gòn.
Alfred DENIS sinh tại Bordeaux năm 1834, Cùng cộng tác với các anh em của mình nhưng không chịu được khí hậu đã về Pháp và mất năm 1874.


DIXMUDE. Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, nối đường Colonel-Grimaud với đại lộ Galliéni. Con đường này vẫn tiếp tục dưới cái tên là đường Louvain tới cảng Belgique.
Trước khi có cái tên này, con đường đã từng mang tên là đường ancienne église de Chodui, Trong phiên họp ngày 26 tháng 4 năm 1920, hội đồng thành phố quyết định đặt tên là DIXMUDE.



Trong bản đồ 1929 là đường ancienne église de Chodui


Trong bản đồ 1926 là 2 đường Louvain và DIXMUDE


Trong bản đồ 1958 là đường Đề Thám

DIXMUDE là một thành phố của nước Bỉ. Trận DIXMUDE còn gọi là trận sông Yser diễn ra từ ngày 18 đến 31 tháng 10 năm 1914.


DO-HUU-VI. Hướng Đông Bắc – Tây Nam, nối đại lộ Charner cạnh tòa Justice de Paix với đường Mac-Mahon và kéo dài tới nhà ga dưới cái tên là đường M. de Monlaü.
Đường Do-huu-Vi là một phần của đường Hamelin. Trước đó, phần này nối đại lộ Kitchener với đại lộ Charner. Sau khi có công trình chỉnh trang đại lộ la Somme, con đường này bị cắt làm hai: phần Tây Nam (Kitchener) giữ tên là đường Hamelin và ngày 29 tháng 3 năm 1917, phần Đông Bắc (Charner) lấy tên là Do-huu-Vi.



Vị trí đường Đỗ Hữu Vị trong bản đồ 1926


Bản đồ 1958 là đường Huỳnh Thúc Kháng

Đỗ Hữu Vị (1883–1916) là một phi công người Việt phục vụ trong Quân đội Pháp. Ông sinh ngày 17 tháng 2 năm 1883 tại Chợ Lớn. Ông là con trai út của Tổng đốc (hàm) Đỗ Hữu Phương (tục gọi là Tổng đốc Phương), 


Đỗ Hữu Vị 

DOMENJOD. Nối đại lộ Albert-1er với đường Mékong.
Đây là con đường tư nhân xây dựng khoảng năm 1920.



Vị trí đường DOMENJOD trong bản đồ 1926


Trong bản đồ 1958 là Nguyễn Thành Ý

Auguste, Marie, Gabriel DOMENJOD sinh ngày 29 tháng 7 năm 1861 ở Saint-Denis, đảo Réunion. Năm 1880 ông sang Đông Dương. Đầu tiên ông làm việc trong ngành kỹ nghệ như một nhà máy gạo ở Chợ Lớn . Rồi ông trở thành nhà nhập cảng và sản xuất thuốc lá. Ông cũng tham gia lĩnh vực nông nghiệp và có một đồn điền cà phê ở An Thông tây. Ông là thành viên của phòng thương mại, của hội đồng thuộc địa và hội đồng thành phố. Ông mất tại Sài Gòn ngày 28 tháng 11 năm 1926.


DOUAUMONT. Đường thứ cấp nối đường Kitchener với đường Huynh-quang-Tien. Nó song song với đại lộ Galliéni và cảng Belgique.
Đường trước đó không có tên. Hội đồng thành phố đã đặt tên như nêu trên trong phiên họp ngày 26 tháng 4 năm 1920.



Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 tên đường đổi là Cô Giang

Douaumont là một xã của tỉnh Meuse nằm trên dãy Hauts-de-Meuse gần Verdun, nơi đó có một pháo đài cùng tên đã bị quân Đức đánh chiếm ngày 25 tháng 2 năm 1915.


DOUDART DE LAGRÉE. Đường ngắn hướng Đông Tây nối đường Ormay với quảng trường Rigault-de-Genouilly.
Đường này lúc đầu là đường số 14 bis rồi quyết định ngày 2 tháng 6 năm 1871 đặt tên nó là Yokohama. Về sau, quyết định ngày 24 tháng 2 năm 1897 nó đổi tên như nêu trên.



Trong bản đồ 1878 là đường Yokohama


Trong bản đồ 1898 là đường DOUDART DE LAGRÉÉ

DOUDART DE LAGRÉÉ (Ernest, Marc, Louis de Gonzague) sinh ở Saint-Vincent de Mercuze (Isère) ngày 31 tháng 3 năm 1823. Ông vào trường bách nghệ năm 1843 và hải quân năm 1845 và là đại úy hải quân.
Tháng 12 năm 1862, ông lên đường đi Đông Dương và tới Sài Gòn tháng 2 năm 1863. Ông nhận chỉ huy một tiền trạm thám hiểm đi ngược dòng Mê Kông. Ông mất vì bệnh ngày 12 tháng 3 năm 1868 tại Toung-Tchouan và được chôn cất tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.


DOUDART DE LAGRÉÉ 


DUCLOS. Hướng Đông Tây từ đường René-Héraud tới vùng đất bỏ không (vùng Tân Định).
Con đường này và kể cả những con đường khác của khu vực này đều được xây dựng vào năm 1928 bởi  Compagnie foncière d'Indochine trên mảnh đất sở hữu của công ty.



Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 tên đường đổi là Đặng Tất

M. Jean DUCLOS là viên chức quản lý của Société indochinoise de transports và cũng là một trong số các viên chức quản lý của Compagnie foncière d'Indochine.


DUMORTIER. Đường Mgr. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đại lộ Kitchener (về sau là Général Marchand) với đường Huynh-quang-Tien (khu vực Abattoir).
Lúc đầu là đường số 9. Theo quyết định của toàn quyền ký ngày 23 tháng 1 năm 1943 tên Dumortier được đặt cho con đường này dù trước tên Outrey được đề nghị.



Bản đồ 1943




Bản đồ 1958 tên đường đổi là Cô Bắc

Mgr. Isidore Marie-Joseph DUMORTIER sinh 6 tháng 4 năm 1869 ở Halluin, giáo khu Saint-Hilaire, địa phận Cambrai (Nord), là Đại diện Tông tòa Giáo phận Sài Gòn từ 1925 đến 1940.


Mgr. Isidore Marie-Joseph DUMORTIER


DUPRÉ. Đường Amiral. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Catinat với đường Pasteur. Đó là con đường phía trái của nhà hát thành phố.
Xưa là đường số 11. Nó trở thành là đường Thu-Duc bởi quyết định ngày 2 tháng 6 năm 1871 và đổi tên như nêu trên vào ngày 24 tháng 2 năm 1897.



Trong bản đồ 1878 là đường Thủ Đức


Trong bản đồ 1926 là đường A. Dupré


Bản đồ 1958 tên đường đổi là Thái Lập Thành


Bản đồ hiện tại là đường Đông Du

Marie Jules Dupré (25 tháng 11 1813 - 8 tháng 2 năm 1881) là chính khách người Pháp. Ông sinh tại Albi, làm sĩ quan thuộc quân chủng Hải quân Pháp, thăng đến chức đô đốc. Ông được bổ nhiệm là thống đốc thuộc địa Réunion (1865-1869) rồi sau sang Nam Kỳ nắm chức thống đốc từ năm 1871 đến 1874.


Marie Jules Dupré 


DURANTON. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Arras với đường Verdun. Nó đổ ra mặt Tây nam của vườn Tao Đàn.



Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 tên đường đổi là Bùi Thị Xuân

Jean, Auguste DURANTON (1858-1908) sinh 8 tháng 10 nám 1858. Ông tham gia chính quyền ngày 17 tháng 9 năm 1884. Năm 1906 là công sứ tỉnh Hà Đông. Năm sau ông vào sài Gòn thành chủ tịch hội đồng thành phố.


DÜRRWELL. Đường  Président. Nối đường Legrand-de-la-Liraye với đường số 29 về sau là Paulus-Cua khu Đa Kao.
Con đường giữ tên là đường số 7 đến năm 1943. Một sắc lệnh của toàn quyền ngày 23 tháng 1 cùng năm quyết định đổi tên là Président-Dürrwell.



Bản đồ 1943




Bản đồ 1958 tên đường đổi là Phan Ngữ

Louis, George DÜRRWELL sinh ở Guebwiller (HautRhin) ngày 7 tháng 4 năm 1857. Ngày 2 tháng 3 năm 1881, ông đến Sài Gòn với chức danh nhân viên quản lý thực tập.
Từ năm 1889 đến 1914 ông là luật sư và là chủ tịch Hội “Etudes indochinoises de Saigon”


                                                                                                         (Còn Tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...