Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

 

CẦU NHỊ THIÊN ĐƯỜNG

THIÊN ĐƯỜNG TUỔI THƠ TÔI

  

(2SaiGon) – Sài Gòn tất bật, hối hả trở lại sau những ngày Tết. Cơn mưa trái khoáy, dữ tợn như trận đòn say của anh chồng vũ phu càng làm cho Sài Gòn thêm tất bật, hối hả. Buổi sáng, trôi trong dòng xe cộ cũng tất bật như thế,   tôi bỗng nhận ra cây cầu  Nhị Thiên Đường đang bị người ta tháo dỡ .

 



 

Nhìn hàng lan can hoen rỉ, trơ vơ, những cây cột đèn màu xanh rêu xiêu vẹo, cũ kỹ cùng một vài chiếc đèn sứ trắng còn sót lại đang nằm la liệt trên mặt cầu, bất giác lòng tôi dậy lên một nỗi niềm trắc ẩn – nỗi niềm của một người đang đứng trước buổi hoàng hôn, tiếc nuối  ngẩn ngơ nhìn  vạt nắng chiều tà đang hấp hối ở phía chân trời.




Bất giác lòng tôi dậy lên một nỗi niềm trắc ẩn

 

Hồi đó nhà tôi ở bên này cầu, phía đường Liên Tỉnh 5 (Quốc lộ 50) , còn trường Tiểu học Xóm Củi nằm ở bên phía bên kia cầu (Trường Tùng Thiện Vương bây giờ). Ngày hai buổi đến trường, tôi đều phải đi ngang qua cầu. Không biết bao nhiêu vết chân bé bỏng, không biết bao nhiêu buồn vui thơ trẻ trong suốt năm năm tiểu học, tôi đã bỏ lại trên chiếc cầu này.

Năm học lớp hai, mỗi bận tan trường tôi và một nhóm bạn cùng đường hay về chung nhau. Thật tình bây giờ tôi cũng không thể hình dung và nhớ hết các bạn. Chỉ ấn tượng Tố Hoa, cô bạn ở phía nhà thờ Bình Thái. Tố Hoa rất xinh xắn, giọng “Bắc kỳ” trong trẻo, dễ thương, hay nói líu lo suốt đường về (hy vọng bây giờ nếu Tố Hoa còn khỏe mạnh, đọc được những dòng chữ này sẽ nhận ra cô bạn đường ngày đó).



 

Từ trường chúng tôi thường hay đi tắt men đường Kho Tròn cặp mé sông tới mang cầu rồi leo cầu thang để lên mặt cầu. Đi tắt cho gần chỉ là cái cớ. Thật ra là vì chúng tôi khoái leo cầu thang, thi nhau coi ai lên trước mà không … thở (thở dốc).

Cây cầu thang dưới mang cầu Nhị Thiên Đường cũng đã từng “nuôi dưỡng” ước mơ thầm kín của con bé nhà nghèo: ráng học nữa lớn đi làm việc có nhiều tiền cất nhà lầu ở, leo cầu thang cho đã…



 

Những bậc thang dưới mang cầu Nhị Thiên Đường cũng đã từng

 “nuôi dưỡng” ước mơ thầm kín của tôi


Đây còn là nơi ghi dấu kỷ niệm của hai chị em tôi. Năm đó, tôi học lớp ba còn thằng em kế vừa vô lớp một. Tuy mới 9 tuổi nhưng tôi được má giao mỗi ngày đưa rước em trai tới trường mặc dù chỉ là dắt bộ nhau thôi.

Mỗi khi qua cầu tôi thường nắm tay em thật chặt. Vì hễ em đi bên này thì tôi sợ em lọt sông còn em đi bên kia thì tôi sợ em bị xe quẹt.

Có một bữa tan trường, hai chị em ghé nhà bạn Đông chơi, định một lúc thì về. Bỗng đâu trời đổ cơn mưa tầm tã. Đợi lâu mà mưa chưa tạnh. Sợ trễ, tôi dắt em dầm mưa về. Chừng tới ngang giữa cầu, chỗ có cái chòi canh của chú lính gác, mới phát hiện bỏ quên cái cặp. Tôi nảy ra “sáng kiến” gởi em cho chú lính, một mình trở lại nhà bạn lấy cặp. Sài Gòn hồi ấy bị kéo lệch múi giờ một tiếng lại gặp cơn mưa lớn nên mới khoảng  sáu giờ chiều mà trời đã tối thui. Vừa sợ má đánh đòn vừa sợ ma, tôi níu em đi như chạy trong cơn mưa không dứt.

Nắm bàn tay em lạnh ngắt, nghe em run rẩy trong bộ quần áo ướt sũng nước mưa, tôi giận mình, càng thương em đứt ruột. Bây giờ nhắc lại vẫn còn thương.




Mỗi khi qua cầu tôi thường nắm tay em thật chặt

 

Hồi chiến tranh ác liệt, lần đó cầu bị đánh sập, người ta bắc ngang sông một chiếc cầu phao (quen gọi là cầu nổi) dành cho người đi bộ và một số ít xe ưu tiên.

Hồi đó ba lái xe jeep gắn bản số ưu tiên nên được qua cầu nổi Nhị Thiên Đường. Buổi trưa ba hẹn cả nhà  về ăn cơm. Vừa qua cầu, ba thấy nhiều người dân bị thương được chở bằng xe máy, xe ba gác, xe xích lô đạp từ trong hướng Lò Than đi ra.

Ba vòng xe lại, lợi dụng bảng số xe ưu tiên, cho khiêng tất cả nạn nhân qua xe ba chở thẳng qua Chợ Rẫy. Rồi ba lại vòng xe về nhắm hướng Lò Than chạy vô ra mấy bận chuyển nạn nhân đi cấp cứu, bất kể họ là ai, bất kể họ ở “phe” nào…  Khi ba về đến nhà trời đã xế chiều, quần áo bê bết máu, làm má con tôi một phen “hồn phi phách tán”.

Đó là bài học lớn về lòng nhân ái, nghĩa khí hào hiệp mà ba để lại cho chị em chúng tôi.



 

Ai cũng có một dòng sông và một nhịp cầu cho riêng mình


Rồi tôi lớn lên, vẫn ngày hai bận đi về, chứng kiến chiếc cầu ngày một cũ kỹ, già nua… Thì đời cầu cũng giống đời người. Cũng chỉ một kiếp mà thôi.  Ai mà không sinh lão bệnh tử. Ai mà chẳng có thuở thanh xuân, chẳng có hồi già cỗi. Quy luật trời đất mà.

Tôi lẩn thẩn đồ rằng, ai cũng có một dòng sông và một nhịp cầu cho riêng mình  mà nhiều khi khó giãi bày với người khác. Riêng tôi, dầu sao đi nữa tôi cũng vẫn rất yêu Sài Gòn, yêu nhịp cầu mang tên Nhị Thiên Đường – tên của một loại dầu gió ngộ nghĩnh và thú vị – từng một thời là thiên đường tuổi thơ tôi.

Thôi thì, xin mượn lời một bản tình ca mà từ giã thiên đường của tôi : “Vẫy tay, vẫy tay chào nhau, một lần đầu và một lần cuối. Vẫy tay, vẫy tay chào nhau một lần cuối và trọn cuộc đời”.  Chào nhé cầu Nhị Thiên Đường!

Bỗng dưng tôi nhớ Ba quá đổi

Ngô Thị Thu Vân

http://2saigon.vn/xa-hoi/cam-nhan-saigon/cau-nhi-thien-duong-thien-duong-tuoi-tho-toi.html

 

 

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

 

SÀI GÒN CẢNH CŨ ĐƯỜNG XƯA 

CHỢ ĐŨI

Mỹ Phước Nguyễn Thanh – France

 

 

Chợ Đũi không là một địa danh xa lạ đối với người Sài Gòn. Hầu như ai cũng biết vị trí vùng này trong thành phố, nhưng ít khi đồng ý với nhau về ranh giới là những nơi nào.

Theo Đại Nam Quốc Âm tự vị của học giả Huỳnh Tịnh Của (xuất bản năm 1895-1896), '' Chợ Đũi là tên chợ, nguyên là chổ hay bám đũi, dệt đũi”. Tự điển này còn định nghĩa: '' Đũi là hàng tơ chỉ dệt bằng tơ kén dổ (tức là vỏ kén con bướm đã lột xác) thường dùng may quần, bền hơn vải''.

Chợ Đũi nằm trong nhóm địa danh đặt tên theo sản vật giống như Chợ Đệm, Chợ Vải, Chợ Thiếc,.… iên quan đến nơi bán vải đũi, bộ Địa bạ của t nh Gia Định dưới triều nhà Nguyễn (bản dịch của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, 1994) đã kể tên hai ngôi làng trong vùng Sài Gòn vào năm 1836 thuộc phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, đó là ''Thôn An Cư ở xứ Điểm Nệm Đũi'' và ''Thôn Tân Thuận ở xứ Chợ Nệm Đũi''. Hai làng này nằm kề nhau, có lẽ đều là nơi sản xuất nệm đũi dồn bông.

Khoảng năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký diễn thuyết tại trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) về lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận. Bài diễn văn được in lại dưới tựa đề ''Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs'', có đoạn nói về Chợ Đũi dưới triều vua Minh Mạng. Tác giả đưa ta tới một nơi ở góc tay mặt của thành Quy (tức Thành Phiên An, xây năm 1790), đối chiếu với đường phố ngày nay thì ở khoảng ngã tư Pasteur - ý Tự Trọng (Gia Long). Từ địa điểm này đến đường Thuận Kiều (Cách Mạng Tháng Tám / ê Văn Duyệt) đường dài khoảng 800 mét, đi qua Chợ Da Còm, Chợ Đũi, và Xóm Đệm Buồm. Vì thế ta có thể cho rằng vào thời ấy Chợ Đũi ch là khu vực nhỏ, bề rộng vài ba trăm mét. Từ một nơi họp chợ thông thường như bao nhiêu chợ khác, Chợ Đũi dần dần trở thành địa danh chỉ định vùng chung quanh rộng lớn hơn nhiều.

Ngoài ra cụ Trương còn cho ta biết thêm: ''Ngày nay (khoảng năm 1885) địa danh Chợ Đũi dùng để gọi phần phía trên của đường Boresse vượt qua đến phía bên kia của đường xe lửa''. Thời ấy đường Boresse đi từ rạch Bến Nghé lên tới đường Lê Thánh Tôn ngày nay, cho nên ''phần phía trên của của đường Boresse'' là khu vực kể từ khoảng giao lộ Trần Hưng Đạo – Yersin - Ký Con đến đường Lý Tự Trọng (Gia Long). Đồng thời, '' Đường xe lửa'' được nêu ra chính là đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, khánh thành năm 1883, đi chung lộ trình với đường tramway Sài Gòn - Chợ ớn, khánh thành năm 1881, cả hai đều chạy dọc theo đường Chiến lược (route stratégique) về phía Chợ Lớn. Do đó ta có thể đoán được ''bên kia của đường xe lửa'' là vùng chạy cập theo đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự), là đường Chiến lược lúc xưa. Tóm lại, vào năm 1885 vùng Chợ Đũi trải rộng từ khoảng đầu đại lộ Trần Hưng Đạo đến khoảng đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay (đường Hồng Thập Tự cũ)

Năm 1866, ông  de Coincy mô tả vùng Chợ Đũi qua mấy dòng ngắn gọn: ''Vùng phía bên kia đường Thuận Kiều (đường Cách Mạng tháng 8 / Lê Văn Duyệt), giữa rạch Bến Nghé và đường Sài Gòn đi Chợ Lớn (đường Võ Tánh / Nguyễn Trãi) là một dãi đất dài trù phú và phì nhiêu không kém gì đất đai vùng Gò Vấp.Ngay bên cạnh thành phố, vùng nằm giữa đường Chiến lược (đường Nguyễn Thị Minh Khai / Hồng Thập Tự) và đường Trên Sài Gòn – Chợ Lớn (đường Võ Tánh / Nguyễn Trãi), xưa l khu vườn tược của các quan lại người Việt, những khu vườn nằm nối tiếp nhau, chắc hẳn nơi ấy đầy những ngôi nhà khang trang dùng làm nơi hưởng thú điền viên mà nay cảnh đổ nát hoang tàn còn thấy lẫn khuất dưới lùm cây bụi cỏ. Chỉ sót lại những cụm rừng, những cây trồng cho huê lợi hay trồng làm cảnh, một thời đã điểm trang chốn ẩn cư êm đềm nay''. Phải chăng tác giả ấy nói đến cảnh tiêu điều vào những năm sau ngày Pháp đánh chiếm Sài Gòn tại vùng đất nối tiếp với ''vườn Ông Thượng'', tên dân gian gọi khu vườn cây của Tả Quân Lê Văn Duyệt (nay ở vị trí vườn Tao Đàn).


Năm 1881, vùng Chợ Đũi bao trùm phần lớn hai làng: Phú Thạnh và Thái Bình. àng Phú Thạnh (vùng Vườn Chuối, Bàn Cờ ngày nay) ở nơi đất cao ráo. Làng Thái Bình có một phần đất đai nằm trong đầm lầy Boresse đang được khai khẩn, nhiều nơi còn ẩm thấp, kém vệ sinh như vùng chung quanh ngọn rạch Cầu Kho. Nơi đây nhiều người dân sống bằng nghề trồng rau đem bán ở chợ, tưới hoa màu bằng nước phân nên cả vùng bốc mùi hôi hám. Trong vùng này có nhà thờ Chợ Đũi cũ xây dựng khoảng 1885 (gần ngã ba Đề Thám - Phạm Ngũ ão), đã bị tháo d và được thay thế bằng nhà thờ Huyện Sĩ hiện nay.

Năm 1883, đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho được thành lập, đường sắt đi xuyên qua vùng Chợ Đũi làm thay đổi phần nào bộ mặt phố phường, nhưng thay đổi quan trọng hơn nhiều từ khi nhà ga mới được xây lên (1912-1917) bên cạnh bùng binh và chợ mới Bến Thành. Trước kia nhiều con đường chạy từ bờ rạch Bến Nghé lên tới vườn ng Thượng (vườn Bồ Rô), nay bị các kho hàng và bãi đường rầy cắt ngang làm cho khu Chợ Đũi không còn nối liền với khu Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh.




Địa danh Chợ Đũi không thuộc vào đơn vị hành chánh nào cả, trên các bản đồ thành phố Sài Gòn nếu có ghi ''Chợ Đũi'' ta cũng không thấy đường ranh giới nào được xác định. iệt kê một số địa điểm mang tên Chợ Đũi giúp ta biết được phần nào khoảng rộng của vùng này:

Trường tiểu học Chợ Đũi (trên đường Trần Hưng Đạo, nay là trường tiểu học Nguyễn Thái Học).


Trường tiểu học Nguyễn Thái Học cạnh rạp Đãi Nam

Trường nữ tiểu học Chợ Đũi (trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện với ngôi trường nói trên, nay là trường trung học phổ thông Earst Thalmann)


Trường nữ tiểu học Chợ Đũi thởi Pháp thuộc



Nhà thờ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sĩ)




Nghĩa địa Chợ Đũi (trên đường Nguyễn Văn Tráng, các ngôi mộ đã được cải táng trong thập niên 1940)

Trạm xe tramway Chợ Đũi (trạm này ở kế bên ngã sáu Phù Đổng và đã biến mất sau khi tháo gỡ đường sắt của tramway Sài Gòn - Chợ Lớn)

Rạp hát Chợ Đũi (sau trở thành rạp xi-nê Olympic, nay là trung tâm văn hóa thành phố).



Chùa Bà Chợ Đũi (chùa Thiên Hậu, số 284 Nguyễn Thị Minh Khai / Hồng Thập Tự)



Bót cảnh sát Chợ Đũi (tọa lạc bên cạnh ngã tư Chasseloup-Laubat - Thuận Kiều, nay là ngã tư Cách Mạng tháng 8 - Nguyễn Thị Minh Khai ( ê Văn Duyệt - Hồng Thập Tự), đã bị phá dỡ vào đầu thế kỷ 20)



Chợ Chợ Đũi (hay chợ Phú Thạnh, ở góc đường Cách Mạng tháng 8 - Võ Văn Tần ( ê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp), người Pháp còn gọi là chợ Testard, xây khoảng đầu thế kỷ 20, không rõ bị phá bỏ vào năm nào)



Nhà thương thí Chợ Đũi (xây dựng khoảng 1895, còn có tên khác là ''nhà thương Bạc Hà'', sau đổi tên là ''Trung tâm Quốc gia Bài trừ Hoa liễu'', cổng chính trên đường Hồ Xuân Hương. Nay là bệnh viện Da liễu, cổng chính trên đường Nguyễn Thông).

Đi xa hơn các nơi vừa kể, lúc các địa danh Bàn Cờ, Vườn Chuối chưa được thông dụng, người dân vẫn xem vùng Chợ Đũi trải rộng đến đường Général Lizé (Phan Thanh Giản / Điện Biên Phủ)

Trong một quyển niên giám Sài Gòn ấn hành năm 1933, khu Chợ Đũi được xem như nằm giới hạn trong tứ giác Verdun (Cách Mạng tháng 8 / ê Văn Duyệt) - Nancy (Nguyễn Văn Cừ / Cộng Hòa) - Chasseloup-Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai / Hồng Thập Tự) - Gallieni (Trần Hưng Đạo). Không bắt buộc theo đúng sơ đồ đó, ta tìm lại nét xưa của Chợ Đũi theo lộ trình đi xuyên qua vài đường phố, bắt gặp một số hình ảnh, sự kiện đã diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến thập niên 1940. Khởi hành từ đầu đường Phạm Ngũ ão bên cạnh đại lộ Gallieni (Trần Hưng Đạo) ta đi về hướng ngã năm Cống Quỳnh. Tiếp theo, từ ngã sáu Phù Đổng ta đến những đường lân cận đi về phía nhà thờ Huyện Sĩ, thành lính Ô Ma

Đường Colonel Grimaud, nay là đường Phạm Ngũ ão, là con đường khá đặc biệt vì một phần nằm cạnh bùng binh chợ Bến Thành, phía trước dãy phố nhìn sang chợ, là khu buôn bán tấp nập, phần còn lại chạy dài bên cạnh bức tường kho hàng sở hỏa xa và nhà ga Sài Gòn, khu này nhà cửa ít khang trang và đường phố vắng vẻ trong suốt mấy thập niên. Hai đoạn đường vừa nói chia cách nhau bởi đại lộ Gallieni. Đoạn đường nằm cạnh bùng binh đã được nói qua trong bài ''Dạo phố vòng quanh chợ Bến Thành'', nên ta chỉ để ý tới đoạn đường nằm bên cạnh nhà ga, từ đại lộ Gallieni đến chợ Thái Bình.

Lúc nhà ga mới được xây dựng (khoảng 1918) đường Colonel Grimaud cũng như những đường trong khu vực chung quanh hãy còn gồ ghề lởm chởm. Vì đường nằm ở phía nam khu nhà ga nên được đặt tên lần đầu là ''Rue atérale Sud'' (đường bên cạnh phía nam).

Từ mũi đất ở đầu đại lộ Gallieni đi độ vài phút đến góc ngã ba đường Boresse (nay là đường Yersin), ta thấy rạp hát Thành Xương. Chủ nhân của tòa nhà này là ông huyện Thomas Nguyễn Văn Cần, chủ tọa lễ khánh thành vào năm 1927. Thành Xương tuy là rạp hát tương đối nhỏ nhưng chiếm địa thế thuận lợi gần trung tâm thành phố nên nhiều gánh hát cải lương lừng danh đến đây lưu diễn, các thế hệ nghệ sĩ đã mang lời ca tiếng hát cống hiến hằng vạn khán giả mộ điệu. Ngoài ra còn là nơi nhiều hội đoàn tổ chức các cuộc diễn thuyết, các buổi dạ hội, cũng là nơi những nhà chính trị lên sân khấu vận động sôi nổi trong cuộc tranh cử hội đồng thành phố, v.v. Theo đà tiến hóa của đô thị, rạp xi-nê Diên Hồng thay thế rạp hát Thành Xương, nhưng đến nay cả hai đã lặng lẽ chìm vào quên lãng, nhường chổ cho tòa nhà 3 tầng mở nhà hàng và quán rượu.

Tiến bước xa thêm ta đến cổng sau của trường nữ tiểu học Chợ Đũi (École des eunes filles de Chodui), cổng chính của trường ở phía đại lộ Gallieni (Trần Hưng Đạo). Trường được xây vào khoảng năm 1920, gồm 3 lớp học, nhà chơi, nhà vệ sinh. Số học sinh tăng dần nên vài năm sau trường được mở thêm đến 8 lớp. Năm 1935 trường cần được tái thiết khẩn cấp vì nền móng của một trong những tòa nhà bị sụp lún làm cho học sinh phải vội vã rời lớp học. Nhiều gian nhà lá được xây tạm trong sân trường cho việc học không bị gián đoạn. Từ ngày ấy các tòa nhà cũ bị phá bỏ, năm 1937, một tòa nhà mới to rộng hơn được xây lên, còn đứng vững đến nay. Ngôi trường mới là tòa nhà ba tầng, gồm 15 lớp học (12 lớp sơ cấp, 2 lớp đồng ấu, 1 lớp dành cho khoa nữ công), có thể chứa hơn 600 học sinh. Từ khi thành lập, do thời cuộc thay đổi trường lần lượt mang tên Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Ten-lơ-man (Earst Thalmann).

Đối diện với trường nữ tiểu học, bên góc đại lộ Gallieni và Kitchener (Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học) là trường nam tiểu học Chợ Đũi, cùng với các trường tiểu học công lập ở Cầu Kho, Tân Định, Đa Kao, Khánh Hội, là những cơ sở giáo dục đáng kể ra đời vào đầu thập niên 1910. Trường này được đặt tên là Petrus Ký vào năm 1927, sau đổi tên là Trương Minh Ký, cuối cùng mang tên Nguyễn Thái Học và giữ mãi cho đến nay.

Ta tiếp tục đi qua ngã ba đại lộ ord Kitchener (Nguyễn Thái Học) rồi đến ngã ba đường Dixmude (Đề Thám). Nơi đây đáng được ta lưu ý vì ở gần bên nền cũ của nhà thờ xứ đạo Chợ Đũi do linh mục Mossard chủ trì xây dựng khoảng 1885, sau khi tách rời từ xứ đạo Cầu Kho vào năm 1882. Khoảng năm 1900, từ cửa chính nhà thờ nhìn ra thấy ngã tư, nơi giao nhau của hai đường: ''route du rach de Cau Kho'' (Đường này đã mất hút trong khu nhà kho và bãi đậu xe lửa) và ''rue du cimetière de Chodui'' (nay là còn sót lại đường Nguyễn Văn Tráng và đường Đề Thám). Từ ngã tư này, đi lên phía bắc tới đường Trên Sài Gòn - Chợ ớn (V Tánh / Nguyễn Trãi) sau khi qua chiếc cầu bắt ngang rạch Cầu Kho và đi ngang nghĩa địa Chợ Đũi. Đi sang phía đông tới đường ò Heo (boulevard de l'Abattoir, nay là đường Nguyễn Thái Học). Đi xuống phía nam về Cầu ng ãnh. Đi sang phía tây tới đường Blancsubé (nay là đường Cống Quỳnh). Nhà cầm quyền trưng dụng đất xây thiết lộ, khu nhà ga được xây dựng, phủ lấp lên trên ngã tư vừa nói, ngăn một khoảng cách lớn giữa khu xóm nhà thờ và nghĩa địa Chợ Đũi. Đất nhà thờ cũng chịu hậu quả, nhà thờ bị dở bỏ, nhưng ít lâu sau xứ đạo Chợ Đũi có ngôi nhà thờ mới rộng lớn và khang trang hơn do ông huyện Sĩ xây dựng. Ngôi nhà thờ cũ đã biến mất, con đường bên cạnh được đổi tên là ''Ancienne Église de Chodui'', là đường Đề Thám hiện nay.




Vào năm 1927, ở nơi đâu đó ven đường Colonel Grimaud, đối diện các kho vật liệu của hãng tramway Sài Gòn - Chợ Lớn, rạp hát Đức Hoàng Hội được hoàn thành, góp mặt với nghệ thuật sân khấu. Trước đó, khoảng năm 1925 ở Sài Gòn đã xuất hiện ban kịch Đức Hoàng Hội, mang tên của ba người sáng lập là các ông Jacques ê Văn Đức, Anthony Trần Tử Hoàng và Paul Nguyễn Bá Hội. Đây là ban kịch mang tính tài tử, chủ trương phát huy ngành sân khấu dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kết của các nhân viên trong ngành thương mại, đặc biệt là các đồng nghiệp hâm mộ kịch nghệ. Các diễn viên toàn là nam giới, những người tùng sự ở các công sở, nên không được hưởng lương bổng như các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Ban kịch bắt đầu được chú ý qua các vở kịch trình diễn tại trường Taberd, trong số đó có tuồng ''Thương Khó'', '' Một cha khác mẹ'', v.v.

Ông Đức đã đi du lịch nhiều nước châu Âu, nhân cơ hội đó ông có dịp nghiên cứu các bộ môn kịch nghệ ở phương Tây và đã sáng tác một số kịch phẩm. ng cùng hợp tác với ông Hoàng và ông Hội để xây dựng một rạp hát. Kỳ vọng của các ông là thành lập một nhà hát kiêm ''hội quán'' của người Việt Nam, nơi đây có thể tổ chức hội nghị, diễn thuyết, tiếp tân, đãi tiệc, v.v. Đang lúc các ông bàn luận việc tìm kiếm đất đai cho rạp hát, một nhà đại CT-SỐ 92 190 phú ở Sài Gòn là ông Benoît ê Văn Châu hiến tặng cho mảnh đất bên đường Colonel Grimaud.

Nhà hát được khánh thành vào năm 1927. Cuộc tiếp đãi trọng hậu dành cho khách mời, những bực danh vọng, cự phú, đại diện báo chí, quan chức, v.v. Đến giờ khai trương khách khám phá ra một rạp hát rộng rãi không kém gì rạp hát Modern đông khách ở trên đường Espagne, nhưng trội hơn rạp ấy về nhiều điểm khác như hợp vệ sinh, thông thoáng, môi trường yên tĩnh,v.v. Các người tham dự được mời bữa tiệc nhẹ do nhà hàng Nam Kin đảm trách. úc họ đang uống rượu, ăn bánh, bên ngoài pháo nổ vang trời. Ăn uống xong khách ngồi ch nh tề xem văn nghệ, các màn nhạc và kịch tây lẫn ta được biểu diễn. Tấm phông, y phục, dụng cụ đều được đặt mua tại Pháp. Có máy điện phát ra những âm thanh đặc biệt như tiếng sấm sét, tiếng chuông nhà thờ..

Chỉ ít năm sau, ban kịch Đức Hoàng Hội ngưng hoạt động vì không lôi cuốn được khán giả, do còn ở giai đoạn khá mới mẻ, thoại kịch ch thu hút được một số trí thức Tây học, trong khi giới bình dân vẫn ưa chuộng hát bội, cải lương. Mặc dù nhà hát Đức Hoàng Hội hoạt động chưa được bao lâu nhưng ít ra cũng làm được việc giúp vui cho đồng bào. Thường m i đêm có chiếu phim hoặc th nh thoảng có biểu diễn ảo thuật, ngoài ra là nơi tụ họp của các hội tương tế, nơi ra mắt các ban kịch trẻ. Có lần các thương gia người Anh nhân dịp tuần dương hạm Carlisle cập bến tại Sài Gòn, đã tổ chức hai đêm tiếp tân, để khoản đãi các thủy thủ bằng tiệc giải lao và các buổi trình diễn chiếu bóng.




Chợ Thái Bình (1949)


Tiếp bước về hướng chợ Thái Bình, ta đi ngang qua nhiều đầu hẻm. Một hẻm lớn, nay là đường Đ Quang Đẩu, đi vào trong xóm Sáu èo. Vào thời ấy, xóm này là khu nhà lá đông dân, giáp qua tới các đường Dixmude - Arras - Gallieni (Đề Thám - Cống Quỳnh - Trần Hưng Đạo), bên trong chằng chịt những hẻm nhỏ chia nhánh đi tứ phía. Vào đêm khuya thứ bảy ngày 2-3-1929 một trận hỏa hoạn bùng phát trong khu xóm lao động ấy, lửa lan tràn nhanh chóng qua tới khu các dãy nhà lá dọc theo đại lộ Gallieni. ửa cháy suốt đêm, đội lính cứu hỏa ra tay chống chọi với ngọn lửa nhưng vô hiệu vì thiếu nước chữa cháy. Đến sáng họ còn cố dập tắt vài nơi vẫn ngún lửa. Hơn hai trăm căn nhà ra tro. Người ta ch kịp cứu người, tội nghiệp cho những con heo bị kẹt lại trong chuồng, kêu la đau đớn trước khi bị chết bỏng.

Đám cháy đã gián tiếp gây tai nạn cho khán giả đang xem hát tại rạp Cầu Muối, ở cách đó khá xa. Thường vào mỗi đêm thứ bảy, rạp hát Cầu Muối đầy ắp khán giả. Bên ngoài có người bỗng la to ''nhà cháy'' khi nhìn thấy ánh lửa đỏ bừng lên ở phía đường Gallieni. Bên trong khán giả nghe tri hô nên hoảng hốt, xô đẩy nhau tìm đường thoát thân, gây thương tích cho nhiều người. Vài hôm sau vụ hỏa tai, trong số những món tiền gửi đến giúp đ các nạn nhân, có 500 đồng do ông trùm cờ bạc Sáu Ngọ nhờ người trao lại. Số tiền trợ giúp ấy chẳng hay có đến tay những người mắc nạn vì một tờ báo lên tiếng dèm pha, cho rằng đồng tiền ấy do chủ nhơn thu được từ những sòng bạc lén lút, là tiền bẩn thỉu.

Ta tiến dần đến chợ Thái Bình, gần đấy có rạp hát Phi Long của ông Trần hữu Tường, khai trương vào cuối năm 1935, ra mắt khán giả bằng những tuồng hát bội như ''Thần nữ dưng Ngũ Linh kỳ'', ''Tống Nhạc Phi'', ''Ngưu Cao giả gái'', v.v.

Chợ Thái Bình tọa lạc trên khu đất hình tam giác bên cạnh ngã năm, nơi giao nhau các đường Arras (Cống Quỳnh) và Frère Louis (Nguyễn Trãi / Võ Tánh). Xưa tại đây là vùng đất đai ẩm thấp ven rạch Cầu Kho. Chợ Thái Bình sanh sau đẻ muộn so với các chợ khác như Cầu Ông Lãnh, Đa Kao, Chợ Đũi, Tân Định. Trên một bản đồ Sài Gòn in năm 1920 ta thấy một nhánh rạch Cầu Kho chảy xuyên qua khu đất dành để xây chợ. Có lẽ chợ Thái Bình ra đời vào lúc đường Colonel Grimaud được khai thông đến đây trong đầu thập niên 1920.

Vào năm 1939, trên khu đất ở phía cuối đường Colonel Grimaud, đối diện chợ Thái Bình, tiếp giáp với nhà kho và bãi đậu xe lửa, ông Kiều Công Gia mở một tư thục lấy tên là Donnai (Đồng Nai). Ngôi trường là dãy gồm 15 căn nhà lầu một tầng, có thể thu nhận một ngàn học sinh ngoại trú và nội trú. Trường giảng dạy từ các lớp tiểu học đến cao đẳng tiểu học, hướng dẫn học sinh thi lấy bằng sơ học đến bằng thành chung. Ban giảng huấn có nhiều giáo sư tốt nghiệp cử nhân (Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường, Dương Tấn Trương, Trương Vĩnh Khánh, Đoàn Quang Tấn...), hoặc cao đ ng sư phạm (Trần Văn Các, Ngô Châu Danh, Nguyễn Trọng Hy...), hoặc tú tài (Trần Thiêm Thới, Huỳnh Văn Mỹ, Hồng Minh Chép...). Ông Kiều Công Gia làm hiệu trưởng kiêm chủ nhân ngôi trường, từng du học tại Pháp, đã giảng dạy tại trường Taberd và trường Chấn Thanh. Thân phụ của ông là cụ Kiều Công Thiện cũng là nhà giáo kỳ cựu, chuyên về môn Pháp văn. Trường Donnai được đánh giá là trường dạy giỏi, số thí sinh thi đ đạt tỷ lệ cao. Trong những ngày thi cử, hai ông Kiều Công Gia và Nguyễn Trọng Hy (phó hiệu trưởng) không ngại đưa đón các thí sinh của trường mình lúc sắp vào phòng thi cũng như lúc nộp bài xong ra về.

                                                                                             (Còn tiếp) 

                                                                        Mỹ Phước Nguyễn Thanh - France


Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

 

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


1671. Thư viện thiếu nhi cạnh trường ĐH Kiến trúc xưa và nay.



1672. Giao lộ Phan Văn Đạt-Nguyễn Văn Thinh  năm 1966 và hiện nay.




1673. Giao lộ Nguyễn Huệ - Nguyễn Thiếp xưa và nay.



1674. Đoạn Mạc Đĩnh Chi giáp với Phan Thanh Giản xưa và nay.




1675. Giao lộ Võ Tánh - Cách mạng 1/11 xưa và nay.



Nguồn Sài Gòn Chợ Lờn then and now: Nguyễn Ngọc Sơn, Tim Doling, Trung ngô 


  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...