Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016


ĐƯỜNG DE LA PÉPINIÈRE
ĐƯỜNG MISS CAVELL 
ĐƯỜNG HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA


Đây là con đường nhỏ, thầm lặng với tổng chiều dài khoảng 450 mét; bắt đầu từ ngả ba Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai) và chấm dứt ờ giao lộ với đường Nguyễn Du. Nói nó thầm lặng thì cũng có nhiều lý do mà tôi sẽ đề cập sau. Thuở xa xưa khi chưa xuất hiện dinh toàn quyền (Dinh Độc Lập – Thống Nhất) và vườn Maurice Long (Tao Đàn) là vùng đất cao bao gồm cả trường Chasseloup Laubat (Lê Quý Đôn) là mảnh đất của tả quân Lê Văn Duyệt còn gọi là vườn ông Thượng. Về sau khi người Pháp, sau đánh chiếm Nam kỳ, đã quyết định xây dựng tại đây một dinh làm việc cho toàn quyền. Năm 1868 công trình khởi công và đến năm 1869 thì người Pháp mới cắt khu đất trên ra làm 2, phần phía sau dinh (Khu vực vườn Tao Đàn) được dùng làm khu vườn cho dinh trong đó có khu ươm cây. Đến năm 1897 giữa 2 phần, người Pháp lập một con đường nhỏ mang tên là La Pépinière theo tiếng Việt là vườn ươm cây. Từ đó khu vườn này không còn trực thuộc dinh toàn quyền nữa mà trở thành một khu vườn thuộc thành phố Sài Gòn và nó mang tên về sau là Maurice Long. Khoảng sau năm 1915 con đường này được đổi tên là Miss Cavell theo tên một nữ y tá người Anh hy sinh ngày 12 tháng 10 năm 1915 vì đã tổ chức đào thoát cho hàng trăm binh sĩ đồng minh của Bỉ trong trận đệ nhất thế chiến.
Năm 1955, chính phủ quốc gia Việt Nam đổi tên lại là Huyền Trân Công Chúa.


Bản đồ năm 1878 cho thấy vẫn chưa có con đường cắt ngang 2 khu vực


Bản đồ năm 1896 con đường La Pépinière đã hình thành nhưng khu vườn chưa mang tên Maurice Long.



Những bản đồ từ năm 1920 về sau mới thấy tên đường Miss Cavell


Cô Edith Cavell

Con đường này đặc biệt là không có nhà dân sự vì một bên đường chiếm hết chiều dài là dinh toàn quyền, một bên là thuộc về cercle sportif saigonnais và vườn Maurice Long. Ở khoảng giữa bên khu vườn có một cổng vào sát sân vận động. Duy nhất chỉ có một căn nhà số 2 mà về sau thuộc quyền quản lý của sở điện lực Sài Gòn.  
Về phía giao lộ với đường Nguyễn Du vào thời VNCH có 2 địa điểm đáng nhớ là về phía dinh Độc Lập là căn nhà của đội phòng vệ dinh và bên kia là bộ Phát triễn sắc tộc xưa là tòa nhà  Hôtel de la Loge Maçonnique Le Réveil de l’orient .


Sau năm 1968 vì lý do an ninh, con đường này bị " giam lại" không cho xe lưu thông.
Năm 1975 một quả rốc kết đã trượt qua nóc dinh rơi xuống khu gia binh bên đường  Huyền Trân Công Chúa trong vụ đánh bom dinh Độc Lập,
Sau 1975 con đường này có một thời gian bị "ô danh" vì nạn mãi dâm đứng đường.


Đường Huyền Trân Công Chúa nhìn từ 
đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai) 


Đường Huyền Trân Công Chúa nhìn từ
đường Nguyễn Du



Đường Huyền Trân Công Chúa ngày nay


Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                          1031. Nhà hàng 
Kim Sơn đại lộ Lê Lợi xưa và nay.


                          1032. Giao lộ T
rần Hưng Đạo-Huỳnh Mẫn Đạt xưa và nay.

 
                          1033. Góc Công Lý và Lê Lợi xưa và nay.


                          1034. Tòa nhà 
US Naval Support Activity Saigon (NSAS) số 218 đường Phan Đình Phùng xưa và nay.


                          1035. Đầu Tự Do nhìn về nhà thờ Đức Bà 
xưa và nay.


                          1036. Giao lộ 
Công Lý và Lê Lợi xưa và nay.


                          1037. Tòa nhà số 171 tại giao lộ 
Hai Bà Trưng - Phan Đình Phùng nay không còn.

 
                          1038. Tiệm bán xe máy Saigon motors ờ giao lộ 
Trần Hưng Đạo-Huỳnh Quang Tiên xưa và nay.


                          1039. Cổng trường 
Trưng Vương xưa và nay.


                          1040. Giao lộ 
Nguyễn Huệ - Huỳnh Thúc Kháng xưa và nay.


Nguồn Tim Doling, Paul Blizard, Trung Ngo

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (2): Xe kéo


                                                                                     Nguyễn Ngọc Chính


Tìm hiểu về lịch sử của chiếc xe kéo, người ta cho rằng loại xe này đã ra đời vào đầu kỷ nguyên Minh Trị tại Nhật Bản, vào khoảng năm 1869. Hồi đó, những gia đình khá giả có thể tậu một chiếc xe do người làm kéo đi những lúc cần di chuyển, thay vì phải đi bộ.
Theo Wikipedia, xe kéo - tiếng Anh là Rickshaw, tiếng Pháp là Pousse-Pousse - bắt nguồn từ tiếng Nhật “Jinrikisha” trong đó ghép bởi “jin” (con người, nhân), “riki” (sức lực) và “sha” (xe). Như vậy, “Jinrikisha” là loại xe chạy bằng sức kéo của con người. 


Xe kéo xưa trên bưu ảnh của Nhật Bản

Bắt đầu từ năm 1870, chính quyền thành phố Tokyo cấp giấy phép sản xuất và bán xe kéo cho 3 người được coi là nhà sáng tạo phương tiện vận chuyển “tân kỳ” này: Izumi Yosuke, Takayama Kosuke và Suzuki Tokujiro. Để được phép hoạt động tại Tokyo, xe kéo phải được đóng dấu cho phép của 3 nhà phát minh này.


Xe kéo tại Nhật năm 1897

Đến năm 1872 có khoảng 40.000 xe kéo hoạt động tại các thành phố lớn ở Nhật và  đây cũng là phương tiện giao thông chính trong cả nước. Vào thời đó, sức người rẻ hơn nhiều so với sức ngựa nên ngựa chỉ được dùng cho các hoạt động mang tính cách quân sự. Nguồn nhân lực cho xe kéo là những nông dân từ thôn quê ra thành thị kiếm sống, tính ra mỗi ngày họ phải chạy từ 30 đến 40km với tốc độ trung bình 8km một giờ.   


Phu xe kéo tại Nhật

Xe kéo lần lượt xuất hiện tại các thành phố châu Á như Trung Hoa (1873), Singapore (1880), Việt Nam (1883) và vào cuối thế kỷ thứ 19 tại Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Indonesia, Hồng Kông, Triều Tiên… Nói chung, xe kéo có mặt khắp lục địa Á Châu là nơi có dân số đông nhất thế giới và cũng là nơi có trình độ phát triển kém hơn châu Âu, châu Mỹ. 


Xe kéo tại Ấn Độ

Năm 1883, chiếc xe kéo, hay còn gọi là xe tay tại miền Bắc, xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội do Thống sứ người Pháp, Jean Thomas Raoul Bonnal, cho đem từ bên Nhật qua. Xe kéo Hà Nội xuất hiện một năm sau chiếc xe hơi đầu tiên tại Âu Châu và một năm trước xe tramway, một loại xe do ngựa kéo. Gần 15 năm sau, Sài Gòn mới biết tới loại xe này.


Hình ảnh xe kéo là một trong những sắc thái đặc thù của Đông Dương được họa sĩ Adrien Marie vẽ trong một bức tranh cổ động cuộc đấu xảo năm 1889 tại Pháp

Lịch sử phát triển xe kéo tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1884 khi một nhà thầu người Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe cung cấp cho cả miền Bắc, khi đó còn gọi là Tonkin. Từ đó, chiếc xe kéo dần dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội và chỉ dành cho những người có chức, có tiền. sử dụng làm phương tiện di chuyển trong khi đi bộ vẫn là phương tiện chính của đại đa số dân chúng.

Ngồi trên xe kéo nói lên cho sự giàu có và uy quyền của người Pháp và các gia đình quyền quý người bản xứ nhưng trước đó các tiểu thư khuê các Hà Thành thường ít khi dùng đến xe kéo vì sợ hiểu lầm là… Me Tây. Thời đó, phụ nữ người bản xứ khi lấy người Pháp tại thuộc địa thường bị mỉa mai là “Me Tây” cũng như sau này ở Sài Gòn có một số người bị gán cho “danh hiệu”… “Me Mỹ” khi họ kết hôn với người Mỹ.


Xe kéo trước khách sạn Metropole (đường Henri Rivière), Hà Nội

Một hãng cho thuê xe kéo sau đó được thành lập tại Hà Nội. Những chiếc xe kéo đầu tiên có bánh xe bằng sắt, chạy không êm nhưng hành khách phải giữ chỗ trước một ngày nếu muốn được thuê. Dần dà, bánh xe kéo được bọc cao su nên khi chạy êm hơn và loại xe bánh sắt chuyển ra các vùng ngoại ô.

Cuộc cách mạng “bánh xe” đã phân chia thành hai loại khách sử dụng: loại bánh cao su được dành cho giới quan chức thuộc địa và gia đình trong khi loại bánh sắt dành cho giới trung lưu người bản xứ.


Xe kéo Hà Nội (1900)

Ngay cả những xe kéo với bánh cao su cũng chia ra làm hai loại, loại bình thường và loại của hãng OMIC. Loại nầy có chổ ngồi bằng nhôm trắng bóng và có nệm lò xo cũng được bọc vải trắng, dĩ nhiên đi xe loại nầy thì mắc tiền hơn là đi xe loại thường.

Hình ảnh về các quan lại, binh lính, chức dịch… thời đại phong kiến dưới triều đại phong kiến qua góc nhìn của các nhiếp ảnh gia người Pháp khi họ đến Đông Dương trong đó có Việt Nam cho thấy một cái nhìn đầy đủ về một thời kỳ đã kéo dài ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.


Hãng xe kéo Hà Nội

Chiếc xe kéo được coi là biểu tượng của sự phân biệt giai cấp giữa người lao động phải dùng sức mình để kiếm miếng cơm manh áo và hành khách ngồi phía sau là giới quyền quý, giàu sang. Truyện ngắn Người ngựa – ngựa người của Nguyễn Công Hoan đã nói lên cuộc đời cơ cực của người kéo xe, còn được gọi bằng “cu-li”, giữa khung cảnh đêm 30 Tết.

Truyện kể anh phu xe đói khách trong đêm giao thừa gặp phải một cô khách tân thời tưởng lắm tiền ai ngờ lại quá keo kiệt, chỉ trả hai hào cho một giờ bao xe. Anh kéo xe giờ cho nên cũng chỉ chạy tà tà, theo cách Nguyễn Công Hoan mô tả: “đít nhổm mạnh, mà bước ngắn”.

Truyện chỉ có 2 nhân vật và người đọc thoạt đầu cứ tưởng như thuộc hai giai cấp khác nhau nhưng cuối cùng cũng nhận ra họ chỉ là “người ngựa” kéo phía sau là “ngựa người”, một “bà” khách lại là một cô gái “ăn sương” thuê xe kéo để đi kiếm khách trong đêm giao thừa. Đã không có tiền trả anh xe kéo, “bà” khách lại còn mượn anh hai hào để mua gói thuốc lá, bao diêm và cả hạt dưa để cắn!

Anh phu xe thì hí hửng khi giờ khắc giao thừa đến gần: “Mười lăm phút nữa, mình sẽ có sáu hào. Sáu hào với hai hào là tám. Thế nào ta cũng nài thêm bà ấy mở hàng cho một hào nữa là chín. Chín hào! Mở hàng ngay từ lúc năm mới vừa đến. Thật là may! Mới năm mới đã phát tài! Thôi, sang năm tất là làm ăn bằng mười bằng trăm năm nay”.


Xe kéo Hà Nội

Nguyễn Công Hoan dẫn người đọc đến một đoạn thật hấp dẫn sau khi anh phu xe đã kéo “bà” khách đi khắp phố phường Hà Nội gần 2 giờ đồng hồ trong đêm giao thừa:

- Này, anh đỗ xuống tôi bảo. Tôi nói thực với anh nhé. Bây giờ đã về sáng rồi, chắc anh kéo tôi mãi cũng đến thế mà thôi. Tôi thì thực không có tiền giả anh đâu. Tôi gán cho anh khăn, áo, đồng hồ mà anh không lấy, thì tôi chả biết nghĩ thế nào cho phải cả. Thôi thì anh kéo tôi ra chỗ kín, vắng, anh muốn bắt tôi gì tôi xin chịu.
- Tôi bắt gì cô mà tôi bắt!
Cô ả nắm lấy tay, vỗ vào vai anh xe, nhăn nhở cười:
- Anh này thực thà quá, nghĩa là chỉ có anh với tôi thôi, thì người tôi đây, anh muốn làm gì tôi cũng bằng lòng.
- Ối thôi! Tôi lạy cô. Nhỡ cô đổ bệnh cho tôi thì tôi bỏ mẹ tôi.
- Không sợ, tôi mới khám bệnh hôm qua.
- Thôi, tôi chắp tay tôi van cô, cô có thương tôi thì mời cô xuống xe cho tôi về, và xin cô tiền xe!
- Thế thì anh cứ kéo tôi về nhà tôi, xem có đồ đạc gì đáng giá, thì anh cứ việc lấy.













Kịch Ngựa người người ngựa
NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ
                           

                            1021. Giao lộ Pasteur - Nguyễn Du xưa và nay.


                              1022. Đường Hồng Thập Tự đoạn bệnh viện Từ Dũ xưa và nay.


                              1023. Đoạn cuối đường Tự Do xưa và nay.


                              1024. Dãy nhà số 54-58 Cao Thắng xưa và nay.

                              1025. Giao lộ Lê Văn Duyệt-Chi Lăng xưa và nay.


                              1026. Đại lộ Thống Nhất xưa và nay.


                              1027. Giao lộ Lê Lợi và Pasteur xưa và nay.


                              1028. Hotel và rạp Rex xưa và nay.


                              1029. Giao lộ Hàm Nghi-Tôn Thất Đạm xưa và nay.


                              1030. Đường Nguyễn Huệ xưa và nay.



Nguồn Tim Doling, Paul Blizard

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Hai ngọn tháp bằng kim loại của
 Nhà thờ chính tòa Sài Gòn
(Tiếp theo)


Những cái cuối cùng này hoàn toàn bằng kim loại, nhà sản xuất đã sắp xấp loại kẽm số 14 được đặt thành dải rộng khoảng 0m85. Mỗi dải này hợp lại với các dải kế bên bằng một khớp có gờ phủ rộng 0m10 để ngăn nước mưa xâm nhập. Sự nối kết giữa các dải trên xà nhà được thực hiện bằng cách đóng đinh cặp đạc biệt bằng đồng cho phép độ giản nở tự do của mái chuông. Những mối nối trên các gờ được phủ bởi những bộ rẻ sườn nhô ra bằng kẽm rập nổi, thêm vào những phần đầu cong để phá đi sự đơn điệu của những đưởng thẳng. Cuối cùng để kết nối với mái, ở phần nền là hình kim tự tháp còn có những gờ của đầu cột bằng đá được thực hiện với dải kẽm số 16 bề rộng 0m 60 (h. 4, pl. I).
Trong hai phần ba chiều cao của mái hình mũi tên có bốn cửa sổ trần bằng kẽm trong đó cung cấp thông gió của các phần trên của tòa nhà. Một hệ thống thang đặt bên trong của mỗi mái hình mũi tên và đi từ bộ nan hoa này qua bộ nan hoa khác từ mái bằng thấp hơn cho phép sự bảo dưỡng của thợ bảo trì của tất cả các bộ phận công trình tời tận cây thánh giá.
Để cô lập các vật kiệu bằng kẽm và sắt có thể làm hỏng đi nhanh chóng, người ta trát vào sườn mái một lớp nhựa hắc ín trên chất sơn chống sét, cũng vì lý do đó mà tất cả các định cặp bằng kẽm phải được phủ đồng trên các mè.
Để tính toán các yếu tố khác nhau của sườn mái này người ta sử dụng phương pháp đồ họa bằng cách cho các tải trọng tối đa bình thường do gió một giá trị là 200 kg. mỗi mét vuông, tương ứng với gió bão với tốc độ 45 mét mỗi giây, giới hạn tối đa cho gia công kim loại là 8 kg. mỗi milimet vuông; Cuối cùng, người ta hình dung ba giả thuyết liên tục trong đồ án thiết lập: 1. rằng gió bình thường hoạt động trên mỗi bề mặt; thứ 2 là gió ở một trong các góc, thứ 3 là gió ở mặt nghiêng. Mỗi mái hình mũi tên nặng 31 tấn, trong đó 28 tấn rưỡi bằng sắt và 2 tấn rưỡi bằng bằng kẽm lợp.
Để tránh bất kỳ sự bất tiện trong lắp đặt, nhà thiếi kế, ông Michelin đã cẩn thận làm trong các xưởng một mô hình hoàn chỉnh của mái hình mũi tên. Sự phân bố của các khớp ở các vì kèo là dưới 1 mét quanh các bộ nan hoa, vì vậy mà mỗi tầng có thể được gắn kết một cách riêng biệt. Mỗi bộ nan hoa đã trở thành, trong khi lắp ráp, trên mái bằng mà trên đó nó có thể dựng lên an toàn để leo lên tầng trên. Các vật liệu được lấy từ chân nhà thờ chính tòa bằng cần trục đặt thành giàn trên các mái bằng và được đưa lên vào trong tháp bằng một cái tời.
Ngoài ra, công nhân cần được bảo vệ khỏi bị cháy nắng bởi những túp lều rơm gắn liền với giàn giáo có thể tháo rời và lắp lại trong quá trình thi công. Về vấn đề lắp đặt các thanh giá, đó là công việc hết sức nguy hiểm và phải tinh tế, thợ lắp ráp phải cần thêm hai thợ phụ trách dây dợ của hải quân. Công việc đòi hỏi hai tiếng đồng hồ cho mỗi thánh giá.
Nhờ vào những sắp xếp khéo kéo này, việc lắp ráp được thực hiện rất nhanh chóng dưới sự chỉ đạo của một giám sát viên duy nhất, đặc biệt gửi từ Paris, và với sự giúp đỡ của công nhân bản địa, mà không có xảy trục trặc nào. Khởi công ngày 26 tháng 12 năm 1894 và hoàn thành ngày 28 tháng hai năm 1895.  
                                                                          Albert BUTIN

                                                           Kỹ sư ngành nghệ thuật và chế tạo

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Hai ngọn tháp bằng kim loại của
 Nhà thờ chính tòa Sài Gòn
(Tiếp theo)




Những cửa sổ trần được nâng bởi các cột sắt lắp ráp trực tiếp trên vành ngoài của sàng; chúng được bao bọc kẽm và đặt trên một cái chỏm bằng sắt rèn phủ màu vàng; những cây cột, lan can và những vật khác bằng gang phủ đồng.
Sườn của mỗi mũi tên bao gồm bốn khung kèo đỡ dạng mắt cáo (h1,2 và 3 của pl. 1) nối giữa chúng với nhau, ở những độ cao khác nhau, bởi những vòng đai và một hệ thống hình nan hoa.
Mỗi nửa kèo được hàn vào liền kề với nửa kèo kế bên bằng một trục thẳng đứng trung gian gồm 2 góc 50 X 50 : 6 theo hình thập giá trên đó được siết bằng đinh ốc với giá đỡ của thanh ngang và hình nan hoa bảo đảm độ cứng của xà đỡ.
Các vì kèo, cũng như hình nan hoa được cấu thành bởi hai góc kề nhau, đế của chúng quay ra bên ngoài. Các đai bằng sắt hình I, Cánh rộng; chúng nhận mỗi mặt một rui bằng sắt hình I ở trên đó một mạng lưới các mè bằng sắt phẳng được bắt vít dùng chống đỡ các đinh cặp các miếng ngói bằng kẽm của mái chuông.
Chỉ có hai cái hình nan hoa và đai cuối cùng mặc dù được xây dựng cùng nguyên tắc tương tự, nhưng khác đôi chút chi tiết bởi vì kích thước nhỏ (h8 và 9 của pl. 1).
Cuối cùng, để ngăn chặn sự biến dạng xoắn ốc như kiểu cái mở nút chai người ta đặt trong mỗi vĩ kèo (h.11g. 2 và 3, pl. 1) một hệ thống thanh ngang ở góc, tạo thành một khung mộc tỏa tròn xuyên qua và tạo thế tam giác như thế đối các tấm đúc đối diện.
Các thánh giá, tôn và góc tán, với 3m 10 chiều cao, kết nối trực tiếp với trục thẳng đứng của mỗi mũi tên là yếu tố thiết yếu của cấu trúc, mà đã nêu ở trên.

Cách xếp đặt này rất đơn giản và hợp lý. Tất cả các yếu tố cấu trúc được định hình và tạo thành một tổng thể hoàn hảo đồng nhất, nó là hoàn toàn không thể biến dạng được. Các thánh giá dát màu vàng trong khi các nền đỡ và các vành bằng kẽm rập khuôn được dùng để nối chân của chúng với mái nóc.

                                                                            (Còn tiếp)

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...