Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                               541. Tuyến đường xe tramway trước chợ cũ đường Bonard (Nguyễn Huệ) cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và vị trí hiện nay.


                               542. Khách sạn Tấn Lộc đường Lê Thánh Tôn khi xưa và vị trí hiện nay.


                               543. Vị trí quảng trường Eugène Cuniac năm 1920 về sau là Quách Thị Trang và hiện nay.


                               544. Tòa Tổng Giám mục 180 Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu khi xưa và hiện nay.


                               545. Quán bar và cà phê Impérial 93-95 Tự Do (Đồng Khởi) khi xưa và hiện nay.


                               546. Bank of America ở giao lộ Nguyễn Văn Thinh và Phan Văn Đạt (Mạc Thị Bưởi - Phan Văn Đạt) năm 1967 và hiện nay.


                               547. Ngả tư Công Lý (nam Ký Khởi Nghĩa) - Lê Thánh Tôn khi xưa và hiện nay.


                               548. Vị trí nhà sách Sài Gòn 28-30 Lê Lợi khi xưa và hiện nay.


                               549. Tiệm bán vải Paris 147 đường Catinat khi xưa và hiện nay.


                            550. Cùng vị trí chiếc xe bị đánh bom tháng 3 năm 1965 tại tòa đại sứ Mỹ cũ đường Hàm Nghi xưa và nay.



                                                               Nguồn Tim Doling

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Những con đường ở Sài Gòn sau khoảng nửa thế kỷ

Ngày 29/06/2015 vào lúc 10:28

Những con đường ở Sài Gòn sau khoảng nửa thế kỷ dù đã có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn giữ được một vài phần không gian ngày xưa qua những tòa nhà, hàng cây, góc đường...

Nửa thế kỉ trôi qua những con đường Sài Gòn có những sự biến đổi thú vị đầy ngỡ ngàng. Đó là sự pha trộn giữa cái cũ và cái mới mà khi đặt trên cùng một khung cảnh người ta mới có thể nhận ra những điều khác và giống nhau rất đỗi duyên dáng.
Đây là hình ảnh đường Đồng Khởi (Q.1, TP.HCM) được chụp từ thập niên 60 và con đường này hiện tại. Đường Đồng Khởi trước có tên là Tự Do, thời Pháp thuộc mang tên Rue Cartinat, dài 603 mét, bắt đầu từ Công trường Công xã Paris trước Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, băng qua Công trường Lam Sơn, công viên Chi Lăng rồi kết thúc tại vị trí giao cắt với đường Tôn Đức Thắng, bờ Sông Sài Gòn. Đây được xem là một trong những con đường sầm uất nhất của thành phố này vì tập trung các cửa hiệu sang trọng, các khách sạn, trung tâm mua sắm. Các công trình nổi bật trên tuyến phố này là: Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh, Khách sạn Continental, Grand Hotel Sài Gòn,  Khách sạn Caravelle, Vincom Center A.
 Đường Võ Văn Tần (Q.3) với những hàng cây cổ thủ mọc cao vút rợp bóng mát hai bên đường. Trước kia đường mang tên Trần Quý Cáp. Thời Pháp thuộc có tên Testard.
Đường Nguyễn Thị Minh Khai đoạn gần Cung Văn Hóa Lao Động những năm 70 và bây giờ không có nhiều thay đổi. Con đường này trước mang tên Hồng Thập Tự, thời Pháp Thuộc có tên Chasseloup Laubat. Hiện nay đường đi ngang qua hai quận 1 và quận 3, bắt đầu từ cầu Thị Nghè cho đến vòng xoay ngã 6. Trên đường có một số công trình nổi bật như công viên Tao Đàn, Cung văn hóa Lao Động, Đài truyền hình TP.HCM, cổng sau của Thảo Cầm Viên....
Góc phố và những hàng cây trên đường Châu Văn Liêm (quận 5) không có sự thay đổi nhiều. Đường bắt đầu từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến Hồng Bàng và là một trong những con đường có nhiều người Hoa ở TP.HCM. Đây là đường thuộc loại xưa nhất vùng Chợ Lớn, trước năm 1915 gọi là đường Canton, đến năm 1915 chính quyền Pháp thuộc đổi thành Tổng Đốc Phương.
Đường Hàm Nghi nửa thế kỉ trước và hiện tại, với những căn nhà cổ vẫn nguyên vẹn. Khu vực này vốn trước kia là góc chợ, bây giờ trở thành các cửa hàng tiện ích, quán cà phê, đồ ăn.... Đường Hàm Nghi dài gần 1km, khởi đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến công trường Quách Thị Trang (Bùng binh chợ BếnThành). Đường này thuộc loại xưa và rộng nhất thành phố, khi người Pháp mới chiếm Sài Gòn, khởi đầu đây còn là 1 con rạch. Khoảng năm 1870, rạch được san lấp thành đường phẳng mang tên Conton. Đến năm 1920, đường có tên gọi là Đại lộ de la Somme. Từ năm 1955, chính quyền đổi là đại lộ Hàm Nghi.
Những hàng cây trên đường Chu Mạnh Trinh (Q.1) vẫn tỏa bóng mát xuyên suốt nửa thế kỉ. Con đường này vào năm 1871 được đặt tên Phnom-Penh, đến năm 1897 thì đổi thành tên. Năm 1955 được gọi là đường Chu Mạnh Trinh từ đó đến bây giờ.
Đường Điện Biên Phủ ngày nay đã rộng hơn cách đây nửa thế kỉ do đây là tuyến đường cửa ngõ thành phố. Con đường này khá dài giao với nhiều tuyến đường của thành phố. Trước kia đường mang tên Legrand de la Liraye, sau đó đổi thành Phan Thanh Giản. Trên đường có một số công trình lâu đời như trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Marie Curie....
Đương Đinh Tiên Hoàng (Q.1), bên hông là đài truyền hình TP.HCM, phía xa là căn nhà thuộc ĐH KHXH & NV TP.HCM. Sau gần nửa thế kỉ, con đường có nhiều sự khác biệt. 
Góc phố, hàng cây gần như không đổi trên đường Pasteur, đoạn gần trường ĐH Kiến Trúc TP.HCM. Đường tổng cộng dài khoảng 1,89 km, bắt đầu từ ngã ba giao với đường Chương Dương và kết thúc tại ngã ba giao với đường Trần Quốc Toản; đường chỉ cho phép xe lưu thông một chiều. Đây là con đường xưa nhất Sài Gòn hình thành từ năm 1865. Năm 1975, tên đường đổi thành đường Nguyễn Thị Minh Khai nhưng đến năm 1991, UBND TP.HCM đổi tên là Pasteur như xưa.
Đường lên sân bay Tân Sơn Nhất, nay là đường Trường Sơn. Đây là con đường chính dẫn vào sân bay.
Đường Mạc Thị Bưởi (Q.1), đoạn giao với đường Đồng Khởi. Con đường này trước kia mang tên Nguyễn Văn Thinh, thời pháp là d'Ormay. Tòa nhà màu vàng phía xa là Tòa Hòa Giải trên đường Nguyễn Huệ nhưng nay đã bị cao ốc che mất.
Cảnh quan trên đường Phan Châu Trinh, đoạn bên hông chợ Bến Thành (Q.1) không thay đổi nhiều, với những dãy nhà cổ vẫn còn nguyên vẹn.
Đường Võ Thị Sáu, đoạn gần đường Hai Bà Trưng xưa và nay. Con đường này nửa thế kỉ trước mang tên Hiền Vương và thời Pháp có tên Mayer.
Đường Hoàng Văn Thụ xưa kia có tên Trương Minh Ký, thời Pháp mang tên Lacaut. Phía xa xa con đường là lăng Cha Cả thờ Bá Đa Lộc nhưng sau này, Lăng đã được di dời di nơi khác và trở thành vòng xoay như ngày nay.
Đường Nam Kỳ Khởi nghĩa hiện tại không có nhiều khác biệt so với trước kia. Con này này trước mang tên Công Lý và thời Pháp thuộc có tên Macmahon. Trên đường có một số công trình nổi tiếng như Dinh Độc Lập, chùa Vĩnh Nghiêm, trường THPT Marie Curie, TAND TP.HCM... Ngày nay, cây cầu Công Lý bắc qua kênh Nhiêu Lộc vẫn giữ tên ngày xưa vốn có.
Đường Ngô Đức Kế là một con đường ngắn ở Q.1, trước đó mang các tên như Phạm Đình Hổ, Denis Frères. Phía xa là tòa nhà ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trên đường hiện tại có sự xuất hiện của tòa nhà Bitexco.
Đường Nguyễn Đình Chiểu, đoạn gần đường Mạc Đĩnh Chi (Q.3). Con đường này trước kia mang tên Phan Đình Phùng, thời Pháp có tên Richaud. Trên đường có một số công trình nổi bật như chùa Kỳ Viên, Tòa Tổng Giám Mục, khu chợ Vườn Chuối...
Đường Phạm Ngọc Thạch xưa và nay hầu như không thay đổi, phía xa xa là nhà thờ Đức Bà. Đường này trước kia mang tên Duy Tân, và thời Pháp có tên Blan Sube. Hồ Con Rùa, Nhà Thờ Đức Bà và Diamond Plaza là những công trình tiêu biểu trên con đường này.
Đường Trần Hưng Đạo cách đây nửa thế kỉ và hiện tại, đoạn gần vòng xoay Quách Thị Trang. Phía góc trái là tòa nhà của ngành đường sắt TP.HCM, bên góc phải là cây xăng. Thời Pháp, đường mang tên Boulevard Galliéni.
Đường Lê Duẩn, đoạn gần đường Đinh Tiên Hoàng. Bên góc trái là hai tòa nhà thuộc ĐH Y Dược và ĐH KHXH & NV và góc phải là tòa nhà của công ty dầu khí Việt Nam. Đường này là một trong những con đường lâu đời nhất ở Sài Gòn, mang tên đường Norodom từ 1871, vì dinh Thống Nhất lúc đó gọi là dinh Norodom. Từ năm 1950 được đổi tên thành đường Thống Nhất. Sau năm1975, đường mang tên 30 tháng 4. Năm 1986, khi Tổng bí thư Lê Duẩn mất, UBND Thành phố đổi tên là đường Lê Duẩn. 
Đường Tản Đà (Q.5), đoạn giao với đường Trần Hưng Đạo trước kia và bây giờ. Nơi đây là khu vực sinh sống lâu đầu của người Hoa. Thời Pháp, con đường mang tên Jaccaréo.

Theo Hương Thu / Trí Thức Trẻ
Nguồn: afamily.vn
Nguồn: http://toiyeusaigon.vn/bai-viet/nhung-con-duong-o-sai-gon-sau-khoang-nua-the-ky

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...