Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014


Đường số 16
Đường CATINAT
ĐƯỜNG TỰ DO 
Đường Đồng Khởi


                      

Đây là con đường được nhắc tới nhiều nhất trong các tư liệu của Pháp cũng như về sau này. Con đường này là nơi những nhà chụp ảnh thời Pháp, thời Mỹ cũng như Việt Nam chụp lại nhiều nhất, đây là nơi tập trung mua bán các đố lưu niệm, hàng cao cấp và các nhà hàng, khác sạn cao cấp khác.

           Một chút lịch sử về con đường này:
Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nối cảng Le-Myre-de-Vilers tới quảng trường vương cung thánh đường.
Đường Catinat là một con đường chính của giới ăn chơi và thương mại Sài Gòn. Tất cả những du khách đều phải rão bước qua đây để được biết đến nó.
Con đường này rất xưa. Nó tồn tại trước khi người Pháp xuất hiện. Nó được xây dựng do lệnh nhà cầm quyền An Nam hoặc trước đó của người Cam Bốt. Khi người Pháp đến đây, con đường này có chiều rộng không đồng nhất, đổ đá ong và bao bờ, bên phần thấp của nó là những hố đầy nước hôi thối. Những bức vẽ còn lại, cho thấy có một ngôi chùa nằm lấn con đường. Ông Pallu de la Barrière đã thấy nó năm 1861 và viết lại: “ Du khách tới Sài Gòn nhìn về phía phải của con sông thấy một con đường mà những cạnh của nó bị cách khoảng từng đoạn bởi những khoảng trống. Những ngôi nhà bằng gỗ phủ bằng lá dừa nước, số khác bằng đá. Mái ngói đỏ làm vui mắt và yên lòng.
Những con đường ban đầu được đánh bằng số: có tất cả là 26 số. Đường catinat mang số 16. Từ sắc lệnh của chuẩn đô đốc Grandière ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 đăng trong tờ Courrier de Saigon, đường số 16 bắt đầu mang tên Catinat. Nó đáng lẽ mất cái tên nay năm 1920 khi xuất hiện những ý tưởng canh tân cho rằng những cái tên như vậy không đại diện cho cái gì cả nên thay vào những cái tên trong trận 1914 -1918. Nhưng ủy ban nghiên cứu câu hỏi này cho rằng nếu chấp nhận đề nghị đó sẽ đưa các những phiền phức, có thể xáo trộn trong những thói quen, không những của người Nam Kỳ mà cả những người ngoại quốc gọi đến nó khi đến Sài Gòn.


Đường Catinat kéo dài trước và sau khi xây dựng vương cung thánh đường tời quảng trường tháp nước về sau là quảng trường Maréchal Joffre (đài liệt sĩ). Phần phía cao tức là khu bên kia vương cung thánh đường được đặt là đường Blancsubé ngày 24 tháng 2 năm 1897. Năm 1919, đường Blancsubé đáng lý thay tên là Maréchal-Pétain nhưng cuối cùng người ta không thay tên.



Bản đồ năm 1878 cho thấy đường Catinat rất dài


Bản đồ năm 1898 cho thấy đường Catinat được rút ngắn



Bản đồ năm 1958 đổi tên là Tự Do



Bản đồ hiện tại là Đồng Khởi

                   Năm 1861, khi Sài Gòn lọt vào tay quân Pháp thì con đường này đã có một quá trình dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân địa phương. Nó được biết đến nhiều vì ở đầu con đường, nơi giáp với bờ sông (sông Sài Gòn), từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và ... tắm (Bến Ngự). Tuy nhiên, từ trước năm 1865, nó cùng 25 con đường khác chỉ mang số thứ tự kế tiếp nhau, từ 1 đến 26. Phải chờ đến ngày 1-2-1865, Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường một và con đường số 16 lần đầu tiên mang tên Catinat. Nhiều người không rõ xuất xứ của tên này. Theo một số sử liệu, Catinat là tên một thống chế Pháp sinh năm 1637 và mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sài Gòn năm 1859 và dựa vào chi tiết này, De La Grandière đặt cho con đường số 16 tên Catinat (trường hợp tương tự cũng xảy ra với rạch Thị Nghè, được Pháp gọi là Arroyo d’Avalanche).
                 Một trong những tác giả Pháp đầu tiên là Pallu de la Barrière đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861 như sau: “Du khách đến Sài Gòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một loại đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình...”. Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa. Đầu tiên, vào năm 1863, ở vạt đất nằm giữa hai con đường Mossard (nay là Nguyễn Du) và Gouverneur (sau là De La Grandlière, Gia Long, nay là Lý Tự Trọng), họ dựng lên dinh Thủy sư Đề đốc, cơ quan đầu não của thực dân Pháp tại Viễn Đông, gắn chiếc đồng hồ lên cái tháp trước dinh, từ đó, quảng đất trống phía trước (nay là khu đất trước mặt tiền Nhà thờ Đức Bà) được gọi là "Quảng trường Đồng hồ” (Place de l’Horloge). Ngày 15-8-1865, tại quảng trường này đã diễn ra một buổi lễ trong thể có duyệt binh do chính De La Grandière chủ trì nhằm tôn vinh Hoàng đế Pháp Napoléon III và Hoàng hậu.
                Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’ Intérieur), người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”, được xây dựng, nhìn ra đường Catinat, ở phía đối diện dinh Thủy sư Đề đốc. Viên chức lãnh đạo cơ quan này, xét về mặt cai trị, chỉ xếp sau Thống đốc Nam Kỳ, trực tiếp chỉ huy các tham biện Pháp và quan lại Việt Nam hàng Huyện, Phủ, Đốc phủ sứ. Đầu thập niên 1880, ngay trên lộ trình con đường chạy qua, mọc lên ngôi nhà thờ Notre Dame, về sau được cư dân Sài Gòn gọi là Nhà thờ Đức Bà hay Vương cung Thánh đường. Sau lưng nhà thờ là đường Norodom , lấy tên ông hoàng xứ Cambodge (Campuchia) đến thăm Sài Gòn vào đầu năm 1867, nhân cuộc đấu xảo canh nông đầu tiên tổ chức tại đây.
              Năm 1886, Pháp khởi công xây trụ sở chính Sở Bưu chính và Viễn thông (nay là Bưu điện ) trên khu đất đối diện với mặt tiền nhà thờ, nằm giữa con đường Catinat và đường Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng). Cuối đường Catinat, người ta nhìn thấy một tháp nước cao được xây dựng năm 1878 nhằm cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, đến năm 1921, với sự phát triển của dân cư, tháp nước này không còn đáp ứng được yêu cầu nên bị đập bỏ. Ngày 1-1-1900, nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố) được khánh thành trên giao lộ đường Bonard (nay là Lê Lợi) và Catinat, trở thành nơi biểu diễn thường xuyên của những đoàn hát từ phương Tây đến.

                Nhịp sống trên đường Catinat

              Sinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906:
          Nhứt là đường Ca-ti-na,Hai bên lầu các, phố nhà phân minh. Bực thềm lót đá sạch tinh. Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều. Máy may mấy chỗ quá nhiều,Các tiệm tủ ghế dập dều (sic) phô trươngĐồ sành, đồ cẩn, đồ đươngĐồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi... Nhà in, nhà thuộc, nhà chà,Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son (xoong) ~... Phong lưu cách điệu ai bằng. Đường đi trơn láng, đền giăng sáng lòa. Thứ năm, thứ bảy, thứ ba. Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây...
              Vào thời kỳ này, đường Catinat là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn, thành phố thuộc địa đầu tiên ở vùng Viễn Đông với sự hiện diện của khoảng 3.000 người Pháp, hơn 3/4 trong số này là sĩ quan và viên chức. Lính Pháp ở trong các bungalow (loại nhà gỗ có hiên rộng) nằm khuất trong những vườn cây xanh. Để tiết kiệm chi phí và tìm sự đông vui hai, ba anh chung nhau tiền mướn một chỗ ở, có sự giúp việc của một anh bồi (boy) bản xứ, đi chợ, giặt giũ, nấu ăn... Sinh hoạt dân sự trên đường Catinat cũng được những người Pháp đương thời miêu tả đúng như Nguyễn Liên Phong. Hai bên đường, các thợ may, thợ đóng giầy người Hoa hoạt động khá đông, sau đó đến các cửa hiệu tạp hóa, nơi du khách có thể tìm thấy thức ăn khô, mũ nón hay yên cương... Từ ngày 24-2-1897, đoạn đường Catinat từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước (nay là Hồ Con Rùa) mang một tên mới là đường Blancsubé. Về sau nữa, khi thành phố được mở rộng hơn, con đường được tiếp tục nối dài đến đường Mayer (sau là Hiền Vương ) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie.
                  Tiêu biểu cho sinh hoạt trên đường Catinat vào thời kỳ đầu Pháp thuộc là nhiều cơ sở dịch vụ thương mại được thành lập từ rất sớm. Sớm nhất có thể không đâu hơn Hãng Denis Frère mọc lên ở đầu đường, phía bờ sông, nay là khu vực của Grand Hotel, đối diện với Nhà hàng Majestic phía bên kia đường. Sau Denis Frère là hiệu thuốc Tây đầu tiên của cả Sài Gòn nằm ở góc Catinat và Bonard (Lê Lợi), khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sài Gòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sài Gòn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản hạt Nam kỳ (Conseil colonial de la Cochinchine). Holbé từng điều chế ra một loai biệt dược có tên “Gouttes Holbé” dành cho những tay nghiện á phiện cai nghiện. Về sau, nhà thuốc Tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral còn hoạt động đến ngày nay.
                                                      Bài và Tài Liệu của Nguyễn Tiến Quang - France

   Thực sự con đường Catinat ban đầu kéo dài tới đường Mayer (Hiền Vương/Võ Thị Sáu). Khi qua giao lộ với đường Norodom (Thống Nhất/Lê Duẩn) thì gọi là Catinat prolongée. Sau khi Pháp đặt tháp nước và thành lập quảng trường thống chế Joffre thì đoạn đường này mới đặt tên lại là Blancubé và Garcerie.
                 Đường Tự Do (Đồng Khởi) nằm ở quận 1 với chiều dài 630 m, bắt đầu từ đường Nguyễn Du trước Công trường John F. Kenedy (Công xã Paris) ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, băng qua Công Trường Lam Sơn, công viên Chi Lăng, kết thúc tại Khách sạn Majestic Saigon nằm trên bến Bạch Đằng (đường Tôn Đức Thắng) nhìn ra Sông Sài Gòn. Đường Tự Do (Đồng Khởi) còn lưu lại một vài nét cổ xưa và riêng biệt của một đô thị ở Đông Nam Á, tuy nhiên đã mất dần từng phần qua các thời kỳ từ năm 1954 khi nhiều tòa nhà cao lớn đang dần mọc lên. 
                        
              Bây giờ ta bắt đầu từ công trường John F. Kenedy - nhà thờ Đức Bà. Tại đây chúng ta thấy con đường bắt ngang qua là đường Nguyễn Du bên phải là khu bộ nội vụ VNCH mà khi xưa là  số 225 Catinat, là nơi ở của quản lý kho bạc. Năm 1917, khi kho bạc mới được xây ở đại lộ Charner, chính quyền thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát Trung tâm sử dụng công trình này. Do nằm trên đường Catinat nên người dân thường gọi hai cơ quan này là “Bót Catinat”. Tới một chút là nha trước bạ và con niêm.




                                Nguyễn Du - Tự Do . Tòa nhà đó là Nha Điền Đia 



.                                              Đầu đường catinat đầu thế kỷ XX


Công trường John F. Kenedy - nhà thờ Đức Bà



                                Đường Tự Do nhìn từ công trường John F. Kenedy





                                                       Bên trái là Bộ nội vụ VNCH




                                           Chổ có tường rào màu trắng là bộ nội vụ


                                                       Nha trước bạ và con niêm.



Sở trước bạ và con niêm thời Pháp


                                        Đoạn đầu đường Tự Do thập niên 50 thế kỷ 20



Đoạn đầu Tự Do ngày nay



                   Qua ngả tư Tự Do - Gia Long ( Đồng Khởi - Lý Tự Trọng), về bên tay trái là công viên Chi Lăng giờ không còn nữa, bên phải cafe La Pagode. Ông Nguyễn Văn Liêm, có thời là Giám Đốc LIÊM Films, là chủ nhân La Pagode trước 1975.









                                                 Bên tay trái là công viên Chi Lăng



 Nhìn về bên trái hình, chúng ta thấy dãy lề đường mà sau 30/4 các bạn LQĐ đặt bàn ghế ở đây bán cafe được khoảng một tháng thì nơi này bị dẹp.










                             Công viên Chi Lăng thời Pháp có tên là vườn P. Pages



                  Công viên Chi Lăng có một sân khấu dành cho dàn quân nhạc trình diễn






Công viên Chi Lăng giờ là tòa nhà Vincom. Những kiến trúc như thế này đang phá hoại hoàn toàn cảnh quan con đường Tự Do. Giờ con đường này nhìn quãng trường nhà thờ Đức Bà trông như một con hẽm.


                                                   Bên phải là cafe La Pagode.


Cafe La Pagode thời Pháp


Cafe La Pagode 



                    La Pagode nằm ở góc đường Lê Thánh Tôn và Tự Do La Pagode có nghĩa là Chùa vì được thiết kế nội thất với bàn ghế gỗ nâu mang nhiều phong cách phương Đông với các cô tiếp viên người Hoa xinh đẹp và hiền lành ,lặng lẽ...La Pagode là nơi gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ . Sau đó thiết kế của La Pagode được thay đổi theo đà phát triển của Saigon, các bức tường được lắp đặt những khung cửa kính ,những trụ cột cũng được lắp kính bốn bề, La Pagode trong lấp lánh hẳn...
Từ lúc thiết kế lại , La Pagode có loại máy hát tự chọn, khách bỏ vào vài đồng bạc vào máy là có thể nghe những bài hát mình yêu thích (trên màn hình như phim Video bay giờ), vào thời ấy , bộ phim Docteur Zhivago (dịch ra là Vĩnh biệt tình em) được trình chiếu ở các rạp Rex, Eden ...nên khách thường đến đây để nghe bài Chanson pour Lara một bản nhạc với giai điệu thoăn thoắt ,trữ tình được làm nền cho phim này. Với thiết kế mới La Pagode thích hợp để ngồi lặng lẽ nghe bản nhạc của riêng mình, hoặc cùng bạn bè thưởng thức vị đắng của cafe, hương nồng của rượu, nhìn dòng đời trôi xuôi ngoài cửa kính ...Khách ngồi bên trong La pagode có thể trải tầm nhìn ra hai con đường đẹp và sang trong bậc nhất Saigon có tên Lê Thánh Tôn và Tự Do, đây là con đường gắn liền với nhiều sự kiện , nhân vật, văn hóa danh nhân thế giới....
                                       
                                                                                         (Nguồn tư liệu trên mạng)


                          La Pagode ngày nay là công ty Saigon tourist. Đây là tòa nhà số 49

                  
Tiếp tục chúng ta đến khu tứ giác Eden. tại đây có nhà sách nổi tiếng Xuân Thu, hành lang passage Eden chuyên bán các đồ cao cấp và rạp chiếu phim Eden và ở góc Tự D0 - Lê Lợi là quán cafe Givral


                                                  Ngả tư Tự Do - Lê Thánh Tôn


Hotel ALFANA góc Tự Do - Lê Thánh Tôn




                                          Ngả tư Tự Do - Lê Thánh Tôn ngày nay

                                              Lối vào Passage Eden thời Pháp



                        Hành lang Passage Eden với các cửa hàng buôn bán đồ cao cấp



                   Bảng quảng cáo phim của rạp Eden trước lối ra vào Passage Eden


                    Nhà sách Xuân Thu bị đập phá trong cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm


                                       Ngày xửa ngày xưa có ....khu Passage Eden


                         Mặt sau của rạp Eden nằm ở đường Lê Lợi xéo qua rạp Rex



                                             
 Affiche quảng cáo của rạp Eden

                     Rạp Eden nằm trong khu thương xá mua sắm Hành lang Eden (Passage Eden) nổi tiếng. Đến rạp, khán giả có thể đi vào từ phía đường Tự Do, Lê Lợi hay Nguyễn Huệ đều được cả. Cả hai rạp đều được xây dựng rất đẹp theo kiểu kiến trúc cổ điển của các nhà hát Paris, có chia lô để phân biệt giữa hạng cao cấp với hạng bình dân. Thời gian đầu khán giả toàn người Pháp và những người bản xứ giàu có, sau đó dần dần mở rộng cho tất cả các tầng lớp khán giả. Không ai ngờ người Việt đón nhận loại hình mới mẻ này quá nồng nhiệt, đến mức chỉ chưa đến chục năm sau, khán giả đến rạp xem phim chỉ toàn người bản xứ. Chẳng mấy chốc các chủ rạp người Pháp đã phải chuyển nhượng hoàn toàn việc kinh doanh rạp chớp bóng lại cho người Việt. Rạp chớp bóng nhanh chóng trở thành ngành kinh doanh cực kỳ béo bở, và phát triển với tốc độ kinh hồn. Chỉ cần làm chủ một rạp, chỉ sau vài năm đã có thể… xây thêm một rạp khác! Mà rạp hồi đó, sức chứa ít nhất từ 700 – 1000 chỗ là chuyện bình thường.
Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp Eden này mới có hai balcon. Thông thường, khi xem xi-nê tại đây, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và vì quá cao nên nhìn sâu xuống màn ảnh muốn cụp cái cổ nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hữu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn ‘yêu nhau đi trời hôm tối rồi’ thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu). Ca sĩ Pháp Dalida đã có lần xuất hiện tại rạp Eden ‘bằng xương bằng thịt’ khi cô đến Sài Gòn.
Rạp Eden sau đó trở thành một phần trở thành phòng trà Tiếng Tơ Đồng, rồi bị xóa sổ hoàn toàn để trở thành Trung tâm mua sắm Eden Mall, và nay cũng đóng cửa để xây dựng khu thương mại.




Khu Passage Eden chuẩn bị đập phá đi


Khu Passage Eden giờ thành khu Vincom A

               Các bạn click vào đường link này xem khu Passage Eden:

                          https://www.youtube.com/watch?v=q3Yko8QOs1I

                          https://www.youtube.com/watch?v=o0bvpi3GWxg

                  
Nhìn đối diện khu psaasage Eden ta thấy các của hàng nối tiếp đến khách sạn Continental. Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng nằm ở số nhà 132 - 134 đườngTự Do. Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc, do ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà. Ông Cazeau muốn mở một khách sạn sang trọng để tiếp đón các du khách từ Pháp đến Sài Gòn sau một cuộc hải hành rất dài . Xây cất mất 2 năm, và Khách sạn Continental khánh thành năm 1880. Năm 1911, khách sạn được bán cho Công tước De Montpensier (người xây Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết). Năm 1930, khách sạn được bán cho một tay trùm tội phạm từ đảo Corse tên Mathieu Francini. Francini quản trị khách sạn cho tới năm 1975. Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là "Đại Lục Lữ Quán".
Khách sạn Continental đã tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (Giải Nobel văn chương 1913), văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene (tác giả chuyện Người Mỹ trầm lặng). Trong thời Chiến tranh Việt Nam, khách sạn cũng là nơi tụ họp của các ký giả, nhà báo, chánh khách, và thương gia ngoại quốc hoạt động tại Sài Gòn.


Princess Bar, 140 Tu Do - 'CARS INTERNATIONAL' 138 Tu Do Street 
- cạnh KS Continental
                                                     Khách sạn Continental thời Pháp




                                              Khách sạn Continental một ngày mưa

                                                                                                     

                                            Khách sạn Continental ngày nay



Video khách sạn Continental, Caravelle, Palace

                   Đối diện về phía Continental bên góc đường bên này là quán Givral. Givral là một nhà hàng, quán cà fe, nơi giới ký giả trong và ngoài nước suốt thời kỳ Chiến tranh Việt Nam thường ngồi lại với nhau và lâu dần trở thành một địa chỉ không thể thiếu, một địa danh văn hoá lịch sử. Sài Gòn Givral thường được nhắc tới khi nói tới nhà báo tình báo Phạm Xuân Ẩn. Quán này và hai quán nữa La Pagode, Brodard tạo thành "trục cafe" nổi tiếng của Sài gòn cho giới nhà báo. Những ký giả nổi tiếng của giới báo chí trong Chiến tranh Việt Nam như Peter Arnett, Larry Burrows... đều đã từng ngồi ở các quán này.
Café Sài Gòn Givral được khai sinh từ những năm 1940, nằm trên đường Tự Do, đối diện Hạ nghị viện (giao điểm của đườngTự Do và Lê Lợi ngày nay, đối diện với quảng trường trung tâm Lam Sơn).
Phim "Người Mỹ trầm lặng" cũng có cảnh quay một tiểu đoạn ở đây.
Quán này đã bị dỡ bỏ vào tháng Tư năm 2010, để xây tổ hợp thương mại của Vincom.


:                                                 Lúc đầu nơi đây là pharmacie Lirene



                                                    Góc Tự Do - Lê Lợi thời Pháp



Vị trí của quán Givral



                                            Vĩa hè quán Givral thập niên 50 thế kỷ 20

                                                      Bên trong quán Givral thời đó


Quán Givral trước khi bí phá bỏ


Quán Givral được phục hồi nhưng giờ chỉ còn cái tên, khung cảnh và không gian xưa không còn nữa.
Mời các bạn đọc cảm nghỉ về Givral của một cựu học sinh Jean Jacques Rousseau:

                               GIVRAL, c'est bien fini - aejjr - Free

                aejjrsite.free.fr/goodmorning/gm109/gm109_GivralCestBienFini.pdf

                 Đến đây là quảng trường Lam Sơn, quảng trường này từ giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi qua Tự Do và chấm dứt ở Hai Bà Trưng. Nơi đây từng chứng kiến những biến động lịch sử của Sài Gòn, ngày 30/4 Trung tá CSQG Nguyễn Văn Long tự sát dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến (trước tiền sảnh Hạ Nghị Viện VNCH)  tại khu công viên có tượng thủy quân lục chiến.


                          Bức tượng này vào 1 giờ trưa ngày 25 tháng 7 năm 1970, có hai người Pháp leo lên treo cờ MTGPMN. Hai người sau đó bị cảnh sát bắt giữ. Một người tên là Andre Marcel Menras (25 tuổi), người kia tên là Jean Pierre Debris (26 tuổi), người da trắng gốc Caucasian. Trong đó Andre Marcel Menras là thầy giáo dạy Pháp văn ở trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Còn số phận bức tượng này thì chúng ta đã biết.
                         Đối diện công viên là trụ sở hạ nghị viện VNCH xưa là nhà hát thời Pháp. Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để mua vui cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (Place de l'Horloge) (góc Nguyễn Du - Tự Do). Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành. Năm1955, nhà hát được tu bổ cải tạo. Lúc đầu được gọi là nhà văn hóa về sau lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. sau 30/4/1975 được gọi là nhà hát thành phố và đã phục nguyên trạng mặt tiền.

                                                   Theatre municipale năm 1905
                                                      Lúc đầu gọi là nhà văn hóa
                                                               Sau gọi là quốc hội
  
 Rồi đến hạ nghị viện

                      Và hiện nay là nhà hát thành phố với mặt tiền phục hiện như xưa

                         Nằm kế bên trụ sở hạ nghị viện là khách sạn Caravelle nơi đây có văn phòng của hảng hàng không Air France ở tầng trệt. Khách sạn Caravelle được khởi công xây dựng vào năm 1957 bởi các nhà đầu tư lớn của Air France và chính phủ Úc. Vào đêm giáng sinh 1959, khách sạn chính thức khai trương đi vào hoạt động. Caravelle là một trong những khách sạn sang trọng đầu tiên của Sài Gòn được trang bị đầy đủ thiết bị điều hòa, kính chống đạn, sàn được lót đá cẩm thạch Ý và nó đã được mệnh danh để trở thành một trung tâm lịch sử khi trải qua bao thăng trầm và biến cố của Sài Gòn cũng như một khách sạn sang trọng năm sao đẳng cấp tốt nhất TP.Hồ Chí Minh.
                     Đối với một thập kỷ đầy biến động từ 1960 - 1975, Việt Nam là một sự kiệntrên các trang nhất của nhiều tờ báo trên toàn thế giới. Trong suốt thời gian đó, khách sạn Caravelle là nơi tập trung nhiều tin tức, ý kiến của thế giới về Việt Nam và chiến tranh nổ ra. Từ sân thượng khách sạn ở trên tầng thứ 10, những nhà báo có thể quan sát những cuộc biểu tình, những cuộc đảo chính diễn ra trước Quốc hội (nay là Nhà hát Lớn) hoặc Dinh Độc lập (bây giờ là Dinh Thống Nhất). Sau khi quan sát xong, các nhà báo có thể dùng cầu thang đi về văn phòng của mình, được thuê dài hạn bên trong khách sạn hoặc ở các khách sạn gần đấy, để viết bài tường trình và gửi về cho các tòa soạn hoặc các đài ở New York, London hay Tokyo.
Và lúc bấy giờ, đài truyền hình CBS của Mỹ đặt văn phòng ở Caravelle và hình ảnh được thu trên băng nhựa. Mỗi khi thu xong một câu chuyện để phát hình, đài có người ôm hộp phim nhựa cấp tốc chạy ra phi trường Tân Sơn Nhất, gửi hộp phim nhựa theo một chuyến bay gần nhất của hãng Pan Am hoặc United đem về Mỹ.
                         Tháng 4/1960, có 18 nhân vật trí thức miền Nam tổ chức họp báo tại khách sạn Caravelle để công khai xác nhận họ là một nhóm đối lập với Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm và ra tuyên ngôn kêu gọi Chính phủ phải có những cải cách. Khi cuộc đảo chánh của Đại tá Nguyễn Chánh Thi nổ ra vào tháng 11 năm đó, nhóm trí thức này lên tiếng ủng hộ. Cuộc đảo chính sau đó thất bại, tất cả thành viên của nhóm này bị bắt và từ đó mới có tên là nhóm Caravelle. Nhờ có vụ này, người dân miền Nam mới quen biết nhiều hơn với những tên tuổi như Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Phan Huy Quát…
                Trong những năm 1960, khách sạn Caravelle là nơi đặt Đại sứ quán Úc, Đại sứ quán New Zealand, các văn phòng Sài Gòn của NBC, ABC và CBS. Là một trung tâm truyền thông, nó đã trở thành một địa điểm lưu ý trong chiến tranh Việt Nam. Xem ví dụ Caravelle Manifesto . Nó cũng trở thành một phần của tiểu thuyết về Việt Nam và văn học phi hư cấu, thí dụ như cuốn hồi ký "Danielle Steele's Message From Nam, Morley Safer's memoir "Flashbacks", &c."
             Vào sáng ngày 25 tháng tám năm 1964, vào khoảng 11:30, một quả bom phát nổ trong phòng 514, trên tầng đó  chủ yếu là các nhà báo nước ngoài, đã thóat nạn. Chín phòng bị hư hỏng, cửa sổ bị thổi ra một số xe đang đậu trên đường phố, và một số người bị thương mà không có trường hợp tử vong.
                Cuối 1975, Caravelle được đổi tên thành Độc Lập và cái tên này chìm dần, vào lúc người dân thành phố vật lộn với bobo hoặc ăn độn. Tháng 10/1992, Saigon Tourist hợp tác với một công ty của Hong Kong và Singapore và sử dụng lại cái tên Caravelle với ý định làm sống lại thời hoàng kim của khách sạn. Cùng nhịp với chính sách đổi mới, vào năm 1998, ban giám đốc khách sạn cho tân trang tất cả 10 tầng lầu từ trong ra ngoài và xây thêm một tòa nhà sát bên, cao 24 tầng.




Nhà hát thứ nhất và thứ hai của thành phố tọa lạc tại khu vực về sau là Grand Café de la Terrace và khách sạn caravelle.


Nhà hát lớn và tòa nhà mà ngày nay là khách sạn Caravelle tọa lạc. Ngôi nhà phía bên trong đang trong quá trình xây dựng. Ảnh chụp đầu thế kỉ 20


Nhìn từ ban công một phòng trên lầu của khách sạn Continental. Quán Grand Café de la Terrace, trên lầu là khách sạn của ông Bénard ở địa chỉ 130 Catinat (Tự Do), góc đường Catinat và quảng trường Francis Garnier (Quảng trường nhà hát lớn).


Cạnh khách sạn và quán Café de la Terrace nổi tiếng, ở số 128 Catinat là tiệm tạp hóa của bà Wirth, bà này đồng thời là một nhà sản xuất bưu ảnh có tiếng ở Sài Gòn.


Quán Grand Café de la Terrace thập niên 50 thế kỷ 20


Một sự kiện mà tác giả Graham Greene miêu tả 
trong Người Mỹ trầm lặng xuất bản năm 1955


Năm 1957 trên khu đất trước đây là Cafe de la Terrase khởi công xây dựng khách sạn Caravelle bởi các nhà đầu tư lớn của Air France và chính phủ Úc. Khách sạn chính thức khai trương vào đêm giáng sinh 1959.





Caravelle nhìn từ phía Continental


Đường Tự Do, phía trước Phòng Thông Tin



Caravelle ngày hôm nay


   Mặt đường bên kia của Caravelle là phòng thông tin VNCH




Phòng thông tin khi xưa là Nhật ấn bưu điện năm 1907. Ở số 159bis, góc đường Catinat và đại lộ Bonnard (Lê Lợi), nơi ngày nay là tòa nhà Opera View, là công ty Coloniale Exportation. Số 157 là khách sạn Hôtel de France (1905-1906), sau trở thành tiệm đổi tiền của người Ấn (1907-1912), sau này là nhà in Imprimerie Librairie de l’Union.


Trên ngôi nhà 159bis đầu phố có thể thấy rõ biển hiệu Coloniale Exportation



Phòng thông tin giờ là khu thương mại Louis Vuitton




                  Đi tiếp chúng ta tới ngả ba Nguyễn Thiệp _ Tự Do, nơi đây có một quán nổi tiếng là Brodard.


Rue Catinat vào năm 1950 (café Brodard nằm ở góc Nguyễn Thiệp và Tự Do). Tiệm bán thịt A. Guyonnet ở số 121 rue Catinat, gần Brodard (131Tự Do).


Café Brodard




Trong quán Brodard nhìn ra đường Tự Do




Đường Nguyễn Thiệp là một đoạn đường ngắn dài khoảng 100m
 nối đường Nguyễn Huệ với đướng Tự do


Ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do thập niên 50








                       Ở góc đường Nguyễn Thiệp có một rạp chiếu phim tên là Catinat. Rạp Catinat nằm trong con đường nối liền đường Tự Do  sang đường Nguyễn Huệ. Đây là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Việt Nam, và tất nhiên cũng là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Đông Dương.
                        Rạp Catinat chỉ chiếu lại những phim các rạp lớn chiếu rồi nên giá vé rất rẻ, giá vé đồng hạng 10 đồng, rạp còn bán 1 tập 10 vé giá 80 đồng, mua nguyên tập khán giả lợi được 20 đồng. Rạp xi-nê thuộc loại ‘tí hon’ này về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên như Au Chalet rồi Đêm Màu Hồng, nơi ra mắt của ban nhạc Phượng Hoàng thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.
                 Trên đường Tự Do có hai rạp được xem là xưa nhất và đẹp nhất là Majestic và Eden.

Ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do về đêm


            Qua ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do là ngả ba Tự Do - Thái Lập Thành





         Ngả ba Tự Do - Thái Lập Thành, nhà hàng La croix du sud sau là nhà hàng Tự Do








                   Góc đường Tự Do - Thái Lập Thành. Nơi mấy cô gái đứng đó chính là Saigon Departo, tiệm bách hóa đẹp nhứt Sàigòn hồi đó. Nơi đây Bán những hàng mỹ nghệ Việt Nam và rất nhiều hàng nhập cảng từ Nhật và cũng chính nơi đây có bố trí hệ thống camera màu quan sát khách hàng đều tiên tại Việt Nam


Nhà hàng Tự Do



                        Nhà hàng tự Do sau vụ đặt chất nổ  ngày 16 tháng 9 năm 1971




          Tôi là người chứng kiến giây phút vũ trường Tự Do bị nổ khi tôi đang đạp xe đạp trên đường Nguyễn Huệ tới ngả ba Nguyễn Thiệp. Khi tôi tới đó là một cảnh hoang tàn, một lát sau xe cảnh sát tới cô lập đoạn đường Tự Do lúc đó hình như trên 8 giờ tối.



Thượng nghị sĩ George McGovern, giữa, đứng phía sau vòng rào kẽm gai, đang xem đống đổ nát của một vũ trường bị đánh bom tại trung tâm Saigon hôm 16-9-1971


Affiche quảng cáo nhà hàng Tự Do


  Mt k nim kinh hoàng vi ca sĩ Mai Hương


Tác giả Hồng Thủy là cựu nữ sinh TV, bà là phu nhân của HQ Đại Tá BCV. Thời chúng tôi còn là SVSQ/HQ thì chồng bà là CHP/TTHL/HQNT cấp bậc Th/Tá.
Đọc bài này của bà để thấy sự sống và sự chết tất cả đều được an bài cho mỗi người.
   Thân chuyển,
VTT

Một kỷ niệm kinh hoàng với ca sĩ Mai Hương 
Hồng Thủy

Tôi yêu tiếng hát Mai Hương từ thời mới lớn. Tiếng hát cao vút và trong như pha lê. Lúc đó tuy chưa quen Mai Hương vậy mà tôi đã cảm thấy rất gần gũi với Mai Hương. Tôi không hề có cảm giác xa cách giữa một thính giả và một ca sĩ nhà nghề. Tiếng hát Mai Hương, dáng dấp Mai Hương, với tôi thân quen như một người bạn. Một người bạn quen biết rất lâu với nhiều tình cảm đậm đà quý mến. Có lẽ tại vì chúng tôi cùng tuổi với nhau. Có lẽ tại vì Mai Hương lúc nào cũng đơn giản. Ngay cả khi đứng trên sân khấu, trông Mai Hương cũng đơn sơ giản dị như nột cô nữ sinh trên sân khấu nhà trường. Mai Hương không điệu đà, không làm dáng, không tỏ ra mình là ca sĩ nổi tiếng. Tôi thích cái vẻ e lệ dịu dàng của Mai Hương, và nụ cười với chiếc răng khểnh duyên ơi là duyên.

Bây giờ tôi xin vào đề câu chuyện kinh hoàng của hai chúng tôi. Tôi lập gia đình rất sớm nên phải theo ông chồng nhà binh di chuyển đi các nơi. Tôi phải rời xa Sài Gòn một thời gian khá dài. Tôi rất buồn vì nhớ bạn bè, nhớ cái không khí văn nghệ của Sài Gòn. Nhớ những khuôn mặt, những giọng hát của các ca sĩ mà tôi yêu mến.

Năm 1971 nhà tôi được thuyên chuyển về lại Sài Gòn. Tôi mừng rỡ quá vì sẽ được gặp lại bao nhiêu là người thân. Tôi hồ hởi về trước lo sửa sang nhà cửa, luôn tiện đưa con gái út (cháu Uyển Diễm vừa tròn 5 tuổi) về Sài Gòn để người bạn thân của chúng tôi, anh nha sĩ Cân chữa răng cho cháu.

Về tới Sài Gòn được hai hôm thì nhóm bạn thân rủ tôi đi phòng trà Tự Do nghe nhạc. Các bạn quảng cáo là có Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Anh Tú và ban nhạc Blue Jet. Đặc biệt có cả Mai Hương nữa (Mai Hương rất khi ít khi hát ở phòng trà). Nghe nói vậy là tôi đồng ý đi liền dù phải mang theo cả cháu Uyển Diễm vì cháu không chịu rời mẹ.

Nhóm bạn tôi có cả thẩy 16 người. Chúng tôi chọn một dẫy ghế dài ngay trước sân khấu. Chương trình ca nhạc hôm đó mở đầu với những bài hát thật hay, tôi ngồi ngây người ra nghe. Sau Tuấn Ngọc là Mai Hương. Tôi đang say sưa uống từng lời ca của Mai Hương qua nhạc phẩm “Love Story” lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy thì cháu gái kêu lạnh. Tôi bế cháu lên lòng và ôm chặt cho cháu đỡ lạnh vì cháu mặc váy ngắn mà phòng trà họ để máy lạnh hơi nhiều.

Bỗng nhiên một tiếng nổ long trời lở đất. Tôi tưởng như mình đang nằm mơ. Bụi tro mầu xám lẫn trong khói bay mù mịt trước mặt. Mai Hương nằm té xỉu ngay trên sân khấu. Tiếng người la hét, rồi người ta chen chúc nhau để thoát ra ngoài. Mùi thuốc nổ khét lẹt xung quanh. Tôi ngồi bất động bàng hoàng như không tin ở mắt mình với những cảnh vật kinh hoàng truước mặt. Ba người bạn trong nhóm của tôi nằm chết dưới sàn ngay cạnh chỗ tôi. Anh nha sĩ Cân chưa kịp chữa răng cho cháu Uyển Diễm thì đã ra người thiên cổ. Xác anh chị Sang nằm sóng sượt bất động. Đầu anh Sang gối lên chiếc giầy mầu bạc óng ánh của tôi. Chị Cân bị thương mất một con mắt và vỡ một bên quai hàm máu ra đầy khắp mặt. Anh Hiệp cũng trong nhóm tôi bị sức ép của mìn nổ làm một bên lỗ tai bị rỉ máu. Chi Mô bị thương nhẹ ở chân. Xác chết nằm la liệt dưới sàn. Sợ hãi làm tôi cảm thấy toàn thân lạnh run như người lên cơn sốt rét. Cháu Uyển Diễm khóc òa lên vì sợ. Tôi ôm con trong tay, lấy hết sức bình sinh rút chân ra khỏi chiếc giầy mà ông bạn thân của tôi đang nằm gối đầu yên nghỉ giấc ngàn thu. Tôi tưởng như mình đi không vững. Tôi cố lết ra khỏi phòng trà. Gần cửa ra vào chiếc màn nhung mầu đỏ thắm vẫn còn đang cháy. Bên trong và bên ngoài phòng trà tiếng la hét, tiếng còi xe chữa lửa, xe cứu thương, tiếng người khóc, tiếng người gọi nhau và những ngọn lửa còn âm ỉ cháy bên cạnh những đám khói mờ mịt tạo thành một cảnh tượng hãi hùng náo loạn. Người bạn đi cùng chở tôi về nhà. Bước qua chiếc gương của cái tủ đứng trong phòng ngủ tôi hết hồn sững lại. Trong gương là hình ảnh người đàn bà mặt mũi, tóc tai, quần áo, đều màu xám. Bụi tro của mìn claymore, phủ kín người tôi từ đầu tới chân khiến mái tóc đen và chiếc áo đầm hàng ren đen bóng của tôi cũng biến thành mầu xám tro. Một chiếc bông tai của tôi văng đi hồi nào, chỉ còn lại chiếc kia toòng teng lủng lẳng bên tai trái trông thật khôi hài. Tôi bỏ cả giầy, quên cả bóp để lại phòng trà. Như một phép lạ, hai mẹ con tôi không hề hấn một chút nào.

Sau khi tắm rửa thay quần áo, hai mẹ con tôi chui vào chăn nằm ôm nhau, lúc đó tôi mới bắt đầu khóc. Khóc vì sợ, khóc vì nghĩ đến những người bạn mà mới buổi chiều tối chúng tôi còn ngồi ăn uống vui vẻ với nhau. Sau đó kéo nhau đi phòng trà nghe nhạc. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau tất cả đã biến đổi hoàn toàn. Tôi sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy những người bạn thân yêu đó nữa. Rồi còn những người bạn bị thương. Chị Cân mà tôi vẫn thân mật gọi tên chị là Mỹ, mới mấy tiếng đồng hồ trước đây chị là người đàn bà hạnh phúc nhất đời. Chị có đầy đủ điều kiện mà mọi người đều mơ ước: sắc đẹp, danh vọng, tiền và tình yêu nồng thắm của anh Cân. Bây giờ chị là người bất hạnh nhất. Chồng chết và khuôn mặt xinh đẹp của chị đã bị tàn phá bởi những mảnh mìn độc ác. Chưa kể những đau đớn về thể xác mà chị phải chịu trong thời kỳ dưỡng thương. Rồi còn Mai Hương, người ca sĩ mà tôi rất yêu mến đang nằm sóng soài trên sân khấu, không biết tình mạng sẽ ra sao. Rồi Khánh Ly và gia đình anh em Tuấn Ngọc. Rồi còn bao nhiêu khán thính giả của phòng trà Tự Do có mặt đêm nay nữa. Bao nhiêu gia đình mất đi những người thân yêu. Bao nhiêu người sẽ biến thành người tàn tật? 

Hôm sau tôi đi đến nhà xác thăm những người bạn vừa mới ra đi tức tưởi đêm hôm trước. Cảnh tượng ở đây còn làm tôi kinh khiếp hơn. Xác người nằm la liệt. Không hiểu vì không đủ chỗ trong phòng lạnh để chứa xác chết hay sao mà người ta để người chết nằm cả xuống sàn, ra cả ngoài hàng hiên. Mỗi xác người được đặt cạnh một cây nước đá thật lớn (qúy vị còn nhớ loại nước đá thật to ở Sài Gòn ngày xưa chứ?). Nghe nói số người chết lên đến hơn 60 ngươi và số bị thương gần 200 người. Rời nhà xác tôi vừa đi vừa khóc như một người điên. Tôi chạy qua nhà thương thăm Mỹ. Chị nằm đó với lớp băng trắng quấn che gần hết khuôn mặt. Nước mắt tôi lại chẩy. Tôi nhìn bạn lòng xót xa vô cùng. Không biết Mỹ đã biết tin người chồng thân yêu, ông anh ruột và bà chị dâu đã vĩnh biệt Mỹ rồi không? Nước mắt tôi cứ tuôn trào như một giòng suối nhỏ không sao ngăn lại được. Về đến nhà thì hai mắt tôi sưng húp như hai quả bàng nhỏ. Tôi vớ tờ báo đọc vội vàng, sau khi biết tin Mai Hương và các ca sĩ không ai bị thương nặng hay chết cả tôi mới vui được một chút. Tôi định dấu nhẹm không cho chồng tôi biết vụ tôi đi nghe nhạc ở phòng trà buổi tối, mà dám cả gan mang cả con gái mới 5 tuổi đi theo. Nhưng báo chí đã loan tin tùm lum hết, chẳng biết ở đâu mà họ mò ra cả tên tuổi của tôi. Cho nên chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, tôi đã bị ông chồng vừ Vũng Tầu gọi về “ca cải lương” cho tôi nghe mệt nghỉ. Tôi bị chồng la là phải, nghĩ lại tôi mới thấy tôi liều. Ham nghe Mai Hương, Tuấn Ngọc, Khánh Ly quá (lúc đó Khánh Hà, Anh Tú còn quá trẻ nên chưa nổi tiếng mấy) đến nỗi mang cả con bé đi theo. Nghĩ lại tôi thấy mình quá may mắn. Nếu hôm đó cháu Uyển Diễm không mặc váy ngắn, không bị lạnh, và tôi không vừa bế cháu vào lòng, ôm chặt cho nó đỡ lạnh. Nếu cháu vẫn ngồi trên ghế một mình, thì sức nổ mạnh của trái mìn claymore chắc chắn đã làm cháu chết hoặc bị thương rồi. Và như vậy tôi sẽ phải ân hận suốt đời.

Mai Hương và tôi có duyên nợ với nhau, nên từ ngày lưu lạc qua đất Mỹ, hai chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ và trở nên thân thiết. Sau này nhắc lại vụ nổ ở phòng trà Tự Do, hỏi thăm Mai Hương tôi mới biết, tối hôm đó Mai Hương đã bị cái bóng đèn trên trần sân khấu rơi trúng đầu, lày cháy một ít lông mi ở bên mắt trái và bị thương nhẹ ở khóe mắt. Có thể vì sợ quá nên Mai Hương ngất đi một lúc. Tỉnh dậy Mai Hương nghe tiếng Khánh Ly gọi ầm ĩ “Chị Mai Hương đâu, chi Mai hương có sao không?”. Phòng trà vẫn tối mờ mờ vì hệ thống điện bị hư nhiều chỗ, nên Khánh Ly không nhìn thấy Mai Hương nằm xỉu trên sân khấu. Mai Hương tỉnh dậy thì anh Dục chồng Mai Hương cũng vừa đi tới. Áo chemise của anh ướt đẫm máu làm Mai Hương lo sợ tưởng anh bị thương. Anh cho biết đó là máu của người ngồi bên cạnh bị thương bắn vào áo anh. Anh Dục dìu Mai Hương ra về. Trên đường ra cửa, Mai Hương thấy xác của nữ tài tử Thúy Ngọc vợ của nhạc sĩ Lê Văn Thiện nằm sóng xoài. Ba người cháu của Mai Hương từ Nha Trang vào chơi, đi nghe nhạc cũng bị thương nhẹ. Ra tới ngoài đường, anh Dục và Mai Hương hốt hoảng khi nhìn thấy cái mui vải của chiếc xe hơi La ĐàLạt của hai vợ chồng đang bốc cháy vì anh Dục đậu ngay góc đường gần sát phòng trà. Có một điều cho đến bây giờ Mai Hương vẫn không hiểu đươc là tại sao hôm đó trong ví của Mai Hương lại có mảnh vỡ của đáy ly rượu nằm gọn bên trong, dù cái ví vẫn đóng kín. 

Ở đời có rất nhiều điều không thể hiểu và không cắt nghĩa được. Chẳng hạn như cả nhóm bạn chúng tôi ngồi sát cạnh nhau, cùng một giẫy ghế. Vậy mà kẻ sống, người chết, kẻ bị thương, người bình yên vô sự. Có phải Thượng Đế đã dành sẵn cho mỗi người một số mệnh rồi không? Những người chết chưa chắc đã xui xẻo, bởi vì họ chết thật nhanh, không cảm thấy đau đớn. Chết trong lúc đang thưởng thức những giòng nhạc thật hay cũng sướng lắm chứ. 

Sau này tôi nghe nói Việt Cộng đặt mìn ở phòng trà Tự Do chủ tâm để giết ông tướng McNamara của Mỹ, vì tưởng tối hôm đó ông ta sẽ đến thăm phòng trà Tự Do. Không ngờ phút chót ông ta đổi ý, lại đi một nơi khác.

Sau vụ nổ ở phòng trà Tự Do, tôi đã tự nhủ lòng: Ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng trong cuộc đời, bởi vậy hãy sửa soạn sẵn sàng. Cố gắng làm những điều lành, điều tốt, để bất cứ lúc nào Thượng Đế gọi là thơ thới ra đi. Không có gì phải ân hận hay lo sợ.

Tôi và Mai Hương thường nói đùa với nhau “mạng chúng mình lớn lắm, mìn claymore mà còn phải né cơ mà”.

Chuyện rất cũ được “hâm nóng” lại: Vụ nổ ở phòng trà Tự Do và cái chết của nữ tài tử Thúy Ngọc
Tôi tưởng như mình đang nằm mơ. Bụi tro mầu xám lẫn trong khói bay mù mịt trước mặt. Mai Hương té xỉu ngay trên sân khấu Tiếng người la hét, rồi người ta chen chúc nhau để thoát ra ngoài. Mùi thuốc nổ khét lẹt xung quanh. Tôi ngồi bất động, bàng hoàng như không tin ở mắt mình với những cảnh vật kinh hoàng trước mắt. Ba người bạn trong nhóm của tôi nằm chết....

Lời tòa soạn: Cali Today rất hân hạnh giới thiệu đến qúy độc giả một cây bút văn nghệ “lão làng” là anh Nguyễn Toàn, từ Úc châu, lần đầu xuất hiện trên báo Cali Today. Anh là một đàn anh mà chúng tôi trân qúy và rất hân hạnh đón nhận bài viết của anh. Với kiến thức, tay nghề và kinh nghiệm thâm niên với thế giới văn nghệ, hy vọng anh sẽ góp thêm nhiều hương sắc cho trang văn nghệ của báo Cali Today. Báo Cali Today có duyên văn nghệ từ Úc châu, với các cây bút Nguyễn Vi Túy và Nguyễn Toàn,...

09/08/2013 - Hơn một tuần lễ nay – một vài diễn đàn trên Net đã phổ biến bài viết “Một kỷ niệm kinh hoàng với nữ ca sĩ Mai Hương” của tác giả Hồng Thủy. Người bạn thân của nữ ca sĩ Mai Hương đã kể lại đêm đi nghe nhạc ở phòng trà Tự Do năm 1971 gặp bom nổ kinh hoàng ngay giữa phòng trà Tự Do của bầu Cường. 

Trong bài viết, tác gỉa Hồng Thủy kể lại: Vui mừng vì được tin chồng được đổi về Sàigon, nên nhóm bạn thân rủ tôi đi phòng trà Tự Do nghe nhạc. Các bạn quảng cáo là có các ca sĩ Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Anh Tú ban nhạc Blue Jet. Đặc biệt có nữ ca sĩ Mai Hương (Mai Hương rất ít khi hát phòng trà). Nghe nói vậy là tôi đồng ý đi liền dù phải mang theo cả cháu Uyển Diễm vì cháu không chịu rời mẹ. 

Nhóm bạn tôi có cả thẩy 16 người. Chúng tôi chọn một dẫy ghế dài trước sân khấu. Chương trình ca nhạc hôm đó mở đầu với những bài hát thật hay, tôi ngồi ngây người ra nghe. Sau Tuấn Ngọc là Mai Hương. Tôi đang say sưa uống từng lời ca của Mai Hương qua nhạc phẩm “Love Story” lời việt của Phạm Duy, thì cháu gái kêu lạnh. Tôi bế cháu lên lòng và ôm chặt cho cháu đỡ lạnh vì cháu mặc váy ngắn mà phòng trà họ để máy lạnh hơi nhiều. Bỗng nhiên một tiếng nổ long trời. 

Tôi tưởng như mình đang nằm mơ. Bụi tro mầu xám lẫn trong khói bay mù mịt trước mặt. Mai Hương té xỉu ngay trên sân khấu Tiếng người la hét, rồi người ta chen chúc nhau để thoát ra ngoài. Mùi thuốc nổ khét lẹt xung quanh. Tôi ngồi bất động, bàng hoàng như không tin ở mắt mình với những cảnh vật kinh hoàng trước mắt. Ba người bạn trong nhóm của tôi nằm chết dưới sàn ngay cạnh chỗ tôi. Anh nha sĩ Cân chưa kịp chữa răng cho cháu Uyển Diễm thì đã ra người thiên cổ. Xác anh chị Sang nằm song sượt bất động. Đầu anh Sang gối lên chiếc giầy màu bạc óng ánh của tôi. Chị Cân bị thương mất một con mắt và vỡ một bên quai hàm máu ra đầy khắp mặt. Anh Hiệp bị sức ép của mìn nổ làm một bên lỗ tai bị rỉ máu. Chị mô bị thương nhẹ ở chân. Xác chết nằm la liệt dưới sàn. Sợ hãi làm tôi cảm thấy toàn thân lạnh như người lên cơn sốt rét. Cháu Uyển Diễm khóc òa vì sợ. Tôi ôm con trong tay, lấy hết sức bình sinh rút chân ra khỏi chiếc giầy mà ông bạn thân của tôi đang nằm gối đầu yên nghỉ giấc ngàn thu. Tôi tưởng như mình đi không vững. Tôi cố lết ra khỏi phòng trà. Gần cửa ra vào chiếc màn nhung mầu đỏ thắm vẫn còn cháy. Bên trong và bên ngoài phòng trà tiếng la hét,tiếng còi xe chữa lửa, xe cứu thương, tiếng người khóc, tiếng người gọi nhau và những ngọn lửa còn âm ỉ cháy bên cạnh những đám khói mờ mịt tạo thành một cảnh tượng hãi hùng... (hết trích)
Trên đây là một phần đoạn đầu của bài viết do tác gỉa Hồng Thủy kể lại. 

Hôm nay,với tư cách là một nhân chứng sống - một ký gỉa duy nhất (Tân nhạc - Điện ảnh), có mặt ngay đêm nổ kinh hoàng ở phòng trà Tự do - tôi xin kể lại những chi tiết mà tác gỉa Hồng Thủy không nói rõ về cái chết của chị Thúy Ngọc vợ của nhạc sĩ Lê văn Thiện, nguyên do nào mà đêm đó khiến cho chị Thúy Ngọc có mặt ở phòng trà Tự Do, lý do nào khiến chị Thúy Ngọc chết thảm, và tôi xin bổ túc thêm một số chi tiết như các nam nữ ca sĩ nào sẽ hát trong đêm hôm đó, nếu không có vụ nổ bom. 

Ngoài các nam nữ ca sĩ mà tác giả Hồng Thủy kể ở đọan trích phần trên, tôi được biết có nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền hát giờ đầu, nữ ca sĩ Lệ Thu, nữ ca sĩ Carol Kim, nữ ca sĩ Khánh Ly v.. v. 

Trường hợp nào, tôi quen chị Thúy Ngọc. 

Đầu năm 1971, tôi được nhạc sĩ Ngọc Chánh trưởng ban Shotguns - thuộc ban Văn nghệ Hoa Tình Thương Tiểu đoàn 50 CTCT vì tôi với anh ở cùng một đơn vị, mời tôi làm nhân viên cho Trung tâm băng nhạc Shotguns của anh sản xuất băng nhạc Tape và Cassette, sau này là nhân viên của phòng trà Queen Bee cũng do chính nhạc sĩ Ngọc Chánh làm bầu. 

Để chuẩn bị khai trương phòng trà Queen Bee và sự trở lại sân khấu của nữ danh ca Thanh Thúy (sau thời gian dài nghỉ) vào đầu tháng 3/1971, hàng ngày tất cả các nam nữ ca sĩ cùng các nhạc sĩ đều tập trung từ 11 giờ trưa cho đến chiều tối để tập dợt ngay tại phòng trà Queen Bee. 

Ban nhạc The Shotguns gồm có nhạc sĩ Lê văn Thiện * Piano, Ngọc Chánh (Organ), Hoàng Liêm * (Guitar),Duy Khiêm (Bass), Cao phi Long (Kèn), Đức Hiếu (Trống sau này là Hoàng Hải). Thành phần các ca sĩ gồm có nữ ca sĩ Thái Thanh, Thanh Thúy, Ngọc Tuyết, Phương hồng Hạnh, Carol Kim – nam ca sĩ độc quyền Elvis Phương thỉnh thoảng có thêm Pauline Ngọc, Dạ Hương hay Connie Kim, đôi song ca Thanh Tuyền-Đức Huy, Diễm Chi - Ngô Mạnh Thu * ban nhạc The Dreamer. Đăng Lan- Thái Châu và Nguyễn Chánh Tín - người điều khiển chương trình là Quái kiệt Trần văn Trạch *

Trong lúc ban nhạc và các nam nữ ca sĩ tập dợt tôi đều có mặt hầu có chuyện gì cần tôi chạy đi lo ngay. Ngoài tôi ra còn có chị Thúy Ngọc vợ của nhạc sĩ Lê văn Thiện, vợ của nhạc sĩ Ngọc Chánh, vợ nhạc sĩ Hoàng Liêm, vợ của nam ca sĩ Elvis Phương v. v.. đều ngồi ở băng ghế chờ đợi. 

Có lần tôi ngồi bên cạnh chị Thúy Ngọc nói chuyện cho qua thời giờ, chị Thúy Ngọc đã hỏi tôi xem phim Trần thị Diễm Châu chưa? Tôi trả lời đã xem. và chị Thúy Ngọc khoe vai vũ nữ Thu Hồng do chính chị thủ vai (chị Thúy Ngọc là bạn của đạo diễn Lê Dân nên chị đã được giao cho vai Thu Hồng vì dẫu sao trước kia một thời chị cũng là Vũ nữ với tên Marie Paul). Chị Thúy Ngọc hỏi tôi về diễn xuất của chị qua vai Thu Hồng, tôi trả lời mặc dù vai của chị rất ngắn nhưng đã để lại trong tôi với câu đối thoại hay “Em hãy tỉnh dậy tô phấn điểm son, để nhìn đời một cách ngạo nghễ” đó là lời của Thu Hồng nói với Châu Kool sau khi Châu Kool đã bị cha ghẻ hãm hiếp. 

Vài ngày sau, vào buổi chiều chị Thúy Ngọc đã than phiền với tôi chị mới bị Vỡ chiếc vòng Cẩm Thạch trên tay do té ngã và ngày mai sẽ mua Chiếc Vòng Cẩm Thạch mới. 

Nhưng số sui vẫn đeo đuổi chị, một tháng sau chiếc Cẩm Thạch mới lại bị bọn ăn cắp đánh đập bể và chị nói không biết có điềm gì đây? (Thú thật hồi đó tôi còn trẻ, nên không biết gì Vòng Cẩm Thạch mà các bà các cô thường đeo ở cổ tay).

Khi phòng trà khai trương và bắt đầu hoạt động, tôi và chị Thúy Ngọc thân quen nhiều hơn, và thuờng xuyên gặp nhau ở các buổi chiếu ra mắt phim Việt nam mới. 

Đêm định mệnh. 

Tôi không nhớ ngày nào, tháng nào hình như gần Tết Trung Thu thì phải. Sau khi tan sở,tôi và người bạn rủ nhau ra Sàigon, vì đơn vị của tôi ở sát Sông Thị Nghè. 

Sau khi gởi xe Honda, tôi và người bạn ghé nhà hàng Thanh Thế nhưng không gặp ai quen (nhà hàng Thanh Thế nằm trên đường Nguyễn trung Trực đối diện với Thương xá Tam Đa - nơi đây mỗi buổi chiều tối thường qui tụ các ký giả, văn nghệ sĩ ngồi nhậu vì nhà hàng vừa ngon và vừa rẻ). Cả hai chúng tôi bèn sang nhà hàng Kim Hoa, nằm góc đường Lê Lợi và Nguyễn Trung Trực, bên hông của nhà hàng phía bên kia đường là Kios Minh Phát chuyên bán các bản nhạc in của các nhạc sĩ do chính vợ chồng ông Minh Phát đứng bán và cũng là nhà xuất bản Minh Phát phát hành nhạc, tại Kios này chiều nào cũng có các nhạc sĩ ghé thăm hỏi tình hình nhạc của mình bán chạy hay không ?

Tôi và người bạn, đẩy cửa bước vào, tôi gặp nhạc sĩ Mạc Thế Nhân tác gỉa “Tương Tư 1, 2” đang ngồi nhậu với nhạc sĩ Khẩu Cầm Tòng Sơn, thế là cả hai chúng tôi tấp vào luôn. Từng ly Whisky pha Soda được 4 anh em chúng tôi thay phiên nhau gọi và kể chuyện văn nghệ. Trong lúc đang nói chuyện vui thì cửa nhà hàng mở, một phụ nữ đi vào không ai khác hơn là chị Thúy Ngọc, nhạc sĩ Tòng Sơn liền mời chị Thúy Ngọc ngồi cùng bàn cho vui (nhạc sĩ Tòng Sơn đã quen chị Thúy Ngọc trước tôi). Chị Thúy Ngọc không uống rượu, chị gọi Ly Nuớc Cam vắt. Thế là bàn chúng tôi 4 thằng đực rựa lại thêm 1 bông hồng cũng vui. 

Khi ánh đèn đường đã lên, chị Thúy Ngọc rủ bốn đưá bọn tôi đi Ăn Cơm Bắc Kỳ ở đường Tôn thất Đạm gần tiệm hủ tíu Nam Vang Thanh Xuân - chị Thúy Ngọc cho biết vì thèm ăn các món Cà pháo Mắm Tôm, Đậu hũ Chiên, Thịt Đông Dưa Chua v.. v. Mặc dù cả 4 người chúng tôi hơi ngang bụng, nhưng nễ tình tha thiết mời của chị Thúy Ngọc, cả 5 người chúng tôi lên đường đi ăn tối. 

Ăn xong,chúng tôi chia tay. Chị Thúy Ngọc hẹn tôi 8giờ 30 có mặt ở phòng trà Tự Do, trước khi đến phòng trà Queen Bee, để chị Thúy Ngọc gặp nữ ca sĩ Lệ Thu đòi tiền mà nữ ca sĩ Lệ Thu còn nợ của nhạc sĩ Lê văn Thiện - Tiền Viết Hoà Âm cho băng Cassette của nữ ca sĩ Lệ Thu. 
Đúng 8 giờ 30, tôi và người bạn đến bãi đậu xe trên lề đường trước phòng trà Tự Do, gặp nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền lấy xe Honda để đi hát nơi khác, tôi và nữ ca sĩ Mai lệ Huyền chỉ kịp giơ tay chào. Cả hai chúng tôi bước vào bên trong phòng trà đã thấy chị Thúy Ngọc có mặt, chị ngồi ở dẫy bàn sát cửa ra vào dành cho Nghệ sĩ, bên cạnh đó là nữ ca sĩ Mai Hương. Nữ ca sĩ Mai Hương thấy tôi, nói ‘theo chị vào bên trong sân khấu, để chị đưa giấy mời của thân mẫu chị nữ kịch sĩ Kiều Hạnh * mời các ký giả tham dự buổi phát hành băng Cassette của ban Tuổi Xanh nhân dịp phát hành đầu tiên. Sau khi nhận giấy mời, tôi trở ra ngoài ngồi nói chuyện với chị Thúy Ngọc. 

Trên sân khấu, người giới thiệu chương trình đã giới thiệu phần trình diễn của nữ ca sĩ Mai Hương. Ban nhạc đang dạo nhạc, chợt cảnh cửa của phòng trà mở, có 2 người đàn ông đi vào, tiến vào chỗ giữa phòng trà. Khoảng một phút sau, chị Thúy Ngọc nói với tôi, cứ ngồi ở đây chờ chị, chị đi vào giữa để gặp 2 người bạn mới vào. 

Nữ ca sĩ Mai Hương đã bắt đầu hát bài Love Story bằng lời Việt của Phạm Duy, được 2 đoạn đầu của bản nhạc, bất chợt có một tiếng nổ lớn vang dội cả phòng trà, kèm theo tiếng la hét, phần tôi, với phản ứng tự nhiên tôi đẩy người ngồi bên cạnh tôi xuống đất, đầu đập cạnh bàn. Khoảng 5 phút sau,tôi mới hoảng hồn ngồi dậy, chạy ra ngoài đường, nhìn thấy cửa kính của phòng trà Vỡ Vụn,vì sức ép của Trái Bom dội ngược ra ngoài đường, nếu dội ngược lên sân khấu thì chắc chắn nữ ca sĩ Mai Hương sẽ bị chết. Nhưng đầu của ca sĩ Mai Hương cũng bị trầy trụa chút đỉnh vì bóng đèn sân khấu rơi. 

Tôi và người bạn cùng nữ ca sĩ Carol Kim kêu taxi chạy ra bệnh viện Đô Thành để xem vết thương trên trán ra sao. Sau khi thấy không có gì, nữ ca sĩ Carol Kim cùng tôi và người bạn lại phòng trà Queen Bee vì tới giờ trình diễn của nữ ca sĩ Carol Kim. 

Mãi cho đến tối hôm sau, tôi đến phòng trà Queen Bee mới biết tin chị Thúy Ngọc đã chết vào tối hôm qua. 
Tôi thật bàng hoàng và ngỡ ngàng, khóc thương cho chị Thúy Ngọc và sáng hôm xin nghỉ phép đến nhà qùan Chợ Rẫy viếng chị Thúy Ngọc lần cuối và tiễn đưa chị ra nghĩa trang Đô thành trên đường Lê văn Duyệt gần khu cư xá Bắc Hải. 
Lý do Bom Nổ. 
Ở gần cuối bài “Một kỷ niệm kinh hoàng với nữ ca sĩ Mai Hương”, tác gỉa Hồng Thủy viết “Sau này tôi nghe nói Việt Cộng đặt mìn ở phòng trà Tự Do chủ tâm để giết ông McNamara bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ vì tưởng tối hôm đó ông ta sẽ đến thăm phòng trà Tự Do. Không ngờ phút chót ông ta đổi ý, lại đi một nơi khác”. 

Theo tôi,tác giả Hồng Thủy viết đoạn trên sai hoàn toàn. Vì theo tài liệu trên Net cho biết ông McNamara bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Sàigon vào năm 1963, suýt bị VC Nguyễn Văn Trổi đặt mìn ám sát ở Cầu Công Lý. Rốt cuộc Nguyễn Văn Trổi bị bắt trước khi ông Mc Namara đến Sàigon và Nguyễn văn Trổi bị tử hình. 
Tôi còn nhớ năm 1971, khoảng tháng 10 sẽ có cuộc bầu cử Tổng Thống VNCH. Do đó ban tổ chức Bầu cử Trung Ương ở Sàigon đã lấy một Ngôi Nhà nằm góc Tự Do - Thái lập Thành, trước mặt là nhà hàng Brodard, bên hông đối diện là phòng trà Tự Do làm Văn phòng của ban Bầu cử Trung ương, sở dĩ VC đặt Bom ở phòng trà Tự Do là lấy tiếng vang, gây xáo trộn trước tháng Bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2. 

Truyện Bom Nổ phòng trà Tự Do đã xẩy ra cách đây 42 năm, tưởng chừng bị quên lãng, nhưng nhờ có bài “Một kỷ niệm kinh hoàng với nữ ca sĩ Mai Hương” nên hôm nay có thêm bài “Vụ Nổ Phòng Trà Tự Do và cái chết của nữ tài tử Thúy Ngọc” của tôi. Cách đây khoảng 2 năm, trên báo Văn nghệ, đã đăng bài của nhà báo Ngành Mai báo Người Việt Cali viết về cái chết của nữ tài tử Thúy Ngọc, cũng đã xác nhận trước khi chết, nữ tài tử Thúy Ngọc đã gặp 1 ký giả - chính là tôi. 


                                                                                    Nguyễn Toàn/Sydney 2013-

*ghi chú: Tên những nghệ sĩ được đề cập ở trên có dấu * đã qua đời.



                         Giờ chúng ta đến một ngả tư nữa là ngả tư Tự Do - Nguyễn Văn Thinh








Nhà may LƯƠNG-TÂN số 91 Tự Do


Tiệm thực phẩm THÁI THẠCH

            Ở phần đoạn đường này có một nhà hàng nổi tiếng là Maxim's nơi đây có nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Xuân Lôi phụ trách.


Dãy phố giữa Nguyễn Văn Thinh - Hồ Huấn Nghiệp


                                           Phía mấy lính Mỹ Là Nhà hàng Maxim's


                                                        Nhà hàng Maxim's





                                      Vũ công múa bài Cancan ở  Nhà hàng Maxim's


                                                Affiche quảng cáo của Maxim's


                     Qua ngả tư này chúng ta đến ngả ba Hồ Huấn Nghiệp và một ngả tư cuối cùng nữa là ngả tư Tự Do - Ngô Đức Kế để cuối cùng đường Tự Do chấm dứt tại giao lộ của bến Bạch Đằng.





                  Góc Tự Do - Hồ Huấn Nghiệp. Bên trái chiếc taxi là 1 vườn hoa khá đẹp của khách sạn Eden Roc. Tấm hình chỉ cho thấy cái hàng rào. 


                             Đường Tự Do, phía trước là ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế



                                                      Ngả tư Tự Do - Ngô Đức Kế





                     Ngã tư Ngô Đức Kế với Tự Do, phía trên chổ căn nhà màu vàng là góc đường Hồ Huấn Nghiệp





                                             Chúng ta thấy tiệm may Coya ở góc hình











Sài Gòn những năm 1970-1971 - Nơi ngã tư Tự Do - Ngô Đức Kế nhìn về Sông Sài Gòn.

                    Ra tới đoạn đường này chúng ta còn hai công trình nữa là khách sạn Grand Hotel và khách sạn Majectic. Ở phía sau Majectic bên đường Tự Do có một rạp hát cùng tên chuyên chiếu những phim cũ nhưng có giá trị. Majestic cũng là rạp hạng sang và đẹp. Rạp này nằm sát bên khách sạn Majestic ở cuối đường Tự Do gần bến Bạch Đằng, đối tượng xem phim chủ yếu là người Pháp.
                    Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách. Dường như sau 1975 có thời gian thuộc quyền khai thác nhà hàng của nghệ sĩ Bảo Quốc 




                                                     Khách sạn Grand Hotel 

                  Ngày 24-10: Ông Henry Edouard Charigny de Lachevrotière - Tổng biên tập của một tờ báo Pháp được một giấy phép chính thức mở Grand Hotel Saigon. Khi đó nó chỉ là một cửa hàng nước giải khát nhỏ, nằm ở góc đường Đồng Khởi và Ngô Đức Kế.

          1930: Khách sạn Grand Sài Gòn được xây dựng tại số 08 Đồng Khởi, Thành phố Hồ Chí Minh

          1932: Patrice Luciani được cung cấp một giấy phép để hoạt động cửa hàng nước giải khát         
          1937: Grand Hotel đổi tên thành Saigon Palace.         
          1958: Tên tiếng Việt "SÀI GÒN LỮ QUÁN "xuất hiện.         
          1978: Mở thêm khách sạn Palace Hotel tại 16 Ngô Đức Kế, Quận 1.         
         1989: Nhà hàng 08 Đồng khởi hợp nhất lại với khách sạn Palace tại 16 Ngô Đức Kế, thành khách sạn Đồng Khởi.         
         1995 - 1998: Grand Hotel đổi mới tân trang lại.
         1998 - 2003: khách sạn Grand Sài Gòn được mở cửa trở lại với các thiết bị tinh vi và hiện đại, tiện nghi và dịch vụ đáng tin cậy.

         Đến cuối năm 2011, Grand Hotel Saigon trở thành khách sạn năm sao bao gồm 233 phòng khách kết hợp giữa phong cách mới và cổ.

       Hiện nay, Grand Sài Gòn là một trong những khách sạn 5 sao, danh tiếng, lộng lẫy và lâu đời nhất Sài Gòn.

                                           Đầu tiên tên là Grand hotel de la Rotonde

                                     1937: Grand Hotel đổi tên thành Saigon Palace.



                                                    Grand Hotel ngày nay
                                                           Khách sạn Majectic

                    Khách sạn Majestic đã trải qua gần một thế kỷ tồn tại (1925-2012), là một biểu tượng sự thời xa hoa tráng lệ của người Sài Gòn thời bấy giờ. Đến giờ, Majestic vẫn giữ được vẻ lộng lẫy như ngày nào và vẫn là niềm tự hào của người dân Sài Gòn.
                    Người bỏ tiền xây dựng khách sạn Majestic là một thương gia Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất xứ Sài Gòn - Gia Định lúc bấy giờ là Hui Bon Hoa (hay còn gọi là Chú Hỏa, người được xếp vào hàng giàu có bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, sự giàu có của ông gắn với nhiều giai thoại bí ẩn, tên ông gắn với nhiều công trình nổi tiếng đồ sộ như Bảo tàng Mỹ thuật, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm Cấp cứu Sài Gòn, khu nhà khách chính phủ, chợ Bình Tây...)
·         Vào năm 1925, Hui Bon Hoa đã xây dựng dựng ngay góc giao lộ Catinat và Quai de Belgique (nay là đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng) một khách sạn mang tên Majestic với 3 tầng lầu, 44 phòng ngủ. Khách sạn này theo lối kiến trúc hiện đại của Pháp bấy giờ, do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế.
·         Năm 1948, Majestic được bàn giao cho Sở Du lịch và Triển lãm Đông Dương (The Indochina Tourism & Exhibition Department), do ông Franchini Mathieu - một người Pháp - điều hành.
·         Đến năm 1965, Majestic được chính quyền Sài Gòn chuyển giao cho Nha Du lịch và Tổng cục Phát triển Du lịch, đồng thời được xây dựng thêm 2 tầng, một phòng họp chuẩn quốc tế, một nhà hàng theo sự phác họa của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và được đổi tên là khách sạn Hoàn Mỹ. Sau khi đất nước thống nhất, Majestic Hotel đổi tên là Cửu Long, nhưng tên giao dịch vẫn là Majestic, thuộc quyền quản lý của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
·         Năm 1994, Majestic được sửa chữa theo lối kiến trúc Châu Âu thời Phục hưng, cùng nhiều hạng mục khác như quầy bar, phòng họp quốc tế… được xây dựng. Năm 1997, Majestic được Tổng cục Du lịch công nhận là khách sạn đạt chuẩn 4 sao.
·         Năm 2003, Majestic tiếp tục "nâng cấp" với việc được nâng lên thành 8 tầng và mở rộng thêm về phía đường Tôn Đức Thắng.
·         Đến năm 2007, khách sạn này được Tổng cục Du lịch công nhận đạt chuẩn 5 sao. Majestic cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt tự đầu tư, quản lý, điều hành. Tổng giám đốc lúc này là ông Tào Văn Nghệ.
Majestic đã từng đón tiếp nhiều nhân vật quan trọng trong suốt gần 1 thập kỷ qua như Tổng thống Pháp Mitterrand, Thái tửNhật Akishino, Lee Hsien Loong - nguyên phó thủ tướng Singapore, Thái tử Đan Mạch Henrick, Thái tử Anh Ed. Andrew, công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn, nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đến tên tuổi quốc tế: Catherine Deneuve, giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Kaiko Takeshi.
Hiện nay Tổng giám đốc Majestic là ông Nguyễn Anh Vũ.
              Số 1 Catinat, vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa sau này sẽ là khách sạn Majestic. Ảnh được chụp cuối thế kỉ 19.
                      Cafe de la Rotonde ở địa chỉ số 2 Catinat. Bên phải bức ảnh là đường Đường Bạch Đằng với hai hàng cây ở một bên hè. Ảnh chụp cuối thế kỉ 19, lúc này việc chiếu sáng đường phố vẫn dùng loại đèn thắp dầu.
   
  Cửa ngỏ vào đường Tự Do thời Pháp


                                              
 Khách sạn Majectic qua thời gian



              1948: Sở Du lịch và Triển lãm Đông Dương mua toàn bộ tầng trệt và lầu 1 khách sạn và thuê 44 phòng trong thời hạn 30 năm

               Năm 1965 khách sạn được xây thêm 2 lầu nữa theo đồ án cải tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ


                                                Khách sạn Majectic ngày nay


Xem thêm: 
Các địa chỉ Khách sạn, nhà hàng, tiệm buôn,...vang bóng một thời của đường Tự Do.

Saigon la perle de l'extreme orient - Bienvenue sur Saigon Vietnam

saigon-vietnam.fr/rue-tu-do.php

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...