LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN
(Phần tiếp theo)
Bản đồ hiện tại là đường Lý Chính Thắng
Bản đồ năm 1920
Bản đồ năm 1958 đổi tên là đại lộ Nguyễn Huệ
CHASSELOUP-LAUBAT
Bản đồ năm 1926
Bản đồ năm 1942
Bản đồ năm 1958 đổi tên là Nguyễn Phi
Bản đồ năm 1898
Bản đồ năm 1958 đổi tên là Alexandre de Rhodes
Giám mục COLOMBERT
Bản đồ năm 1920
Bản đồ năm 1958 đổi tên là Hồ Xuân Hương
Bản đồ năm 1942
Bản đồ năm 1958 đổi lại là Sương Nguyệt Anh
(Phần tiếp theo)
CHAMPAGNE.
Đường khúc khuỷu hướng
Bắc Tây Bắc – Nam Tây Nam kết nối đường Paul-Blanchy với đường Verdun.
Là một con đường xưa dành cho xe ba gác
chạy dọc theo kênh Thị Nghè. Tên đầu tiên của nó là Avalanche. Trong phiên họp
ngày 26 tháng 4 năm 1920, hội đồng thành phố quyết định đặt tên là Champagne.
Bản đồ năm 1898 ghi là đường Avalanche
Bản đồ năm 1942 ghi là đường Champagne
Bản đồ năm 1958 đổi tên là Yên Đổ
CHAMPAGNE
là tên của là tên của một
trong ba trận đánh sau diễn ra tại tỉnh Champagne, miền bắc nước Pháp trong Thế
chiến thứ nhất:
Trận Champagne lần thứ nhất (20
tháng 12 năm 1914 – 17 tháng 3 năm 1915)
Trận Champagne lần thứ hai (25
tháng 9 – 6 tháng 10 năm 1915)
Trận Champagne lần thứ ba (16 tháng
4 – 20 tháng 4 năm 1917) - thường được biết đến với tên gọi Trận
Aisne lần thứ hai, một phần của Chiến dịch Nivelle.
CHARNER. Đại lộ. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nối
đường Espagne đến cảng Le-Myre-de-Vilers.
Đại lộ Charner dài 700 mét nằm tên con
kênh đã có vào thời người Pháp mới đến Sài Gòn kéo dài tới vị trí của tòa thị sảnh
thành phố. Con kênh này bị cắt ngang bởi con kênh Gallimard ở gần điểm tận cùng sau này thành đại lộ
Bonard.
Grand Canal hay Canal Charner có hai con
đường đi kèm theo lúc đầu gọi là đường số 18, rồi phía mạn phải hướng Tây Nam
thành đường Charner và phía mạn trái hướng Đông Bắc thành đường Rigault-de-Genouilly
vào ngày tháng 5 năm 1865.
Do vấn đề vệ sinh vì sự bốc mùi hôi thối
của con kênh này, sau 18 năm bàn cãi cuối cùng việc san lấp hoàn tất vào năm
1886 -1887 và Canal Charner đổi thành Đại lộ Charner.
Năm 1906, các ủy viên hội đồng thành phố
đòi đổi tên lại là đại lộ République, nhưng đã bị phủ quyết.
Diện mạo của đại lộ là một dãy bờ cỏ chạy
dài theo trục đường được làm theo lệnh của thị trưởng Rouelle năm 1926.
Bản đồ năm 1878 cho thấy con kên Grand canal có 2 con đường là Charner và Rigault-de-Genouilly
Bản đồ năm 1958 đổi tên là đại lộ Nguyễn Huệ
Đô
đốc CHARNER (Léonard, Victor, Joseph),
sinh ở Saint-Brieuc (Côtes-du-Nord) ngày 13 tháng 2 năm 1797. Ông là Tổng tư lệnh quân Pháp tham
gia Chiến tranh Nha phiến lần hai và là Tổng tư lệnh liên quân viễn
chinh Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Nam Kỳ.
Đô đốc CHARNER
CHASSELOUP-LAUBAT.
Hướng Đông Bắc – Tây
Nam. Đây là con đường dài chạy qua thành phố Sài Gòn đến làng Phú Mỹ, Gia Định.
Về hướng Chợ Lớn, Nó băng qua con kênh Thị Nghè, chạy dọc Thảo cầm viên, khu vườn
của dinh toàn quyền và khu vườn thành phố.
Con đường này đã có trước khi người Pháp
đến, nối làng Phú Mỹ với khu Chợ Lớn ở phần đất cao của thành phố. Khi xưa nó bị
cắt ngang bởi thành Gia Định năm 1835.
Vì lý do quân sự quan trọng, đường Chasseloup-Laubat
có tên đầu tiên là đường Stratégique rồi sau đó đổi lại là đại lộ số 25. Chỉ
khi đô đốc DE LA GRANDIÈRE với quyết định ký ngày 01 tháng 2 năm 1865 đem lại
tên mới cho con đường này là đại lộ Chasseloup-Laubat.
Các bản đồ xưa đều cho thấy con đường này kết nối vùng Chợ Lớn với làng Phú Mỹ
Bản đồ 1958 đổi tên là Hồng Thập Tự
Và bản đồ hiện tại là Nguyễn Thị Minh Khai
CHASSELOUP-LAUBAT
(Samuel, Prosper, Justin. Napoléon) sinh
ở Alexandrie (Piémont) ngày 29 tháng 3 năm 1805 là chính trị gia người Pháp đã
trở thành Bộ trưởng Bộ Hải quân dưới Napoleon III và là một người
bênh vực sớm chủ nghĩa thực dân Pháp .
CHEMIN
DES DAMES. Hướng Tây Bắc
– Đông Nam nối đường La Grandière phần phía Tây Nam với đường Colonel-Boudonnet.
Con đường Boresse khi xưa kéo dài từ cảng
Belgique tới đường La Grandière. Dù bị đường xe lửa cắt ngang nhưng toàn bộ con
đường vẫn tiếp tục giữ cái tên này. Chỉ sau cuộc họp ngày 26 tháng 4 năm 1920,
hội đồng thành phố đã đặt cho phần phía Tây Bắc của con đường Boresse tên mới
là Chemin des Dames.
Bản đồ năm 1958 đổi tên là Nguyễn Phi
Chemin
des Dames là con đường giao
thông của tỉnh Aisne, Pháp. Nơi xảy ra ba trận đánh trên Mặt trận phía tây của cuộc Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
COLOMBERT.
Hướng Đông Bắc – Tây
Nam nối đường Mac-Mahon với đường Blancsubé.
Trước đó đường có tên là đường Paracels
(theo quyết định ngày 2 tháng 6 năm 1871). Ngày 16 tháng 10 năm 1871 đổi lại là
đường Évêché và cuối cùng là đường Colombert theo quyết định ngày 24 tháng 2
năm 1897.
Bản đồ năm 1878 ghi là Évêché
Giám
mục COLOMBERT (Isidore, François, Joseph) sinh ngày 19 tháng 3 năm 1838 ở Sainte-Marie-du-Bois
(Mayenne). Phó Đại diện Tông tòa Giáo phận Tây Đàng Trong từ 1872 đến
1873. Đại diện Tông tòa Giáo phận Tây Đàng Trong từ 1873 - 1894.
COLOMBIER.
Hướng Đông Bắc – Tây
Nam. Nối đường Verdun với đường Laregnère.
Đường trước đó tên là đường Dispensaire
và nó có tên mới này từ năm 1897.
Bản đồ năm 1958 đổi tên là Hồ Xuân Hương
COLOMBIER
(1835-1896) sinh ngày
21 tháng 4 năm 1935 ở Châteauneuf-Calcenier (Vaucluse). Ông tới Đông Dương với
đoàn quân chinh phục của Pháp và cập cảng Tourane ngày 8 tháng 2 năm 1868. Ông
đến Sài Gòn năm 1859 (?) với lực lượng
viễn chinh của đô đốc RIGAULT DE GENOUILLY. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ,
ông trở thành nhà làm vườn tại khu vực đường Verdun gần với đường Legrand-de-la-Liraye.
Ông cho nhập hầu hết các loại rau quả châu Âu và một số cây cảnh, bao gồm hoa hồng.
Năm 1886, thành phố Sài Gòn đang tìm kiếm đất để xây dựng một phòng khám. "Cha
Colombier" như người ta thường gọi là một con người tốt và khiêm tốn, đã tự
nguyện hiến một phần đất canh tác của mình gồm 4,5 ha.
COMBES.
Đường Léon. Hường Đông Bắc – Tây Nam nối đường
Verdun với đường des Frères-Guillerault.
Đây là con đường mới lập từ năm 1926.
Bản đồ năm 1958 đổi lại là Sương Nguyệt Anh
Léon
COMBES sinh ở Sài Gòn
ngày 4 tháng 12 năm 1895. Giồng Ông Tố là nơi sinh sống đầu tiên của ông. Ngày
15 tháng 2 năm 1915 ông gia nhập trung đoàn 2 quân thuộc địa và được điều qua Saint
Maixent chiến đấu trong trận chiến tranh thế giới. Ngày 6 tháng 8 năm 1916, ông
hy sinh tại Craonnelle.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét