Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)


BONARD. Đại lộ
Nối quảng trường Francis-Garnier (phía trước Nhà hát thành phố) tới quàng trường Cuniac (chợ Bến Thành).
Đại lộ Bonard chiếm một phần của con kênh ăn thông ra sông Sài Gòn gần thành lính hải quân và phía bên kia là kênh Bến Nghé. Được mở ra bởi đại úy công binh GALLIMARD liền sau thời kỳ chinh phục (1959 hay 1960), con kênh này được đặt tên là kênh GALLIMARD, có một chiều dài là 800 mét. Một trong những mục tiêu chính là cốt để làm ráo cho thành phố khi ấy là một vùng sinh lầy. Con đường nước quan trọng này đi xuyên thẳng góc với Kênh lớn mà sau đó nó trỡ thành đại lộ Charner.
Các tư liệu lúc đó không cho phép biết về công trình này. Không có ngày tháng cụ thể khởi công kênh GALLIMARD, có thể là giữa năm 1870 và 1880. Như chúng ta được biết là từ bắt đầu năm 1914, đại lộ này là nối dài của con đường Mac-Mahon đến chợ Bến Thành.
Cái tên Bonard không phải là cái tên đầu tiên của đại lộ này, Trước đó tên của nó là đường số 13.



Bản đồ năm 1878



Bản đồ năm 1942



Bản đồ năm 1958 đổi tên là đại lộ Lê Lợi

BONARD (Louis, Adolphe) (1805-1867) sinh ở Cherbourg ngày 27 tháng 3 năm 1805. Ông tham gia hải quân năm 1825 và là chuẩn úy ngày 12 tháng 11 năm 1826. Ông đạt chức chuẩn đô đốc năm 1855 và phó đô đốc ngày 25 tháng năm 1862.
Ông đến Sài Gòn ngày 27 tháng 3 năm 1861.


BORESSE. Nối đại lộ Galliéni với cảng Belgique (Kênh Bến Nghé).
Cái tên Boresse đặt cho con đường có thể từ năm 1866 đến 1870. Tên này thật ra mở rộng cho cả khu vực thời đó là vùng sình lầy. Về sau đã lấp, khu Boresse có vài xưởng cùa người A Nam và người Hoa đầy năng động.


Bản đồ năm 1923



Bản đồ năm 1958 đổi tên là Yersin

Boresse (1830 — 1866) sinh ở Pointe-à-Pitre (Guadeloupe) ngày 01 tháng 3 năm 1830. Ông vào trường hàng hải năm 1848. Là đại úy hải quân trên chiến hạm Primauguet. Ông từng bị phong tỏa cùng với quân đồn trú Pháp – Bồ trong một đồn tại Sài Gòn từ năm 1859 đến 1861. Thiếu tá JAURÉGUIBFRRY đã chỉ định ông phụ trách ngành cảnh sát và những dịch vụ tại Sài Gòn. Ngày 7 tháng 01 năm 1863, ông là thanh tra hạng 2 phụ trách về sở công việc bản xứ. Năm 1864, ông đi theo Phan Thanh Giản sang Pháp bàn về các điều khoản của hòa ước.


BOUDONNET. Đường Đại tá.
Đi theo mạn phía bắc của nhà ga, nối đường Frère Louis với quảng trường Cuniac (chợ Bến Thành).
Trước đường này có tên là đường Latérale Nord de la gare. Hội đồng Thành phố trong cuộc họp ngày 29 tháng năm 1917 đã quyết định đổi tên như nêu trên.


Bản đồ năm 1942



Bản đồ năm 1958 đổi tên là Lê Lai

BOUDONNET đến Viễn Đông vào đầu thế kỷ 20. Năm 1908 ông là đại tá tới Sài Gòn và chỉ huy một trung đoàn lính bản xứ.


BOURDAIS. Nối đường Colonel-Grimaud (nhà ga) tới cảng Belgique khu vực Boresse.
Đường trước đó là đường số 32. Tên sau này được đặt theo quyết định của đô đốc Duperré ngày 14 tháng 4 năm 1877.


Đường Bourdais trong bản đồ 1878 khi chưa có chợ Bến Thành và nhà ga


Trong bản đồ năm 1898 thì đường Bourdais kéo dài tới vườn Beaux Jeux


Đường Bourdais trong bản đồ 1926 giáp vời đường Colonel-Grimaud



Đường Bourdais đổi tên là Calmette trong bản đồ 1958

Edme, Adrien BOURDAIS (1820-1861) sinh ở Saint-Servan (Ille-etVilaine) ngày 28 tháng 10 năm 1820.Ông vào trường hàng hải năm 1836. Hai mươi năm sau đó ông là đại úy tàu hộ tống. Ông tham gia chiến dịch chiếm Mỹ Tho và đã chết tại đó.



Edme, Adrien BOURDAIS 

CAILAR. Hướng Bắc Đông Bắc – Nam Tây Nam nối cảng Yser tới đường Jean-Eudel trong khu vực Chargeurs réunis.
Đường này phục vụ cho việc giao thông cho các kho hàng của cảng từ năm 1900. Trước đó tên là đường Immigration. Sau đó nó được để nghị đổi tên là đường Cyrnos để vinh danh một đại tá người Corse ở Sài Gòn. Nhưng trong phiên họp của hội đồng thành phố ngày 26 tháng 4 năm 1920 quyết định đặt tên Jean Cailar cho con đường này.




Bản đồ năm 1943



Bản đồ năm 1958 đổi tên là Ngô Văn Sở

Ghi chú: Con đường này về sau đã bị xóa tên vì nằm trong khu vực cảng Sài Gòn


Jean, Marie, Maxime CAILAR sinh ngày 16 tháng 4 năm 1833 ở Château-de-Lavaur gần Mauriac (Cantal). Ông tham gia lĩnh vực dân sự tại Đông Dương ngày 05 tháng 12 năm 1908. Năm 1914 ông trở thành luật sư biện hộ. Ông mất năm 1915 trong trận chiến tranh thế giới.


CALMETTE. Trước đó tên là đường số 39, hướng Đông Đông Bắc – Tây Tây Nam nối đường Paul-Blanchy với đường Barbier (khu Tân Định).
Tên Calmette được đặt cho con đường này theo quyết định của toàn quyền ngày 23 tháng 01 năm 1943.


Bản đồ năm 1943



Bản đồ năm 1958 đổi tên lại là Đinh Công Tráng

Albert Calmette sinh ở Nice ngày 12 tháng 7 năm 1863, là một bác sĩ, một nhà vi khuẩn học, miễn dịch học người Pháp và là một thành viên quan trọng của viện Pasteur. Ông đã trở thành hội viên và được Pasteur giao trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo một chi nhánh của viện Pasteur tại Sài Gòn, Đông Dương vào năm 1891.



Albert Calmette 


CAPPE. Hướng Tây Tây Nam – Đông Đông Bắc. Khu vực cảng thương mại ở góc tạo bởi con kênh Bến Nghé và sông Sài Gòn. Con đường Này băng qua đường Jean-Eudel.
Con đường có từ thời quy hoạch đầu tiên của khu vực Khánh Hội (đầu thế kỷ 20) và không có tên gọi rất lâu. Người ta đề nghị đặt tên là 'Armor để vinh danh đại tá người Breton ở Sài Gòn. Trong khi đó, ngày 26 tháng 4 năm 1920, hội đồng thành phố quyết định đặt tên là Cappe.


Bản đồ năm 1926



Bản đồ năm 1958 đổi tên là Hoàng Diệu


Charles DE CAPPE. Những thông tin về nhân vật này rất hiếm chỉ biết ông là con của một cựu giám đốc sở giáo dục Nam kỳ, đã hy sinh trong trận chiến tranh thế giới 1914 -1918.

CARABELLI. Hướng Đông Bắc – Tây Nam. Nối đường Catinat tới đại lộ Charner (gần nhà hát thành phố).
Con đường này và có thể những căn nhà dọc theo là sở hữu của Carabelli sau năm 1881, năm ông đến Sài Gòn. Năm 1888, ông xin thành phố được gánh vác p[hần thắp sáng. Hội đồng thành phố chấp thuận với điều kiện con đường này phải thuộc về thành phố. Carabelli trả lời “ đó là ý định của tôi” trong cuộc họp ngày 5 tháng 11 năm 1888.
Ngày 26 tháng 2 năm 1896, hội đồng thành phố nhận bức thư của Xavier Carabelli đòi hỏi một đại lộ hay một con đường của Sài Gòn được đặt tên cho người anh của ông, một cựu thị trưởng. Nhân viên báo cáo đề nghị đặt tên Carabelli cho con đường mà ông sở hữu trước đó.
Con đường này rất hẹp. Nó chỉ được mở rộng hơn trong dịp xây dựng lại các công trình ở phía bên trái (hướng Catinat-Charner) vào năm 1937.


Bản đồ năm 1942



Bản đồ năm 1958 đổi tên là Nguyễn Thiệp

Raoul CARABELLI sinh ở Corse khoảng năm 1848. Ông ta tới Nam Kỳ như là một luật sư biện hộ năm 1881. Ông ta sớm tham gia chính trường và trở thành ủy viên thành phố rồi ủy viện thuộc địa. Năm 1890 ông là chủ nhiệm tờ Courrier de Saigon. Ông ta rời Đông Dương trong thời kỳ và mất tại Paris năm 1893.

                                                                                     (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...