Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


1591. Xe Traction đậu gần ngả tư Phan Đình Phùng - Đoàn Thị Điểm ngày xưa và giờ đây.




1592. ngả tư Công Lý - Yên Đổ ngày nào và hiện nay.



1593. Capital hotel BEQ ngày xưa giờ không còn.



1594. Hotel Astor góc Nguyễn Văn Thinh - Tụ Do ngày nào và giờ đây.



1595. Bộ chỉ huy US Navy Officer in Charge of Construction kế ngả ba Hai Bà Trưng - Tụ Đức ngày nào và giờ đây.



1596. Góc Nguyễn Huệ - Tôn Thất Thiệp cạnh Tòa Hòa Giải khi xưa và hiện nay.



1597. Phòng trà Tự Do ngày xưa và giờ đây.



1598. Đường Nguyễn Thiếp ngày xưa và nay.



1599.  Đại lộ Ngyễn Huệ gần thương xá  Tax gày xưa và nay.



1600.  Villa 60 Trần Quý Cáp nơi Westmoreland tùng ở ngày nào và nay.





Nguồn Tim Doling, Paul Blizard, Trung Ngo

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019




Bài BẾN TẮM NGỰA của tác giả Minh Hương, từng là cán bộ nằm vùng của MTGPMN, gạt sang vấn đề chính trị, chúng ta xem sự mô tả về sự hình thành của địa danh này của tác giả. Xin nói thêm địa danh Xóm Lách của thời tôi ở chỉ bao gồm phần từ hẽm 134 (bót Đặng Văn Bắc) ra đến ngả tư Yên Đổ - Công Lý và ăn dài tới tận chủa Vĩnh Nghiêm, còn địa danh Bến Tắm Ngựa là trong phạm vi hẽm 150, 148, 146,144.




BẾN TẮM NGỰA

Minh Hương




Thành phð ta vốn là vùng nê địa. Có nơi, bước trên đất còn nghe bấp bênh dưới chân, nhứt là những láng thãp ven sông, gần rạch. Trước kia, nhiều con rạch chằng chịt đâm ngang xẻ dọc, thuyền bè tấp nập Iưu thông. Rồi những bến nước dần dần hình thành bên các cụm dân cư vừa tụ lai sát một bờ kênh.

Ngày nay, nhiều đường nước đä bị lấp mất vì dân cư Iấn chiếm ra mði ngày một ít, lấy đất để ở. Có đường nước vẫn còn đó, nhưng teo Iại, trông như một khe nhỏ, chåy Iờ đờ. Một sð địa danh mang tên 'bến" như một chứng cứ của thời quá khứ. Thành phð ta còn giữ được tới ngày nay hơn 40 địa danh có tiếng bến đứng đầu. Quận 1 có Bến Nghé, Bến Thành, Bến Trâu. Quận 3 có Bến Tắm ngựa. Quận 4 có Bến Nhà Rðng, Bến Súc và Bến Xúc. Quận 8: Bến Ðá. Nhà Bè: Bến Ngựa, Bến Sao. Phú Nhuận: Bến Cừ. Hóc Môn: Bến Cỏ, Bến Cát, Bến Nọc. Bến Nọc Nhỏ, Bến Phân. Bến Vua. Củ Chi có nhiều nhứt: Bến Cỏ, Bến Bà Thù, Bến Cây Me, Bến Dược, Bến Đình, Bến Đường Cát, Bến Hõm, Bến Mốp, Bến Thượng, Bến Nảy…Thủ Đức: Bến Bà Liêu, Bến Dốc, Bến Hồ, Bến Gỗ, Bến Đá, Bến Nọc. Bến Nọc Nhỏ. Quận 6: Bến Cây Dương. Bình Thạnh: Bến Đá, Bến Lội, Bến Lức…

 Bến Tắm Ngựa còn có tên Xóm Lách (thuộc quận 3), nàm trên đường Yên Ðổ (nay là đường Lý Chính Thắng). Ðường một chiều đi ra Hai Bà Trưng, bắt đầu giáp với Trần Quóc Thåo (Trương Minh Giảng), chạy xuống gần ngã tư Nam Kÿ Khởi Nghïa (xưa là Mac Mahon, Công Lý). Xóm chạy theo kênh Nhiêu Lộc giữa hai cây cầu: Lê Văn Sï (Trương Minh Giảng) và Nguyễn Vän Trổi (Công Lý). Xóm chạy từ mé Iộ được đắp cao, rnặt đất chạy thoai thoåi xuống mé kênh. Trước kia, nhà cất lưa thưa, phần đông vách phên, Iợp lá, một số ít vách ván, mái tôn. Còn nhà gạch mái ngói họa hoắn được đôi ba cän cất ngoài rnặt Iộ. Bến là một bãi rất rộng, thường có người từ đâu dẫn ngựa đến tắm, nên khu đất xung quanh được gọi chung là Bến Tắm Ngựa. Còn khoånh đất bên kia đường đã có một ít nhà Iầu, biệt thự cất lên hai bên ngôi đình Xuân Hòa. Nhưng đất trống còn nhiều, cỏ hoang và cây bụi mọc dày, än thông tới đường Trần Quðc Toån (Nguyễn Đình Chiểu) ngày nay. Ở chổ bây giờ là nhà hàng Dạ Lý Hương (Nha Quản Thủ Điền Địa) và một cư xá (Yên Đổ) khá rộng, trước kia chi lèo tèo ba bốn túp nhà lá. Ngựa tắm xong, được dẫn lên đấy Cho chúng nằm lån Iộn trên mặt đất rði än cỏ.

 Cuối những näm 1940, đường xuống bến còn thoáng lắm. Con kênh rộng như một dòng nước lớn. Nhà cửa chưa cất sát bãi cát rộng trên bến. Con nít trong xóm rủ nhau ra đây tắm, lặn Iội, đùa giởn thóa thích. Lính pháo thủ của một đơn vị pháo binh Pháp đóng ở Hòa Hưng thường đưa ngựa xuống bến tắm. Những con ngựa vạm vỡ, kéo đại bác, kéo xe chở đạn dược. Mấy chú nài thường dẫn ngựa đua đến tắm rồi dẫn đi vòng quanh trên các bãi cỏ gần đó, gọi là "quần ngựa". Ðến các chú xà ích cüng đua ngựa và đôi khi cå xe thổ rnộ, xe cá xuống đây để tắm ngựa và rửa luôn xe cộ. Xe thổ mộ (còn tên là xe "hộp quẹt), chỉ đóng một ngựa, thùng vuông, mui khum như mui ghe, chở được näm sáu khách chạy trên những tuyến đường đã được quy đinh. Tấm vè bằng gỗ, dài, to bån, gắn phía trên hai bánh xe gổ to như cái nia lớn, vành bịt sắt, dùng để máng đồ đạc của khách mang theo hoặc thúng, gióng, rổ, rá... Xe cá có hai loại: xe nhỏ hai bánh một ngựa; xe lớn bốn bánh hai ngựa. Xe không mui, thùng rộng và dài bång ván đóng hở. Ban đầu dùng để chở cá. Vê sau, chở các thứ hàng hóa cồng kềnh, đồ vật lỉnh kỉnh, nhứt là được thuê để chở bàn ghế, tủ giường, lu khạp khi dọn nhà...

Hể có bến là có dân tụ lại làm än, buôn bán, Bến Tắm Ngựa cũng vậy, gồm phần lớn nguồi lao động, từ nhiều địa bàn khác của đất nước trôi giạt đến, rồi dần dần hình thành một xóm đa dạng. Ða số là người miền Trung từ các tỉnh Quång Bình, Quång Narn, Quång Ngãi, Bình Ðịnh... Nhiều nhứt là đồng bào Quång Bình, phần đông vào trước näm 1945, một ít vào đợt näm 1954. Theo chân cha ông hay người làng vào Sài Gòn sống bằng hai nghề chính: thợ điện và chằm nón. Kế đến là đạp xích lô. Buổi đầu, nghề nghiêp chưa ổn định, mướn xích lô đạp sống qua ngày. Sau một thời gian, một số kiếm được việc làm khác đỡ vất vå: bốc vác, giúp việc nhà, buôn thúng bán bưng... Cuối xóm là xóm Nhà Đèn ( ) (Công ty Ðiện Iực) chạy dài lên đến cầu Nguyễn Vän Trỗi (Công Lý). Người dân Quång Bình còn ở råi rác hai bên đường Trần Quốc Thåo (Trương Minh Giảng), lên đến Vướn Mít, Vườn Xoài… Gần đây, khi qua cầu Lê Văn Sĩ (Trương Minh Giảng) và cầu Nguyễn Vän Trổi (Công Lý) vào rnùa khô, ta thấy lá buông, lá cọ phơi đầy hai bên vĩa hè, có khi tràn xuống cả lề đường. Có nhà đã vào đây từ ba đời. Có dịp tiếp xúc, ta tưởng họ gốc miên Nam, nghe họ nói giống như giọng người miền Nam (nói). Họ chuyển qua giọng miền Bắc, ta ngỡ họ là người Hà Nội. Nhưng khi họ "líu lo" với nhau bằng thứ tiếng tỉnh nhà, thì cüng phåi chiu thôi. Họ nói như chim hót. Vốn chịu khó, chịu cực giỏi, nên họ mau chóng thích nghi được với hoàn cånh. Nhiều nhà vào Nam đã lâu, làm än khấm khá, đứng ra thầu bắt hệ thống điện nhà cho các công trình và rnở tiệm bán đồ điện trên các đường lớn như Hai Bà Trung, Vö Thị Sáu (Hiền Vương), Pasteur, Phạm Ngũ Lão (quân 1).
          Nhóm dðng cư dân thứ hai là người Bắc. Phần đông vào trước nåm 1945 hay đầu nåm 1945 do tránh đói kinh khủng ở miền Bắc Ðặc biệt người cùng một làng. Chẳng hạn có nhóm người trước sống ở làng Phù Thụy, thuộc Phù Lý (Hà Nam). Phần lớn làm hồ (thợ xây, Phụ hồ, gánh đất, đá, gạch, đào móng, đào hố). Họ ở quanh quẩn gần nhau. Một số ít làm nghề mộc. Những ngày được đi làm it hơn những ngày không làm việc. Có việc họ gọi nhau„ thường làm chung ở một công trường. Cư dân các tinh khác làm nhiều nghề thợ mộc, thợ giày, thợ may, thợ hớt tóc, phụ nữ thì bán rau cải rong, hàng sáo... Ða số là những người chịu thương, chịu khó cả.
Ðầu năm 1947, vào thành hoạt động, tôi ở tạm nhà một người bạn mới cất gần mé nước. Một túp nhà lá đơn sơ. Phia sau nhà, ở cái chổ đất vừa đào lên để đắp nền nhà đã trở thành một cái vüng lớn, rồi chẳng bao lâu thành cái ao con. Mỗi ngày đêm cũng bốn Iần nước lớn nước nhò. Chung quanh còn lổm chổm những bụi ô rô, cóc kèn và xa xa vài gốc bần, rể đước. Mấy con cá thòi lòi leo lên các bụi gai, các gốc cây, bò lổn ngổn, giương cặp mắt lồi nhìn ngẩn ngơ. Có anh bạn, gốc người đồng chiêm, quen với cånh ngập nước, mua phên về, thỉnh thoång bao một khoånh nhỏ trên ao. Rồi đan một vuông lưới nhỏ, đánh bắt những con cá bống li ti và những con tép riu, nương theo con nước vào vũng kiếm ăn. Thinh thoång, cüng được một chén nhỏ vừa cá, vùa tép kho mặn.

Ðứng sau nhà, nhìn xa hơn qua bên kia giòng nước, thấy lác đác một ít cồn, ít gò có người gieo lúa, tỉa bắp. Những vuông rau muống xanh ri bập bềnh trên mặt nước. Có người đội nón đứng câu rê. Ðôi khi cũng giựt được con trê, con lóc, con rð. Nhiều cây sào cắm phân ranh từng khoånh. Cột vào sào chiếc thuyền nan nhð xíu hay chiếc thuyền thúng chập chờn, người ta dùng để di chuyển trên mặt nước để cắt rau muống. Những nåm cuối 1940, Xóm Lách (Bến Tắm Ngựa) nhà lá nhiều, nhà ngói rất ít, dần dần, nhà xây tường, mái tôn, rnái ngói nhiều lên, nhà vách phên hay vách ván ít lại.




          Ngày nay, thì nhà lầu san sát, nhà ngói chen chúc thi nhau mọc lên. Không chỉ có những người sinh ra, lớn lên và sống ở Sài Gòn, mà cå những ai, đä một lần sống Sài Gòn cüng sẳn lòng chia ngọt, xẻ bùi cùng Sài Gòn. Khoång thời gian 50 năm trở lại đây, thời gian tôi đã biết, đã nương náu nhiều đợt ở cái xóm lao động, bên kênh Nhiêu Lộc này, thì Bến Tắm Ngựa cüng đã từng có những người con của rnình ra đi giữ nước từ cuối näm 1945. Cüng có con em đã vïnh viễn nằm xuống trong các trận đánh không cân sức và ác liệt ở các cây cầu: Âyrôdêvet (Trương Minh Giång, Lê Văn Si), cầu Mac Mahon (Công Lý, Nguyễn Vän Trổi), cầu Kiệu (Hai Bà Trưng) và cầu Bông đã cầm chân giặc, không cho chúng ra ngoại ô... Rði tiếp theo trong nhữngnäm 1948, 1949, 1950 thành phố, những đợt chiến dịch chống Pháp nổi Iên rầm rộ với truyền đơn bươm bướm, với biểu ngữ giäng ngang qua đường cột trên hai ngọn cây, với cờ treo, với bè chuối (phương tiện cúng cô hồn và tống khứ quý ôn ra biền), cắm trên bè cờ xí và khẩu hiệu đả đảo bù nhìn và Bảo Ðại... cüng có mặt bà con Xóm Lách. Địch cûng biết trong khu Bến Tắm Ngựa có đặt nhiều trạm liên lạc, những hộp thư của cán bộ nội thành và cả cơ quan ấn loát bí mật... năm 1947, 1948, 1949, Pháp và bù nhìn mở Iiên tục những cuộc vây bắt và bố ráp quy mô lớn để tìm bắt cán bộ ta. Có lần chúng gom hết thanh niên, đày ra Vüng Tàu, giam cầm gần nửa năm. Những anh em cốt cán vẫn thoát ra trót lọt, vượt qua các ngả kênh rạch, đám rau muống và bèo lục bình, qua máy bụi bần, ô rô là đä an toàn đến được các xóm khác bên kia kênh.
 Rồi năm 1953, 1954... đồng bào Xóm Lách cüng xông xáo tham gia phong trào Bảo vệ hòa binh, đòi thi hành hiêp định Genève và đông đảo kéo đi cứu trợ và cất nhà lại cho các nạn nhân hỏa hoạn khu Nancy, Xóm Cũi... sau những trận đánh giữa Iính Bình Xuyên và quân đội Diệm, Nhu,
Chuyện về Xóm Lách chỉ đơn sơ có vậy.

(1) Phần đông dân cư ở đây đi làm Sở nhà đèn hay Nhà máy điện Chợ Quán.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019


Trường Thủ Dầu Một, Bình Dương là một trong ba trường nghệ thuật của xứ Nam Kỳ lúc bấy giờ (Trường nghệ thuật Biên Hòa và trường vẽ Gia Định). Tại các trường này đã cho ra đời những nghệ sĩ, nghệ nhân Nam Kỳ nổi tiếng trong đó có ông Thành Lễ là người sáng lập ra xưởng đồ gốm và sơn mài tại Bình Dương. Bài này được dịch lại theo nguyên văn của tờ LE MONDE COLONIAL ILLUSTRÉ NO 22 — JUILI.ET 1925.


TRƯỜNG NGHỆ THUẬT BẢN XỨ Ở NAM KỲ




Thủ Dầu Một, như lời của viên quan đầu tình vừa nói vừa cười, đó là “ vườn trái cây của Nam Kỳ” nằm cách Sài Gòn 30 km trước ngưỡng của khu rừng rậm của người Mọi.
Ở đây, không còn là chân trời rộng lớn của đồng bằng, sự vô tận của những cánh đồng lúa, nhưng phong cảnh đa dạng là những tán lá sẫm màu của cây xoài, hình bóng hùng vĩ của những cây đa hòa quyện với những tàu lá rộng của dừa và những tàu lá yếu ớt của cau.
Vùng lân cận của khu rừng lớn này luôn được ưa chuộng trong ngành gỗ trong nước: Xưởng sản xuất đồ nội thất Lái Thiêu rất được ưa chuộng ở Nam Kỳ.


Năm 1903, ông Ernest Outrey, là đại biểu của Nam Kỳ và sau đó là quan chức hành chánh của Thủ Dầu Một, đã quyết định thành lập một trường tại trung tâm sản xuất này để duy trì và phát triển nghệ thuật bản địa của Nam Kỳ.
Mục đích này rất rõ ràng: bảo tồn tất cả sự thuần khiết của nghệ thuật bản địa và cho phép các thợ thủ công người An Nam tương lai có được một sự hướng dẫn chuyên nghiệp vững chắc và đầy đủ hơn những gì họ có thể có được trong các xưởng mộc địa phương.
Kể từ đó, dưới sự chỉ đạo của Thống đốc Nam Kỳ, ông Cognacq, ngôi trường này đã nhận được một sức bật mới.
Trường có 60 học viên, được chia thành 4 khu riêng biệt: đóng tủ, điêu khắc. khảm gỗ và xà cừ và sơn mài.
Dưới sự quản lý của một kỹ thuật viên người Pháp, cùng sự hỗ trợ của các đốc công bản địa thông thạo kinh nghiệm.

Nguyên liệu đầu tiên: Các loại gỗ quý hiếm được sử dụng trong trường đến từ các khu bảo tồn rừng khổng lồ ở phía bắc của tỉnh.
Phải kể đến là gổ xẻ của cây giáng hương và bằng lăng cực kỳ hiếm. Cây trắc và cẩm lai có màu đỏ sẫm phơn phớt màu đen và tím, gỗ mun đến từ phía nam An Nam (Trung Kỳ).
Tất cả các loại gỗ này, trước khi được sử dụng, được ngâm trong nhiều tháng dài cho đến chúng không còn nhựa, được vận chuyển đến trường để được sử dụng. Công việc này được thực hiện bởi người bản địa và tuân theo các cách thức áp dụng trong nước.

Xưởng sản xuất tủ. Các học viên làm việc theo các bản phác thảo, theo mặt cắt ngang và mặt đứng cấu thành trong phần bản vẽ.
Thiết kế xưởng và cách làm việc mang đặc tính của địa phương. Học viên ngồi trên băng ghế thao tác bằng cách sử dụng chân và tay của họ.
Người An Nam rất tôn trọng truyền thống; anh ta không sẵn sàng thay đổi cách làm việc của mình. Ngoài ra, điều cần thiết là từ trường học, người thợ tương lai được đặt trong điều kiện làm việc mà sau đó sẽ tìm thấy trong các xưởng của một đất nước thường nghèo về dụng cụ.
Nhưng, sự nhượng bộ này được thực hiện cho phong tục địa phương, học viên buộc phải điều chỉnh các tác phẩm của mình theo các quy tắc chế tạo tủ hiện đại. Và đây là tiến bộ thực sự, bởi vì hiếm khi một công nhân bản địa có thể thực hiện được một lắp ráp chính xác.

Xưởng điêu khắc.  Các học viên làm việc dưới sự chỉ đạo của một bậc thầy đốc công bản địa.
Chính từ các bản phác thảo của các nhà họa sĩ của trường, các học viên thực hiện các tác phẩm được giao cho họ.
Phương pháp châu Âu đầu tiên là chuẩn bị một khuôn mẫu của chủ đề và làm thao tác theo vật mẫu của khuôn này. Quá trình này là đi ngược với thói quen của bản địa. Chúng tôi hoàn toàn dựa vào cảm hứng và kinh nghiệm của mọi người chứng minh rằng người bản địa có được kết quả nghệ thuật tốt nhất bằng cách làm việc theo ý của họ.
Các chủ đề được thiết lập theo truyền thống và tất cả đều có ý nghĩa tượng trưng. Số lượng của các chủ đề khá hạn chế, nhưng nhờ trí tưởng tượng phong phú và ý thức nghệ thuật bẩm sinh của các nghệ nhân trẻ, các chủ đề có thể biến đổi đến đa dạng. Những kết quả thành công nhất có được nhờ sự cách điệu của một số đặc tính và một số loài vật thần thoại như dơi, rồng, kỳ lân, phượng hoàng và rùa.

Xưởng xà cừ và cẩn xà cừ. Công việc cẩn xà cừ được người bản địa đánh giá rất cao.
Dù họ không có nơi ở, ít tiện nghi đến đâu, thì trong nhà cũng phải có một bàn thờ tổ tiên được cẩn xà cừ hoặc một tủ trà bên cạnh với các lễ vật được trang trí trang nhã với hoa hoặc phong cảnh với những đường nét đơn giản và hài hòa.
Rất hiếm khi, đặc biệt là ngày nay, ý nghĩa trang trí được rút ra từ các động vật đại diện.
Cẩn xà cừ chưa được biết nhiều ở xứ sở này và chính tại trường Thủ Dầu Một, chúng tôi cần phải giới thiệu loại nghệ thuật này cho toàn Nam Kỳ.
Học viên cũng đánh giá cao loại hình trang trí mới này và khách tham quan triển lãm nghệ thuật trang trí sẽ không thể không chú ý đến công việc cẩn hai cánh cửa tủ được thực hiện bởi xưởng mới này.

Xưởng sơn mài. Tác phẩm của sơn mài được đưa vào An Nam bởi những người Trung Hoa và cũng là những bậc thầy trong nghệ thuật tinh tế này.
Tại sao người An Nam, có khả năng thích ứng tuyệt vời, cũng sẽ thành công trong loại trang trí này?


Từ một năm nay, trường Thủ Dầu Một, đã tạo ra một xưởng sơn mài. Và ngày hôm nay đang trong tiến trình phát triển.
Và, trong vòng vài năm, chúng ta sẽ có được một đội ngũ hạt nhân đầu tiên của các nghệ nhân An Nam có thể cạnh tranh với các nghệ nhân sơn mài giỏi nhất Trung Quốc.
Nhưng, hơn nữa, trường rất muốn hoàn thiện các phương pháp truyền thống.
Đây là một công trình nhịp nhàng và hữu ích đã tạo ra được trong đế chế Viễn Đông của chúng ta.
Điều quan trọng là làm cho những công trình này được biết đến ở Pháp.




  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...