Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

Khi tiến hành quy hoạch Sài Gòn, chính quyền thuộc địa Pháp đã dựa trên quy hoạch có sẳn trước đó của triều Nguyễn mà trong đó có những con đường chạy quanh thành Gia Định. Những con đường đầu tiên này được đánh số thứ tự rồi đến khi hoàn thành xây dựng thành phố, người Pháp bắt đầu đặt tên cho những con đường này. Từ năm 1860 cho đến năm 1954, Pháp đã thay đổi tên những con đường mà mình đã đặt nhiều lần: có con đường qua 2, 3 lần thay tên, có những con đường thay vào tên người Việt. Sau năm 1955 khi chính phủ quốc gia Việt Nam tiếp quản thì Sài Gòn lần nữa các con đường được đổi tên và việc đổi tên vẫn tiếp tục đến sau này.


Bản đồ Sài Gòn năm 1790


Bản đồ Sài Gòn do Trần Văn Học vẽ năm 1815

Trong phạm vi bài này, mặc dù được lược dịch từ bài GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT, tôi bỏ bớt phần chi tiết về tiểu sử các nhân vật được đặt tên đường vì một lẽ nó quá dài mà chỉ nói sơ lược; thêm vào đó tôi bổ sung một số hình ảnh tên của những con đường có trong bài này trên bản đồ Sài Gòn qua các thời kỳ  để các bạn được rõ.


Bản đồ Sài Gòn Năm 1859

ALBERT-1. Tây Bắc – Đông Nam. Giao nhau với đường Chasseloup Laubat (mặt sau của doanh trại Martin-des-Pallières) ở vị trí của quảng trường Maréchal - Foch (Đakao).
Đại lộ Albert 1er và đại lộ Luro là trong phần mở rộng của nó, hình thành trước đó dưới nhiều cái tên. Những lối vào Tây Bắc – Đông Nam bảo đảm giao thông cho thành Gia Định. Thành này đã được một phần thay thế bằng doanh trại Martin-des-Pallières, đã cắt rõ nét hai khu vực của dọc theo đại lộ. Mặc dù vậy, chính quyền nghĩ rằng vào năm 1901, cho nó một cái tên duy nhất xuyên suốt hành trình: đó là đại lộ Luro. Có một cái gì bất thường khi tân hội đồng thành phố trong một cuộc họp trong ngày 28 tháng 2 năm 1919 và ngày 26 tháng 4 năm 1920 đã kiến nghị sửa đổi. Lần đầu tiên được đề nghị gọi là "đại lộ Joffre" bên phần Đông Nam là đoạn đi từ thành ra sông và đề nghị phần còn lại (Tây Bắc) là đại lộ Luro. Nhưng đề nghị này không được chấp nhận và hội đồng lại thích đặt tên là đại lộ Albert 1er cho phần Tây Bắc, là phần giáp với đường Chasseloup Laubat ở quảng trường Maréchal- Foch (1920) và vẫn giữ tên Luro cho phần giáp với sông.


Trong bản đồ năm 1870 thì con đường về sau là  Luro được tạm thời đặt tên là đường số 4 còn bên đường bên kia không thấy đặt tên.


Bản đồ năm 1878 cho thấy con đường này có tên là Citadelle


Bản đồ năm 1920 cho thấy tên Luro được đặt cho suốt con đường


Trong bản đồ năm 1926 thì đã thấy đoạn đường này xuất hiện 2 tên riêng biệt


Trong bản đồ năm 1960 hai con đường trên đổi tên là 
đại lộ Cường Để và Đinh Tiên Hoàng


Bản đồ hiện tại cho thấy con đường Cường Để được thay đổi tên là Tôn Đức Thắng

Albert I (08 tháng 4 năm 1875 - 17 tháng 2 năm 1934) là vua của Bỉ từ năm 1909 đến năm 1934. 


Pedro Luro sinh ra tại Gamarthe , Pháp vào ngày 10 tháng 3 năm 1820 và qua đời ở Cannes , Pháp vào ngày 28 tháng 2 năm 1890.



Vua Albert I




Pedro Luro

ALSACE-LORRAINE. Bắc Tây Bắc – Đông Đông Nam, nối với quảng trường Eugène-Cuniac tới cảng Belgique. Một đường tramway nằm trên hết chiều dài của con đường.
Con đường này từ đầu có tên là đường số 30. Sau đó một sắc lệnh ngày 14 tháng 5 năm 1877 của đô thống đốc Duperré đầu tiên chỉ định tên là Némésis để tưởng nhớ tới con tàu đã tham gia vào việc chinh phục Sài Gòn.
Ngày 26 tháng 4 năm 1920, hội đồng thành phố đặt tên nhiều con đường ở Sài Gòn gợi nhớ cuộc chiến tranh thế giới lần I, thay thế tên Némésis là tên của một tỉnh nước Pháp.



Trong bản đồ năm 1878 thì đường Némésis chạy thẳng tới khu vực vườn Bờ Rô
. Lúc đó chưa có chợ Bến Thành nằm ở khu Marais Boresse




Trong bản đồ 1898 thì đường Némésis bị cắt bớt khi xây dựng nhà bảo trì xe lửa
 và tramway về sau là ga Sài Gòn




Trong bản đồ năm 1926 đã thấy chợ Bến Thành
 và tên đường Alsace - Lorraine thế vào đường Némésis




Bản đồ năm 1954


Trong bản đồ năm 1968 thì tên đã đổi là Phó Đức Chính và vẩn giữ cho tới ngày nay


Trận ALSACE-LORRAINE còn gọi là mặt trận phía tây bắt đầu ngày 4 tháng 8 năm 1914 – 11 tháng 11 năm 1918 giữa một bên là phe Hiệp ước trong đó có Pháp và một bên là Đức.
Lãnh thổ được gọi là Alsace-Lorraine bao gồm Bas - Rhin và Haut - Rhin một ít Belfort; Moselle, một ít Briey; một số phần của các quận Château-Salins và  Sarrebourg, trong  Meurthe. Từ hàng ngàn năm, vùng Alsace-Lorraine là vùng tranh chấp giữa Pháp và Đức (hay những quốc gia trước đó). Trong một báo cáo của Hội Đồng Thành Phố, ngày 07 tháng hai 1920, nhưng đọc tại cuộc họp ngày 26 tháng 4, tác giả của tài liệu này nói rằng họ " có vẻ đúng lúc để đặt tên Alsace-Lorraine cho một con đường để tưởng niệm các vùng đã bị xâm chiếm trở về với nước Pháp”.
                                                                                           (Còn tiếp)

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


TIỂU LUẬN VỀ DÂN SỐ SÀI GÒN-CHỢ LỚN

II . Xuất xứ của cư dân tại Nam Kỳ và Sài Gòn – Chợ Lớn
AUBARET, sĩ quan hải quân người chịu trách nhiệm một đơn vị hành chính ở Sài Gòn sau cuộc chinh phục, quan tâm đến người dân bản địa nơi ông đến. Ông là một trong những người đầu tiên đã học ngôn ngữ An Nam và ông dịch sang tiếng Pháp cuốn Gia Định Thông Chí, bộ sưu tập lịch sử về đế chế của Annam trước khi có sự can thiệp của Pháp. Theo cách này mà người Pháp biết một số sự kiện và truyền thống về các thành phần cư dân An Nam đầu tiên ở phía Nam Đông Dương.
Ông viết:
"Lãnh thổ của Hạ - Nam kỳ (giờ là Nam Kỳ) là rất lớn và dân cư thưa thớt; người ta không thực hiện việc đăng ký của dân số 40.000 ngôi nhà và phải tái lập lại và tập hợp dân chúng lại nhất là những kẻ tha hương để đem họ đi khai phá ở các tỉnh mới”
Không có thời điểm nào dù gần nhất để xác định khi vùng Hạ - Nam kỳ đã nhận những kẻ tha hương và cũng chẳng có bằng chứng tuy nhiên, nguồn dân số này thực sự tồn tại. Nó đến từ các vùng khác trong xứ.
Ông báo cáo rằng “ người ta để cho những kẻ tha hương này được tự do đi lại và lao động trên đất đai mà họ thấy hợp. Vì vậy, những người được hoàn toàn tự do khai khẩn những gì họ thấy thích, lập nơi cư ngụ và những ruộng mới của họ, thành lập ngôi làng của họ ở nơi mà họ chọn. Các lô đất được lựa chọn, đó là đủ để bày tỏ mong muốn quan lại để trở thành chủ sở hữu. Người ta cũng không cần đo đạc lại đất khi sang nhượng.



Khu xóm người An Nam năm 1860

Khi người Hoa đến thì nguồn gốc lại dể dàng xác định. Họ đến Nam Kỳ vào năm 1860, chạy trốn triều Mãn Thanh sau khi triều Minh bị lật đổ; họ xin tị nạn với hoàng đế An Nam lúc đó ở Tourane và được đưa đến Mỹ Tho và Biên Hòa. Ở Biên Hòa thì họ được đưa tới một cù lao của sông Đồng Nai. Nhưng vào năm 1773 có một cuộc nổi dậy của quân Tây Sơn trong một thời gian họ đã đánh đuổi hoàng đế ra khỏi ngai, những kẻ di dân này gặp nguy khốn đã trú ẩn gần Sài Gòn và thành lập vào năm 1778 một vùng cư dân gọi là Tacngon.


Một xóm người Hoa trên sông Bến Nghé năm 1860


Chợ Lớn vào cuối thế kỷ 19

Nhưng Chợ Lớn không chỉ có những người tị nạn chính trị như vậy "Những người thám hiểm rất nhiều ở các vùng biển của Trung Quốc:.nào là dân vùng núi Phúc Kiến, đảo Hải Nam, Quảng Đông, Ả Rập, người Hindu, dân ở các bộ tộc Karing và Xong hướng về Sài Gòn". Thậm chí vào cuối thế kỷ trước, các báo cáo của cảnh sát cho biết rằng “đó là phần lớn các tội phạm trốn thoát. Những tội phạm này hợp thành những kẻ lang thang mà thông thường là thủ phạm hay xúi giục của những vụ trộm cướp. Cuối cùng, người được báo cáo rằng những nhóm người Hoa bị trục xuất khỏi Quảng Đông, Hồng Kông hay Singapore đã đi lại tự do và đã thực hiện tất cả những vụ trộm được biết đến”.
Nếu tính rằng những người tị nạn chính trị Trung Hoa trú ẩn ở Chợ Lớn phần lớn đã bị giết trong các cuộc nổi dậy của người An Nam năm 1782. Tóm lại cư dân Sài Gòn – Chợ Lớn gần như là hậu duệ của những kẻ phạm tội. Có thể có chút gì cường điệu ở đây.

Gần với người Pháp ngoài những người Châu Âu khác, những thành phần cư dân làm gia tăng vùng trung tâm Sino – Annamite: người Cam Bốt, Mã Lai, Hindu trong số đó phải kể đến người lai của các sắc dân. Nhiều nhất trong số này là người Minh Hương có cha là người Hoa và mẹ là người An Nam.


II.  Biến động trong dân số Sài Gòn - Chợ Lớn.
Trong những năm trước và sau cuộc chinh phục, rất khó để có được một ý tưởng về số lượng người ở Sài Gòn và Chợ Lớn.
Lucien DE GRAMMONT, đại úy phòng tuyến thứ 44, sau chiến dịch là giám đốc về quan hệ bản địa ở Thủ Dầu Một sau đó là Hóc Môn đã xâm nhập vào cộng đồng bản địa để thu thập truyền thống. Ông tuyên bố rằng dưới sự điều hành của người An Nam thì Sài Gòn – Chợ Lớn có khoảng 100.000 dân và hình thành một thành phố. Có đúng không?
Tuy nhiên vào năm 1864, dân số của Sài Gòn cũng chỉ có từ 7 đến 8.000 người. Dân số của Chợ Lớn vẫn còn chưa được biết đến trong thời kỳ này. Trong năm 1865, người ta cho con số là 50.000 cho cả hai thành phố. Năm 1866, là 40.000 ở Chợ Lớn; số còn lại cho Sài Gòn là khoảng 10.000 người.
Sau đó, vào năm 1887, chúng ta đã có con số là 35.000 chỉ riêng Sài Gòn, con số tăng gấp đôi vào năm 1894. Cuối cùng, cuộc tổng điều tra trở nên thường xuyên hơn từ năm 1907. Thật không may, trong những năm đầu của thế kỷ XX, rất khó để tìm “bảng tổng hợp về dân số”.  Các tài liệu lưu trữ của Nam Kỳ không hoàn toàn được sắp xếp, hơn nữa, những phần quan trọng đều làm mồi cho mối hay bị cố tình đốt cháy để tránh lộn xộn. Do đó các bảng dưới đây, liên quan đến người dân Pháp, người An Nam, người Hoa….. mang nhiều thiếu sót.


Dân Sài Gòn - Chợ Lớn 1907 – 1941




Ghi chú. Xét theo bảng này, có hai điểm cần được thực hiện:
a)   Thành phố “người Hoa’ ở Chợ Lớn hiện diện người An Nam nhiều hơn người Hoa đến năm 1915.
b)    Chợ Lớn luôn quan trọng hơn Sài Gòn về dân số mặc dù diện tích nhỏ hơn.
Tài liệu tham khảo.
(1)  Các tài liệu lưu trữ của Nam Kỳ không cho phép có được tất cả các thông tin mong muốn trên dân số của các thành phố sinh đôi này. Như vậy, năm 1920 con số này là mặc định cho Sài Gòn và Chợ Lớn; Số liệu này từ năm 1925 và 1926 thiếu cho Sài Gòn; số liệu năm 1927 thiếu cho Sài Gòn và Chợ Lớn; số liệu năm 1929 thiếu cho Sài Gòn.
Một lưu ý: điều tra dân số năm 1931 mang đến cho Sài Gòn dân số 119. 000 cư dân, thật ra nó là 126.351 người.
(2) Từ 1907-1919, những con số về dân số đến từ niên giám thống kê của Đông Dương.
(3) Từ 1916-1919, quân số của quân đội được giữ bí mật; đã được bổ sung 1.000 đơn vị (trung bình dựa trên quân số 1915) để khôi phục lại số lượng gần chính xác về dân số Sài Gòn.
(4) Từ 1921-1941, số liệu đến từ tài liệu lưu trữ của Chính phủ Nam Kỳ. Họ đã xác định trên các bảng thống kê hàng năm về dân số. Từ năm 1938 đến năm 1941, các bảng này cung cấp tổng số lượng về từng loại dân cư cho Sài Gòn – Chợ Lớn.
                                                                         

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                       1081. Nhà hàng Mỹ Mãn góc Tự Do - Ngô Đức Kế thập niên 1960 và hiện nay.


                       1082. Giao lộ Cao Thắng - Hồng Thập Tự (Nguyễn thị Minh Khai) xưa và nay.


                       1083. Tòa nhà tại ngả tư Lê Lợi - Công Lý ngày nào và giờ đây.


                       1084. Góc Công Lý (Nam Kỳ khởi nghĩa) - Lê Lợi năm 1965 và hiện nay.


                       1085. Tiệm Thái Thạch góc Nguyễn Văn Thinh - Tự Do ngày nào và giờ đây.


                       1086. Giao lộ Nguyễn Huệ - Nguyễn Thiệp năm 1961 và hiện nay.


                       1087. Giao lộ Nguyễn Huệ - Huỳnh Thúc Kháng năm 1967 và hiện nay.


                       1088. Vũ trường Tour d'Ivoire ngày nào và giờ đây.


                       1089. Tiệm Tân Sanh góc Tôn Thất Đạm xưa và nay.


                       1090. Góc Nguyễn Du - Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng 8) xưa và nay.



Nguồn tim Doling, Trung Ngo

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


Thành phố Sài Gòn
kể từ khi Pháp can thiệp



Sự bùng nổ của SAIGON.
Một nghiên cứu toàn diện về lịch sử đô thị của Sài Gòn cho thấy rằng những người cư ngụ đầu tiên đã hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển của thành phố. Sự tự tin của họ dựa trên một cách chính xác vào lực lượng điều hành và không nằm ngoài sự sáng suốt của Đô đốc RIGAULT DE GENOUILLY. Bằng chứng về sự tin tưởng này là sắc lệnh của đô đốc BONARD đưa ra vào năm 1862 cho đại tá công binh COFFYN lập ngay bản đồ một thành phố là 500.000 dân, công việc này là, quả thật vậy, một chút quá sớm!
Khi người Pháp đến đã có những con đường, chẳng hạn như - chúng ta đã thấy -  đi dọc theo rạch Bến Nghé và con sông và các ngả rẽ sau thành đường Catinat, đường Paul-Blanchy và đại lộ Luro (sau đó đại lộ Citadelle). Sau khi rải đá và xây dựng các con đường rồi mở những con đường khác song song. Những cư dân mới này giữ vẫn giữ lối coi hướng của người An Nam (hay Cam Bốt) là hướng Đông Nam – Nam Bắc hay Tây Nam – Đông Nam thường áp dụng cho các quốc gia có nhiều nắng. COFFYN lên kế hoạch xây dựng một thành phố rộng 2.500 ha. Trong lúc đó, nó chỉ mới có 20 ha rưỡi; diện tích này được hiểu là “đất xây dựng” có nghĩa là những khoảng trống gới hạn bởi những con đường mới vạch và chưa rải đá.

Bản đồ Sài Gòn năm 1795

Khu vực hải quân dường như là khu vực đầu tiên được xây dựng theo một kế hoạch đô thị xác định rõ ràng. Đây là nơi sẽ tạo ra trung tâm của thành phố trong tương lai. Một vòng xoay (thực sự là một nửa vòng tròn) được vạch ra là nơi tỏa ra các con đường mới: đầu tiên là một mạch giao thông lớn giao tiếp thành phố với bên ngoài (sau là đường Paul Blanchy), và những con đường khiêm tốn hơn chiều dài đáp ứng được nhu cầu của thời điểm đó.
Khu thống đốc sớm gắn liền với vùng “ Giồng cao”. BONARD đã cho xây dựng dinh thự đầu tiên của mình, đó là một ngôi nhà gỗ lắp ráp khiêm tốn nà ông ta đã mua ở Singapore trong chuyến đi đến của ông.  Một số tòa nhà hành chính, bệnh viện được xây dựng một cách nhanh chóng. Năm 1862, một mạng lưới điện tín nối Sài Gòn đến Chợ Lớn, Biên Hòa, Bà Rịa và Vũng Tàu.


Dinh thự đầu tiên của thống đốc ở Sài Gòn

Một sự tiện nghi đem lại thoải mái cho những người cư ngụ đầu tiên. "Đáng ngạc nhiên, một trong số họ cho biết, điện báo tin đã hoạt động giống như ở Pháp." Gần dinh của thống đốc, những văn phòng được lập ra chung quanh một quảng trường đi thẳng tới đầu đường Catinat. Nó chiếm không gian lúc bấy giờ là giữa đường Lagrandière và mặt tiền của nhà thờ: đó là quảng trường Đồng Hồ vì có một chiếc đồng hồ được đặt tại nơi này trên một cái tháp bằng gỗ. Nó có cả một đài quan sát. Ở phía đối diện của quảng trường là (về sau là thư viện thành phố) là tòa ngân khố (trésor) và tòa bưu điện. Nơi này nơi kia, các công trình quân sự được dựng lên: khu vực kỵ binh Đông Dương, những cửa hàng của hải quân và pháo binh, v.v… Cuối cùng, tại khu vực thành phố thấp ở những con kênh đã tồn tại trước đó, người ta đào thêm kênh mới, đó là kênh Gallimard về sau được lấp tạo thành đại lộ Bonard. Nó khai thông một bên là kênh Bến Nghé bởi phần đầu của đường Pellerin và một bên là về sông Sài Gòn nơi mà hiện nay là tòa quản lương hải quân.


Quảng trường Đồng Hồ và khu đất về sau là bưu điện thành phố năm 1862


Bản đồ Sài Gòn năm 1867

Một nhân chứng vào năm 1863 đã cho chúng ta ấn tượng của ông trong những năm đầu tiên ở Sài Gòn, thành phố người Pháp "con đường đá dăm lớn, giao nhau vuông góc với nhau theo khoảng cách, đã thay thế các đường xá hẹp và gồ ghề của một thành phố An nam, nhưng những ngôi nhà vẫn còn thiếu rất tại nhiều điểm để lấp đầy khung cảnh bình thường này. Hầu hết nhà của những người định cư dựng lên là bằng gỗ; luôn cả những cơ quan công cộng mà đôi khi được dựng lên một cách vội vàng. Trong số các quan chức biết trước đã cư ngụ trong những ngôi nhà cổ bản xứ mà mà ngói nghiêng đã chiếu bóng của họ một vài bước chân…Một vài khu đất trông vẫn còn trong tình trạng đầm lầy và những bụi tre dầy. Ở đó dài theo các con kênh, những người bản xứ đã cư ngụ trong những túp lều ọp ẹp và thê thảm nằm trên những chân nhà sàn, họ ít về số lượng, tuy nhiên, phần đông là những cư dân ưu tiên của thành phố xung quanh. Thành phố là một từ không dính dáng đến người An Nam mà là của người Pháp.




Bản đồ Sài Gòn năm 1878

Sức sống của thành phố dưới chính quyền của các đô đốc.
Sự chậm chạp trong việc tổ chức lần đầu đối với thành phố này là một kết quả trực tiếp của chính sách: đối với Pháp, sự sắp đặt của người Pháp ở Nam Kỳ trái ngược lại ý muốn và sự khởi đầu tại đây là có khả năng. Điều này khiến việc đầu tư vốn vào thuộc địa; như Sài Gòn, sự tin tưởng không được thiết lập giữa những người mới và người An Nam; vốn dè dặt. Từ năm 1865 thành phố Sài Gòn bắt đầu bước đi hướng tới sự phát triển mà chúng ta thấy ngày hôm nay, và đô đốc DE LA GRANDIÈRE là người đặt nền móng cho sự thay đổi kỳ diệu này.
Trong năm 1865, tình hình bên trong và bên ngoài đã phát triển theo một hướng thuận lợi, Sài Gòn được biết như một sự phát triển ngoạn mục: những con đường mới được vạch ra, nhiều tòa nhà hành chính theo kế hoạch và điều này thu hút dân số lao động. một số trường hợp tốt đẹp dẫn sự phát triển của thành phố; nhiều làng mới được xây dựng bên ngoài giới hạn đô thị. Những công việc vệ sinh được tiến hành vì tỷ lệ chết của người Châu Âu ở đây rất cao đặc biệt là vào đầu mùa mưa (tháng 4 – tháng 5). Một khu vườn thực vật và sở thú được đề nghị. Bên khía cạnh giải trí là cung cấp các chuyến thăm tới các loài động vật hoang dã nó còn là nơi vườn ươm cho cây trong thành phố và cho những bông hoa được phân phối cho các cá nhân cần đến.
Đời sống được tổ chức, các con đường mới được tạo ra, những bến cảng được xây dựng. Từ nay chúng ta có thể đi từ cảng Napoléon (về sau là cảng Le – Myre – de -Vilers) dự định cho một ngày…một cuộc đi dạo đẹp nhất thế giới, khi những cây me được trồng thành bốn hàng sẽ lớn dần nhưng trong trạng thái ban đầu (1865), phần này của thành phố đã là một nơi yêu thích để đi dạo. Quang cảnh với những chiến thuyền lớn, cảnh sinh hoạt tạo ra bởi những chiếc tàu bản xứ, ép nhau thành hàng dọc theo bờ sông hay lưu thông trên sông; sự mát mẽ của nước sông đã thu hút người đi bộ, đặc biệt là vào những ngày khi dàn nhạc của chính quyền trình diễn và chúng ta có thể nhìn thấy những chiếc xe duyên dáng, bắt đầu phổ biến ở Sài Gòn. Người quan sát có thể tìm thấy cuộc dạo này một cách thú vị hơn bằng một buổi tối đẹp, khi dọc theo bến cảng và các con đường đổ vào được thắp sáng bởi những chiếc đèn lồng tỏa ánh sáng vào tất cả các ngôi nhà. Trong thời kỳ này, thành phố không có ánh sáng nào khác ngoài những chiếc đèn con bắt buộc phải có phải để chỉ rõ lối vào mỗi nhà.

Cảng Sài Gòn năm 1875

Đây cũng là vào năm 1865 có những người phụ nữ đầu tiên của Pháp đến các thuộc địa. Đô đốc DE LA GRANDIÈRE khuyên mọi người nên đem gia đình từ Pháp sang trong mỗi kỳ nghỉ. Một nhân chứng cho biết " bạn có thể thấy những giờ bớt nóng khi mặt trời lặn, vùng nông thôn xung quanh Sài Gòn bắt đầu sôi động bởi nhiều người di dạo bằng xe ngựa hay xe hơi và kể cả không phải hiếm những người đi dạo là khách của những chiếc tàu. Năm 1863, cuộc hôn nhân đầu tiên tổ chức tại các thuộc địa có cô dâu đến từ Java; người chồng vô cùng bối rối vào thời điểm đó, để tìm ra người phụ nữ trong nước. Năm 1865, ngược lại số lượng những gia đình chưa đếm được bao nhiêu, những nhóm múa được hình thành trong các buổi chiêu đãi của toàn quyền và buổi chiều tối khi đi quanh các con đường yên bình không còn hiếm vẳng tiếng thân thuộc của đàn piano gợi lên những ký ức về quê hương vắng mặt. " Sự lùi lại nhanh chóng của ranh giới đô thị về phía tây bắc cũng đánh dấu sự phát triển của Sài Gòn. Vào năm 1863, thành phố dừng lại ở đường La Grandière; năm sau, nó đạt tới đường số 23 (đại lộ Norodom). Vào ngày 03 Tháng Mười năm 1865, nó mở rộng đến đại lộ Stratégique (đường Chasseloup-Laubat) và hai tháng sau đó, nó vượt đến đường số 27 (đường Richaud) !


Nhà thờ gỗ đầu tiên tại Sài Gòn

Để có được một ý tưởng chính xác về sự phát triển phi thường của mảnh đất châu Á này được phong phú nhờ vào lòng nhiệt huyết của người Pháp, nó phải được nghiên cứu cùng lúc sự lớn lên của Chợ Lớn và xem xét những lý do làm tăng trưởng của hai thành phố này cho đến khi chúng sáp nhập lại với nhau.Nhưng nó sẽ là quá mở rộng phạm vi nghiên cứu khiêm tốn này mà chỉ nhằm mục đích cung cấp cho một ý tưởng về sự ra đời của Sài Gòn, thành phố của người Pháp.
Đó là sắc lệnh ký ngày 04 Tháng 4 1867, rằng thống đốc DE LA GRANDIÈRE thiết lập một ủy ban thành phố được chuyển thành Hội Đồng Thành Phố từ ngày 08 Tháng Bảy năm 1869. Từ nay, sự phát triển của thành phố sẽ được dễ dàng hơn, bởi vì tất cả các sự kiện được chú ý đều được phản ánh vào biên bản của Hội đồng. Do đó từ sắc lệnh này, Sài Gòn đã được quan tâm với ánh sáng đô thị bằng cách mua 50 đèn đường đốt bằng dầu dừa; trong năm 1867, việc mua lại số đèn đường mới được quyết định; năm 1869 việc sử dụng dầu hỏa thay thế cho dầu dừa.
Mặc dù tất cả các nỗ lực để hiện đại hóa thành phố nhưng nó vẫn còn điều không lành mạnh, điều kiện vệ sinh tồi tệ đã tạo sự chú ý làm tổn hại danh tiếng của nó về một thành phố cực kỳ nguy hiểm để sinh sống. Năm 1867, chỉ huy Bovet, kỹ sư, đề xuất với ủy viên hội đồng rằng Sài Gòn vẫn còn nước đọng giữa thành phố và việc san lấp mặt bằng phải được thực hiện. Sau đó, ông đã thực hiện cuộc thử nghiệm với các kênh ở khu thấp của thành phố trở thành nơi chứa rác rưởi và là trung tâm của sự hôi thối. Ông đòi hỏi phải khôi phục lại hay lấp đi. Ông trích dẫn ba tuyến đường thủy quan trọng:
1) Kênh Gallimard, đào bởi bàn tay con người kể từ khi cuộc chinh phục ở giữa đầm lầy trên đó thành lập thành phố Sài Gòn và song song với đường Isabelle (đường Espagne);
2) Kênh Grand Canal. (về sau là đại lộ Charner) nối với các kênh Gallimard một bên và sông Sài Gòn một bên;
3) Kênh Arroyo trở thành phần đầu của đường Pellerin nối một bên với kênh Chinois và một bên đầu kênh Gallimard.
Nhưng phải từ 20 đến 25 năm bàn cãi vô ích để đạt được một giải pháp dứt khoát: Là lấp những kênh này.
Thật không may, cuộc bàn cãi này đã gây tai hại cho tất cả các hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực khác: Vào năm 1871, ví dụ, người Pháp quyết định lập một tòa thị sảnh và đã mua một miếng đất dùng cho việc này. Nhưng sau khi bắt đầu thực hiện, nơi được lựa chọn không còn ưa thích nữa, họ bắt đầu tìm kiếm một vị trí tốt hơn. Sau đó, kế hoạch đã được yêu cầu, rồi chấp nhận, rồi từ chối, thực hiện, sửa đổi, bị mất, tìm thấy ... Cuối cùng, tòa thị sảnh này mà việc xây dựng đã được chấp thuận vào năm 1871 thì đến năm 1908 mới hoàn tất. Vì vậy, phải mất khoảng 40 năm để xem đứng tòa nhà này từ lúc nó được bắt đầu xây dựng.
Dinh thống đốc hiện nay cũng đòi hỏi nhiều năm như vậy. Đó là ngày 23 tháng 6 năm 1868 viên đá đầu tiên được đặt bởi Đô đốc LA GRANDIÈRE và đã được đức ngài MICHE, Giám Mục Dansara làm lễ ban phép.


Dinh Norodom

Trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ 1870-1871, không có ảnh hưởng ở Đông Dương, chu vi của thành phố lớn dần: các làng Cầu Ông Lãnh, Phú Hòa và An Hòa được hợp nhất lại.
Trong những năm sau đó tốc độ tăng dần:
Năm 1894, Hòa Mỹ, Phú Hòa, Nam Chơn, Tân Định và một phần của làng Huấn Hòa được nối liền, tăng 344 ha;
Năm 1895, một phần làng Khánh Hội và Tam Hội là 82 ha;
Năm 1904, một phần làng Tân Hòa và Phú Thạnh;
Năm 1907 (16 tháng 8), một phần làng Khánh Hội và Chánh Hưng.
Tổng diện tích của thành phố Sài Gòn, vì vậy tại thời điểm đó đạt 1.674 ha.
Các công trình bắt đầu được xây dựng. Một sắc lệnh ngày 14 Tháng Mười Một năm 1874 quyết định xây dựng trường Chasseloup – Laubat (hoàn thành vào năm 1877); sau đó xây dựng một nhà thờ. Tờ « Courrier de Saigon » số ngày 05 tháng hai năm 1876 đăng cuộc thi cho đề án này.
Từ nay, những cố gắng to lớn trong việc xây dựng đã hoàn tất. Thành phố phát triển bình thường rất nhạy cảm trong thời ký bùng nổ kinh tế. Hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn hướng tới hơn bao giờ hết và cuối cùng hòa vào thành một vào ngày 01 Tháng Một năm 1932.

Sơ đồ trung tâm thành phố của Le Favre

Đến năm 1879 chấm dứt chính quyền của các đô đốc. Họ đã được thay thế bởi các thống đốc dân sự cho đến năm 1887; họ nhượng lại vị trí của mình cho các phó soái để sau đó sẽ trở thành toàn quyền Đông Dương (tháng 12 năm 1911). Nhưng thống đốc dân sự và các thống đốc Nam Kỳ không là một phần trong sự phát triển của thành phố Sài Gòn mà là các Đô đốc toàn quyền. Ngoài ra ký ức của họ được gắn liền với sự gợi lên "kỷ nguyên anh hùng" đã tốn rất nhiều nổ lực và rất nhiều hy sinh để người Pháp đầu tiên đến với sự tự tin đã giải quyết chỗ hoang vu này với những làng đơn sơ nhiều bệnh tật hiểm nghèo. Tuy nhiên, cần lưu ý những niềm tin mãnh liệt của những người tiền nhiệm cho sự phát triển tương lai của thành phố; Tất cả các tài liệu phản ánh sự lạc quan này. Chúng tôi giữ lại chỉ có một, huyền thoại đã được lựa chọn khi hội đồng thành phố này năm 1871 phú cho Sài Gòn câu vịnh « Paulatim Crescam» (dần dần tôi phát triển).


Sài Gòn thời kỳ đầu

Lịch sử Sài Gòn nên được viết, cho chúng ta, những người Pháp, đã tổng kết một nổ lực sáng tạo và hiệu quả trong 80 năm; đối với người nước ngoài, nó chứng minh cho họ rằng tài khai phá của chúng ta không phải là một từ trống rỗng; Đối với người An Nam, nó chỉ ra con đường phi thường họ đã đi hướng tới sự sung túc, hòa bình và hạnh phúc, giang cánh tay trung thực đến những người có ý định để hướng dẫn họ.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


Thành phố Sài Gòn
kể từ khi Pháp can thiệp

Thành phố Sài Gòn tọa lạc tại 10 °, 46', 40' vĩ tuyến bắc và 106°, 38 kinh độ Greenwich (hay 104°, 17', 46" kinh độ tính từ thành phố Paris). Nó được xây dựng trên hữu ngạn của Đồng Nai, trở thành dòng sông Sài Gòn, một nhánh của Đồng Nai.
Đối với đường thủy trực tiếp nhất, nó cách Marseille 7316 hải lý hoặc 13.550 km. Tuy nhiên, Sài Gòn được nối với Paris bằng một dịch vụ hàng tuần của máy bay mà hành trình trong sáu ngày.


Sông sài Gòn năm 1870

Yếu tố thuận lợi đến sự bùng phát của thành phố
Nếu sự phát triển của thành phố Sài Gòn là độc quyền từ sự can thiệp của Pháp, phải biết rằng cái nơi mà người Pháp chuẩn bị xây dựng một đô thị, đã từng thu hút sự chú ý của những người cầm quyền Cam Bốt rồi đến Việt Nam nằm trực tiếp trong lãnh thổ Nam Kỳ.
Trên thực tế, nguyên nhân kinh tế và quân sự đã chuẩn bị cho tương lai của cái làng nhỏ nhoi này khi mà người Pháp tìm thấy. Nhưng dù nguyên nhân nào thì nguyên nhân chính là xuất phát từ vị trí địa lý của nó.


Một con lạch ở Sài Gòn năm 1988

Kỹ sư thủy văn HORSBURG nhận xét rằng vào năm 1859 Sài Gòn “xây dựng trên một đường sông không nguy hiểm và độ sâu là đủ cho tất cả các loại tàu." . Đây đã là một điểm quan trọng, nhưng còn thêm một tuyên bố nữa của Francis Garnier trong thư của ông: "Sài Gòn là cảng duy nhất của bờ biển Đông Dương mà bờ của nó không đòi hỏi phải có hướng chống lại những làn gió thường xuyên. Nó là nơi ẩn nấp cho các thảm họa mà thường xuyên là các cơn bão – Những cơn mưa giông dữ dội báo hiệu những thay đổi của gió mùa – mà thương mại hàng hải phải gánh chịu "
Tuy nhiên, không quá phóng đại, như những gì người Pháp đã xây dựng cảng này thì nó sẽ cạnh tranh với Singapore. Sự khác nhau của vị trí như lời của DUCHESNE DE BELLECOURT đã loại trừ bất kỳ sự gần gũi. Thánh Phố Singapore ờ ngõ vào của eo biển Malacca, trên tuyến đường trực tiếp của những con tàu đi qua giữa châu Âu và châu Á, là một trong những điểm tự nhiên để trở thành một trong những trung tâm thương mại của thế giới. " . Nó khác với Sài Gòn nằm cách biển 120 Km trên một con sông rộng và sâu, nhưng cong. Nếu đây không phải là nơi của đường thủy bắt buộc nhưng cần lưu ý rằng " Vị trí trung tâm của cảng sông này ở trong tầm của Singapore, Batavia, Manila, Hồng Kông và Quãng Đông và gió mùa làm cho nó gần gũi Trung Hoa và Nhật Bản”. Vì vậy Jean BOUCHOT nói "năm 1623, Sài Gòn là nó trở thành trọng tâm của thương mại Campuchia ở phía Nam [Đông Dương]."


Sông Sài Gòn năm 1882

Tuy nhiên, có thế có những lý do thuần túy thương mại đã xác định sự lựa chọn của vị trí thành Mỹ Tho hay những lý do thương mại đã được thêm vào lý do quân sự: Dù không thừa nhận những gì người Pháp đã làm ở trên sông ngày nay thì độ cong của nó trước đó đã từng là một lợi thế; người ta có thể nhìn thấy đối phương đến từ xa, các con tàu phơi hai sườn của chúng cho các đại bác Việt Nam ngụy trang trong rừng ngập mặn. Trong khi ở Mỹ Tho thì ngược lại sông Cữu Long là quá rộng lớn cho các chiến thuyền buồm khi ra khơi gặp phải hỏa lực pháo binh ở các đồn.

Do đó, khu vực Sài Gòn được chọn lựa cẩn thận. Nhưng nếu một thành phố lớn phát triển ở đó, nhờ sự thúc đẩy của người Pháp và đã tận dụng nhiều yếu tố tự nhiên của nó. Sài Gòn của người Việt trên thực tế, vẫn không quan trọng.

Đi bộ trong thành phố Sài Gòn xưa.
Bằng những bằng chứng, chúng tôi đã rời khỏi bạn đồng hành của Đô đốc RIGAULT DE GENOUILLY và Đô Đốc CHARNER, chúng ta có thể có được một ý tưởng về những gì Sài Gòn xưa.
Năm 1859 đã tồn tại ở hợp lưu của kênh Bến Nghé (arroyo Chinois) về sau là vàm Bến Nghé và sông (trước đó tên là Đồng Nai), có một ngôi chợ nằm kế cận ngôi chùa kiên cố ở giữa một khu nhà tranh: đó là Chợ Sỏi sau đó hướng lên con sông đến cửa rạch Avalanche (kênh Thị Nghè), vùng đầm lầy trải rộng được cắt bởi một vài con kênh bùn và hôi (sau đó là đại lộ Somme và Charner). Nẳm giữa đoạn đường giữa kênh Bến Nghé và rạch Avalanche là một ngôi nhà tắm sang trọng xây dựng trên một bè bằng tre. Từ đó, một con đường đất đỏ nối liền sông đến vùng giồng cao: Đây là ông tổ của đường Catinat sau này, mà trên đó một thành phố tương lai bắt đầu hình thành. Cũng trên tuyến đi này, con đường bắt đầu thắt lại giữa một ngôi chùa và một túp lều tranh cũ kỹ.


Sông Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Trong những khu vực thấp, những bụi cây xen kẽ với làn nước bao quanh là những loài cây thủy sinh. "Khu vực này, theo lời học giả Pétrus TRƯƠNG VĨNH KÝ, à một trong những phần của thành phố thương mại xưa của người Việt, rải rác với những ngôi nhà và những tiệm nằm trong lãnh địa của bốn ngôi làng của kênh Trung Hoa và rạch Avalanche: Hòa Mỹ (khu Ba Son), Tân Khai, Long Điền và Trung Hòa mà giới hạn là đường Mac Mahon. “ việc kinh doanh bán lẽ và sự thả neo của các thuyền bè đã tạo cho Sài Gòn một sắc thái chắc chắn quan trọng” lời của PHILASTRE. Dáng vẻ của các ngôi làng này là một phần thuộc về sông hồ rất đáng chú ý. Ở đây, ví dụ, những gì chúng ta thấy ở Chợ Sỏi. "Dọc theo bến cảng sông và kênh Bến Nghé tồn tại (1859) hai con đường dài bao bọc những căn nhà ngói. Trên mặt sau của mỗi ngôi nhà, tạo thành một dãy dọc theo bờ sông, kết nối những cửa hàng xây trên những nhà sàn trên sông.
Trên vùng “ Giồng cao”, những tán cây mênh mông cản tầm nhìn: cây xoài với lá bóng dày, cây đa cổ thụ, là vị thần bảo vệ che bóng xuống các ngôi làng và che khuất những ngôi nhà của các quan chức luôn cả thành lũy Bến Thành mà Minh Mạng đã xây dựng vào năm 1834 để tập trung quân đội của mình và đặt nơi hành chánh. Hai thành lũy kích thước nhỏ hơn điểm thêm vào sự phòng thủ của điểm chiến lược này: Thành phía Nam nơi có cây da của Pointe des Flâneurs (điểm những người đi dạo) đã tạo những kỷ niệm sâu sắc và thành phía Bắc nằm phía đối diện bên kia sông vẫn còn cây cối phủ che.


Pointe des Flâneurs

Trong số những ngôi làng của vùng “Giồng cao” có làng Hàng Đinh nằm bên con đường (góc đường Catinat và La Grandière), xóm Vườn Mít (góc đường Taberd và Mac Mahon ) và kế bên là chợ Cây Da Còm. Về phía nam về hướng Chợ Lớn là xóm Đệm Bườm, nơi đan bườm. Sau đó, một nghĩa địa rộng lớn, bắt đầu từ gần đường hiện Mac Mahon tách Sài Gòn và Chợ Lớn.

Tất cả điều này nổi lên một diện mạo hấp dẫn. PALLU DE LA BARRIÈRE, đã tới những nơi này năm 1861 đã để lại cho chúng ta một bức tranh hấp dẫn “….người An Nam, người Hoa, người Hindu, một vài lính Pháp hay Tagal (Philippines) đến và đi và tập hợp lại, trước tiên là một quang cảnh kỳ lạ làm thỏa thuê con mắt.” Rồi, ông ta nói tiếp “rồi sau đó có bao nhiêu chuyện để nhìn ở Sài Gòn, có lẽ dọc theo kênh Tàu Hũ, những ngôi khá sạch sẽ và xây bằng đá…Trong những tán cau dầy đặc đôi khi có một trang trại An Nam duyên dáng, ẩn nấp; xa hơn ở nơi mà mặt đất cao lên là nhà ở chỉ huy Pháp, Một cái của đại tá người Tây Ban Nha, trại của những người trí thức và đó là tất cả, hoặc gần như! Con đường lầy lội này (đường Catinat sau này), những ngôi nhà nằm rải rác, có một chút gì tồi tàn, đó là Gia định Thành mà chúng ta gọi là Sài Gòn.” Tuy nhiên, tác giả đặt niềm tin của mình vào tương lai: "Một ngày nọ, có lẽ, một thành phố đẹp và đông dân sẽ mọc lên những nơi mà chúng ta đã thấy từ một ngôi nhàn khiêm tốn An Nam…” Lời tiên tri của ông đã thực sự hiện thực.
       
 *“ Giồng cao” Pháp gọi là Plateau
    Pointe des Flâneurs Nằm khu vực Tân Thuận                                                            
                                                                                            (Còn Tiếp)

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...