Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013


Đường des Moïs
Đường Richaud
Đường Phan Đình Phùng


Ngày xưa là đường Richaud hướng Đông Bắc – Tây Nam, một trong những con đường dài của Sài Gòn. Nó nối kênh Thị Nghè (Đông Bắc)  đến đường Commandant-Audouit (Lý Thái Tổ). Là con đường rất xưa mà đoạn đầu của nó từ kênh Thị Nghè được xây dựng từ năm 1865 và đoạn sau (từ đường Verdun/Lê Văn Duyệt/Cách mạng tháng 8 đến đường Commandant-Audouit/ Lý Thái Tổ được xây dựng vào mùa hè năm 1940.

Lúc đầu tên của nó là đường des Moïs. Quyết định ngày 24 tháng 2 năm 1897 của hội đồng thành phố đổi tên là Richaud.




Bản đồ 1878 là đường des Moïs và vươn tới đường Mac Mahon


Bản đồ 1898 là đường Richaud và vươn tới đường Larèngère (Bà Huyện Thanh Quan)




Bản đồ 1942 là đường Richaud và vươn tới
 đường Verdun (Lê Văn Duyệt/Cách mạng tháng 8 )


Về sau thời VNCH, con đường này đổi lại là đường Phan Đình Phùng rồi sau 1975 là đường Nguyễn Đình Chiểu. Con đường này đã từng chứng kiến những chính biến thời VNCH như một số con đường nổi tiếng khác như Thống Nhất, Hồng Thập Tự, Đinh Tiên Hoàng. 
Năm 1963 tại số 3 Phan Đình Phùng, đài phát thanh Sài Gòn chứng kiến đoàn quân đảo chính Ngô Đình Diệm chiếm giữa đài vào lúc 15 giờ ngày 31 tháng 10 năm 1963 cũng như ngày Sài Gòn thất thủ 30 tháng 4 năm 1975. Theo hướng đài phát thanh đi tới chúng ta thấy building Richaud nơi ở của những nhân viên người Pháp. Qua building là tổng đài vô tuyến điện thoại Việt Nam và một nhà thờ dòng Fanscisan. Tại đây là ngả ba Phan Đình Phùng – Phan Kế Bính và ngả ba Phan Đình Phùng –  Phạm Đăng Hưng. Đi tới là ngả tư Phan Đình Phùng – Đinh Tiên Hoàng. Cũng nói thêm con đường này là một trong những con đường cây dài bóng mát nhất Sài Gòn hồi đó, nó chỉ chấm dứt tại giao lộ Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt.




                                                            Đài Phát thanh Sài Gòn
               


                                              Khuôn viên đài phát thanh Sài Gòn




Đài Vô tuyến Việt Nam (viết tắt là VTVN) tức Radio Vietnam hay còn được gọi là Đài phát thanh Sài Gòn và Đài Phát thanh Quốc gia là tên của hệ thống radio của Việt Nam Cộng hòa tồn tại trước năm1975 tại miền Nam Việt Nam, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hệ thống này còn có tên tiếng Pháp là Le Radio-diffusion National du Vietnam. Thời Đệ nhất Cộng hòa thì gọi là đài Tiếng nói nước Việt Nam Cộng hòa.
VTVN đúng ra có năm đài trên năm hệ thống: A, B, C, D.
1.   A là đài phát sóng cho thính giả phổ quát ở băng tần 870, 9775, 6166 và 4810 (từ Sài Gòn)
2.   B là Đài Phát thanh Quân đội, còn gọi là Đài Tiếng nói Quân đội chủ yếu cho quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở băng tần 7260 và 610 trên làn sóng điện 41 và 491 mét.
3.   C là đài tiếng Pháp băng tần 1090 và 9754
4.   D là đài tiếng Hoa (gồm tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại),sau năm 1966 thêm tiếng Anh,Khmer, và Thái.
Lịch sử
Đài Vô tuyến Việt Nam được thiết lập vào năm 1950 thời Quốc gia Việt Nam nhưng lúc đó do người Pháp điều hành. Họ bắt đầu chuyển giao lại cho chính phủ Việt Nam vào Tháng Bảy, 1954 đến năm 1955 thì người Pháp hoàn toàn rút khỏi. Hoa Kỳ viện trợ phát triển hệ thống, mở rộng địa bàn cũng như tăng lực phát sóng. Đài Sài Gòn ban đầu chỉ có 5 kW rồi sau gia tăng lên dần thành 100 kW.
Thời Đệ nhất Cộng hòa Tổng thống Ngô Đình Diệm có kế hoạch cho phát triển VTVN kèm với Ấp Chiến lược nhưng sau không thực hiện được ngoài 4 đài nhỏ ở Long An, Bến Tre, Mỹ Tho và Hội An.
Năm 1961 thì ngoài trụ sở ở Sài Gòn, có sáu đài tiếp vận ở Huế, Quảng Ngãi, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, và Ba Xuyên. Đến năm 1966 tăng lên là 13 đài địa phương. Vào thời điểm năm 1964 trên toàn quốc có 420.000 máy radio bắt sóng
Sau cuộc Tấn công Tết Mậu Thân với đài phát thanh là mục tiêu quân sự bị lực lượng Việt Cộng tìm cách phá hủy thì hệ thống VTVN được tổ chức lại với đài Sài Gòn là đài chính; cấp thứ nhì là cấp vùng gồm 3 đài 50 kW ở Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang. Cấp thứ ba là cấp tỉnh gồm bốn đài: Huế, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Ban Mê Thuột. Riêng đài Ban Mê Thuột phát sóng ở lực 55 kW. Số còn lại là đài địa phương. Đài tỉnh và địa phương thì có thêm những chương trình tôn giáo của địa phương và cả ngôn ngữ người Thượng như trường hợp đài Ban Mê Thuột, Pleikuvà Đà Lạt.
VTVN Sài Gòn phát thanh 18 giờ mỗi ngày trong khi đài địa phương ngắn giờ hơn. Quốc ca Việt Nam Cộng hòa được tấu lên vào lúc 2400 giờ và 0800 giờ.
Vào thập niên 1960 Đài Vô tuyến Việt Nam bắt đầu chương trình tuyển mộ ca sĩ rất được hâm mộ. (Nguồn Wikipedia)


Tại ngả ba Phan Đình Phùng - Phạm Đăng Hưng, ta thấy Nha kỹ thuật học vụ số 48 đường Phan Đình Phùng đối diện qua buiding Richaud và sử dụng cổng sau của nha ở phía sau số 2 Phạm Đăng Hưng Nha kỹ thuật học vụ khi xưa là văn phòng công ty Établissements Brossard et Mopin - công ty xây dựng những công trình lớn thời Pháp thuộc. Tiền thân của trường Quốc gia Âm nhạc cũng đặt tại nơi đây.


Nha kỹ thuật học vụ ngày nay



Building Richaud




Đường Phạm Đăng Hưng (nay là Mai Thị Lựu) nhìn về phía Dakao 
- Photo by John D. Brown



                                                     
Nhà thờ thánh Phan Xi Cô ngày nay



Qua ngả tư là văn phòng của hàng không Air Việt Nam, về bên tay phải là hẽm Cây Điệp ăn thông ra đường Tự Đức. Đi tới là trường trung tiểu học Lê Văn Duyệt sau đổi tên là Tự Đức




                                    

Văn phòng của hàng không Air Việt Nam


Sau đây là chút tiểu sử của trường:
Vào thời Pháp thuộc trường Tự Đức có tên là Phan Đình Phùng (vì cổng chính của trường nằm trên đường Phan Đình Phùng). Vị trí của trường nằm đối diện với sở Tiểu Học Thành Phố Sài Gòn. Sau này, trường đổi tên là Nam Tiểu Học Lê Văn Duyệt . Thầy Đặng Văn Nghiệp là hiệu trưởng của trường thời bấy giờ.
Năm 1969, trường bắt đầu thành lập bậc Trung Học. Học sinh được tuyển vào trường gồm có hai nhóm. Nhóm thứ nhất goị là "Tân Tạo", nhóm này gồm những học sinh ưu tú ở khu Quận Nhất Sài Gòn (Gồm các trường như Lê Văn Duyệt, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, v.v.) thi rớt ở những trường khác và có điểm học bạ cao được tuyển chọn vào. Mỗi lớp được chọn 5 học sinh để thành lập lớp 6A (Anh Văn - Nam sinh), 6B (Anh Văn - Nữ sinh), và 6C (Pháp Văn - Nam-Nữ sinh). Nhóm thứ hai goị là "Đô Thị", nhóm này gồm những học sinh ưu tú con của nhân viên công chức ở thành phố Sài Gòn, đó là các anh chị em của lớp 6D (Anh Văn - Nam sinh), 6E (Anh Văn - Nữ sinh), và 6P (Pháp Văn - Nam - Nữ sinh).
Năm 1972, trường được phép mở rộng sang Trung Học Đệ Nhị Cấp (từ lớp 10 đến lớp 12) và cũng vì trùng tên với trường nữ sinh Lê Văn Duyệt ở Gia Định nên đổi tên là trường Trung Học Tự Đức. Từ đó trường thay đổi cổng chánh về phía đường Tự Đức thay vì mở cổng chánh trên đường Phan Đình Phùng.


Nhìn về bên trái phía trước  chúng ta thấy Tổng nha kiến thiết và thiết kế đô thị VNCH số 27 Phan Đình Phùng, tôi còn nhớ hồi xưa ở đoạn này có cơ quan hình như phụ trách về lâm nghiệp cứ mỗi độ giáng sinh về là nơi đây có bán cây thông từ Đà Lạt mang về.

    
Tổng nha kiến thiết và thiết kế đô thị VNCH

Đi tới là ngả tư Phan Đình Phùng – Mạc Đỉnh Chi rồi tới ngả tư Phan Đình Phùng – Phùng Khắc Khoan. Ngả tư Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng hiện ra với hotel Liberty và một cây xăng. Đi tời nữa chúng ta thấy ngả tư  Phan Đình Phùng – Duy Tân. Ở đoạn này chúng ta thấy hồ con rùa và trường đại học Luật và ngả tư Phan Đình Phùng – Pasteur. Đến đây là công viên Vạn Xuân và cổng chính sân Phan Đình Phùng. 


Ngả tư Phan Đình Phùng – Duy Tân


Hotel Liberty


Đường Phan Đình Phùng gần tới ngả tư với Pasteur



Tiền thân của trường đại học Luật Sài Gòn là École maternelle thời Pháp chuyên nuôi trẻ.


Ngả tư Phan Đình Phùng - Công Lý

















Qua ngả tư Phan Đình Phùng – Công Lý đến ngả tư Phan Đình Phùng – Lê Quý Đôn, ta thấy ở khoảng giữa là Bộ thông tin và thanh niên rồi tòa soạn báo Giác Ngộ. Qua ngả tư này chúng ta thấy tòa tổng giám mục ở bên phải và căn biệt thự tài sản của Anh ở đoạn ngả tư Phan Đình Phùng – Trương Minh Giảng.






                                                                 Tòa tổng giám mục





          


Biệt thư TGĐ Công ty Shell kế bên Tòa Giám Mục

Qua đoạn này là đến ngả ba Phan Đình Phùng -  Nguyễn Gia Thiều ta thấy tòa tổng lãnh sự Pháp, phía đối diện xưa là trường tư thục Lê Quý Đôn có lớp dạy Anh văn như trường Nguyễn Ngọc Linh gần đó về sau trường phải đóng cửa vì có học sinh tham gia biểu tình,  cửa hàng PX của hải quân và tại ngả tư Phan Đình Phùng – Đoàn Thị Điểm có một cơ quan của Mỹ là bộ tư lệnh hải quân (NAVFORV - Naval Forces Vietnam).



 Tòa tổng lãnh sự Pháp


Trường tư thục Lê Quý Đôn



MP gác cổng PX của Hải Quân Mỹ trên đường Phan Đình Phùng, tòa nhà sau này là Bộ chỉ huy HQ Mỹ tại VN (NAVFORV - Naval Forces Vietnam tại số 117 Phan Đình Phùng, Q.3






Trụ sở Bộ chỉ huy Hải Quân Mỹ tại VN (NAVFORV - Naval Forces Vietnam)

 tại số 117 Phan Đình Phùng




Ngả tư Phan Đình Phùng – Đoàn Thị Điểm



Góc Phan Đình Phùng - Đoàn Thị Điểm

                                                                                  

Chung cư 218 Phan Đình Phùng






Nhà hàng Sing Sing trên đường Phan Đình Phùng

Trước khi đến ngả tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt là ngả tư Phan Đình Phùng – Bà Huyện Thanh Quan. Ở ngả tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, chúng ta thấy đài tưởng niệm Thích Quảng Đức  tự thiêu nằm trước tòa đại sứ Cam Bốt.







Ngả tư Phan Đình Phùng – Bà Huyện Thanh Quan


Tòa đại sứ Cam Bốt



                            
Tòa đại sứ Cam Bốt và đài tưởng niệm Thích Quảng Đức






Trước khi chấm dứt ở giao lộ Lý Thái Tổ đường Phan Đình Phùng đi qua Cao Thắng với trường Aurore và Nguyễn Thiện Thuật. Khu này có hai khu là Vườn Chuối với cổng xe lửa và khu Bàn Cờ. Nó cũng là nơi tập trung những tiệm in ronéo và tiệm bán vàng. Phía tận cùng có hai tiệm bán đàn guitare nổi tiếng là Phúc Lợi và Phúc Châu và dãy tiệm bán các món ăn trước chung cư Nguyễn Thiện Thuật.




Ngả tư Phan đình Phùng - Nguyễn Thiện Thuật năm 1989




Chung cư Nguyễn Thiện Thuật


Đường Lý Thái Tổ gần với giao lộ Phan Đình Phùng năm 1989

1 nhận xét:

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...