Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Nhân dịp xuân Giáp ngọ, tôi gởi đến các bạn Tình xuân. Bài này tôi sáng tác cũng được hơn 10 năm rồi nay mới có dịp đưa lên đây cho các bạn thưởng thức. Xin chúc các bạn LQĐ một mùa xuân tràn đầy hạnh phúc và nhiều may mắn.



Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Dưới đây là những bức hình mà thầy Hy vừa gởi cho tôi, tôi xin mạn phép thầy đăng lên trang blog.                        
Họp mặt nhóm CGV - SG sáng 14/12/2013


Hình ảnh họp mặt nhóm CGV/LQĐ - SG sáng 4/1/2014



Thăm gia đình đồng nghiệp Đoàn Văn Phê - tháng 12/2013


Tin tức đồng nghiệp LQĐ

Các bạn bè đồng nghiệp thân mến, 
Sơ lược một số thông tin về đồng nghiệp ở quê nhà gởi đến các bạn và học trò cũ :
1) Trở lại SG sau gần năm trời rời xa,mình có dịp gặp mặt nhóm bạn bè xưa - nay đã thành thông lệ hằng tháng: sáng 14/12/13 & sáng 4/1/14 ( gồm những gương mặt : Trực,Nhơn,Nhiều, Khánh, Tiến,KLang,Xuân,Hoà, vc Hiền Đức,Thu Nguyệt, Sơn, Bích, Thanh Hoa , Bích, Lương/ Văn, nữ...Tha hồ nhắc chuyện xưa,kể chuyện nay trong không khí hào hứng ,ấm áp .t
2) Ngày 23/12/13 nhóm nhỏ bạn bè đi trên 2 xe 7 chỗ - gồm vc Nhơn, vc Đức, vc Hy,vc Thanh Hoa, Nhiều, Xuân, Trực,Hoà đi Tiền Giang thăm vc đ/n Võ Văn Bê; sau đó đón bạn Bê đi Bến Tre - ghé vườn Lan của người bạn gái Tam Nhiều, sau đó ra bờ sông thưởng thức các món ăn đậm đà quê hương BT. Chuyến đi ngắn ngủi thấm đẫm nghĩa tình được Nguyễn Văn Thảo- CHS ra trường năm 1975 ghi hình chuyển đến Thầy cô, bạn bè ...
3) Về tin tức đ/n tổ Văn Lê Thị Huỳnh Hoa  - mình có 2 lần ghé thăm vào ngày cuối năm 31/ 12/ 13 & tối 13/1/14 khi đi Đà Lạt trở về ... Bạn Hoa gầy và xanh hơn xưa,vẫn thuốc thang điều trị và mới hôm 12 /1 dược chuyền đạm nên có thể ra ngoài nhóm họp với bạn tập dưỡng sinh ...Hy có liên lạc với em Bùi Hữu Hoàng, CHSLQĐ 69 - 81, nay là PGS- TS chuyên khoa Gan mật - đựợc  biết Hoàng vẫn theo dõi điều trị cho Cô Hoa. Bạn Hoa tỏ ra rất vui được bạn bè gần xa ân cần thăm hỏi thư từ, kèm theo thuôc men hiện vật từ nhiều nguồn gởi về ...
4) Ngoài ra, mình có đến thắp nhang bàn thờ đ/n Tổ văn Đoàn Văn Phê, mất tháng 12/2007 ở Phú Nhuận ; ghé nhà bà chị ruột Hoàng Thị Hiền ( 71C/37 đường 3/2 P4 TP Đà Lạt ) thắp nhang tưởng niệm bạn Hoàng Ngọc Ẩn- mất ngày 9/9/2013 ,hoả táng và gởi cốt tại Chùa Sư nữ Linh Phong- ngay Trại Hầm Đà Lạt . 
Hẹn thư sau . Có dịp sẽ gởi kèm theo hình ảnh .
Thân ái,
Nguyễn Ngọc Hy


Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

THẦY HOÀNG NGỌC ẨN KHÔNG CÒN NỮA

Thầy Hy tìm đến nhà thầy Ẩn để thăm sau bao nhiêu năm xa cách nhưng nhận được tin thầy Ẩn đã ra đi vào ngày 9/9/2013/ mồng 5/8 Quý Tỵ. Đây là sự mất mát to lớn đối với các thầy cô Lê Quý Đôn.Tôi xin mạn phép thầy Hy thông tin đến các bạn. Những bạn nào đã từng học với thầy Ẩn hay chưa từng học hãy cùng tôi thắp nén hương tưởng nhớ đến thầy. Cầu linh hồn thầy tiêu diêu nơi miền cực lạc.



Thầy Hy thắp nhang cho thầy Ẩn tại nhà

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014



NHỮNG BÀI HÁT ĐI THEO NĂM THÁNG TUỔI HỌC TRÒ


            

Đến khi trường Jean Jacques Rousseau được trả về cho phía Việt Nam, chúng tôi được học những bài hát Việt. Tôi nhớ những năm đó khi đang học lớp năm, giờ học nhạc lớp tôi do cô Hồ Ngọc Tùng dạy (chương trình tiểu học lúc đó chỉ có một thầy giáo phụ trách một lớp giảng dạy tất cả môn học). Cô Tùng dạy chúng tôi hát và đệm bằng cây đàn mandoline. Hồi thời đó, thầy giáo dạy nhạc khi dạy thường sữ dụng đàn guitare hay đàn mandoline; việc dạy đàn đòi hỏi người thầy phải có kiến thức tốt về lĩnh vực này. Không phải như bây giờ, vì tôi cũng có tham gia giảng dạy cho mấy em sư phạm âm nhạc nên tôi rất rành. Mấy em bây giờ dạy cho tiểu học đã có cây đàn keyboard (organ) hỗ trợ rất nhiều. Những bài hát trong chương trình đã được làm sẳn chỉ cần bấm vào nút start là tự động sẽ phát ra hoặc những bài hát được làm thành nhạc beat nằm sẵn trong đĩa CD. Cho nên mấy em bây giờ dạy nhạc rất khỏe hơn thế hệ trước rất nhiều.
           Những bài hát Việt từ bài dân ca đến các thể loại khác đã dẫn chúng tôi vào một Việt Nam đầy thơ mộng và tự hào như những bài học lịch sử. Tôi nhớ buổi văn nghệ đầu tiên của trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn là vào dịp xuân năm 1969, sân khấu được dựng bên hông phòng tập thể dục phía bên khu tiểu học (sau này phòng tập thể dục được phá đi xây dựng thành hội trường). Trong buổi văn nghệ này những bài như Học sinh hành khúc, Bạch Đằng giang, hội nghị Diên Hồng, Việt Nam Việt Nam, v.v.. đã vang lên. Sau này lên trung học những bài trên cũng được thầy Trần Anh Linh sữ dụng lại dạy cho chúng tôi song song đó cũng có những bài mới nhưng những bài đó vẫn còn âm hưởng trong lòng chúng tôi không bao giờ quên. Những cây mùa xuân mỗi dịp tết đến trên sân khấu của trường chúng ta lúc nào cũng phải có những bản nhạc này. Đó là những bản nhạc của thời học sinh  của chúng ta đã học từ lúc mấy bước chân vào tiểu học đến khi cất bước rời xa trường.




BẠCH ĐẰNG GIANG


VIỆT NAM! VIỆT NAM


HỌC SINH HÀNH KHÚC


KHỎE VÌ NƯỚC

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014



NHỮNG BÀI HÁT ĐI THEO NĂM THÁNG TUỔI HỌC TRÒ   

         

Tuổi học trò của chúng ta đã qua đi, ngày tháng mộng mơ đã lùi dần vào quá khứ nhưng trong tâm trí của chúng ta vẫn còn vẳng những bài hát mà một thời đã gắn liền với chúng ta. Trong bài này, tôi đề cập đến những bài hát đầu tiên từ thuở chúng ta còn bé nhỏ đến những năm tháng cuối cùng của đời học trò chúng ta. Riêng tôi cũng như một số bạn trong lớp 12B lúc đó còn tiếp cận chương trình do người Pháp quản lý đã mang ấn tượng về những bài hát khi còn ở những năm tháng đầu tiên. Đó là năm lớp onzièmme tức lớp một bây giờ, chúng tôi đã học những bài dân ca Pháp như: Au clair de la lune, sur le pont d' Avignon, savez-vous planter les choux, mon beau sapin,v.v... những bài hát đó cho chúng tôi cái không khí của miền quê nước Pháp qua những bài lecture, récitation. Tôi còn nhớ trước khi tôi vào trường Pháp học, tôi có học tư ở ngoài đó là trường Michelet nằm ở góc ngả tư Trương Minh Giảng và Hiền Vương. Năm đó hình như năm 1962 thì phải vào mùa giáng sinh, lớp mẩu giáo của tôi có dựng một chương trình văn nghệ trong đó có vở kịch thiếu nhi Le petit poucet; tôi đóng vai thằng bé út. Trong vở kịch này mấy đứa tụi tôi trong vai các anh em cùng nhau hát bài mon beau sapin. Đó là màn văn nghệ đầu đời của tôi được diễn ra tại cơ sở 2 của trường nằm ở đường Nguyễn Du. Tuổi nhỏ với những ước mơ đơn giản, vô tư cho nên khi được hát những bài hát chúng tôi thích lắm và nhất đó là những giờ tập khác đầy không khí thoải mái hơn hằn những giờ học trước đó.

Bây giờ khi đã lớn tuổi rồi ngồi nghe lại những bài hát đó, lòng tôi dâng trào những cảm xúc khó tả. Không biết các bạn có người nào có cùng cảm giác như tôi không? sau đây tôi upload lên đây một số bài tiêu biểu của dân ca Pháp để cho các bạn cùng nghe lại và có còn nhớ chăng về những ngày xa xưa đó chăng?


                                                               Au clair de la lune

                                                           
                                                                  Sur le pont d'Avignon


                                                              Alouette, gentille alouette


                                                                      Frère Jacques


                                                             Il Était un Petit Navire


                                                        Savez vous planter les choux


                                                                                                                        (còn tiếp)

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014



NHỮNG CHUYỆN ĐẾN BÂY GIỜ MỚI KỂ (TIẾP THEO)



              Thời điểm đó có lẽ tôi với anh Lô là thân nhất, một phần là vì nhà của ảnh ban đầu ở con hẽm bên hông trường đại học Vạn Hạnh gần nhà tôi, về sau anh dời về nha của ba anh bên trong chợ Phú Nhuận. Hai đứa thường rũ nhau mang bài vỡ ôn thi vào trường và ngủ lại tại đó. Anh Lô thì tính cũng xuề xòa, tôi cũng vậy nên hợp với nhau lắm. Vào trường ngủ lại đêm, tôi thường mang gạo theo nấu, nồi thì mượn của anh Tâm gác cổng. Còn thức ăn thì có mớ rau lang mọc ở bên hông đường Lê Quý Đôn bên tiểu học đem về luộc chấm nước mắm. Chỉ có vậy thôi.
           Tôi nhớ có những đêm, nổi máu thích mạo hiểm, tôi với anh Lô đột kích vào văn phòng của bên tiểu học. Tôi biết văn phòng này có cất giữ một số lưới bóng bàn và bóng chuyền cùng với banh trong đó. Vì muốn đem về trang bị cho anh em trong trường chơi cho nên tôi bàn với anh Lô đêm đến mở khóa vào. Tài mở khóa của tôi thời đó cũng có hạng, hể mỗi lần mấy thầy giám thị không mở được cửa tủ hay cái gì đó thì kêu tôi lên mở. Anh Tâm thì mỗi tối luôn đi rảo từ khu trung học rồi sang khu tiểu học. Tụi tôi canh khi ảnh đi rồi mới đi qua khu tiểu học. Hôm đầu tiên trước văn phòng có một cái bàn bureau bị sụp chân, tôi dùng chìa khóa mở ra, trong đó có mấy ngàn đồng tiền học sinh đóng mua phù hiệu, một cuốn tự điển Pháp - Việt và nhiều viết với thước. Anh Lô thì lấy cuốn từ điển còn tôi gom hết số tiền; hai đứa tôi sau đó cùng nhau đi uống cà phê hết. Những đêm đột kích, hai đứa tôi luôn hồi hộp cứ như trong phim hình sự mỗi khi anh Tâm đi sát văn phòng.
Giờ đây đã gần 40 năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lúc đó. Nhớ cái khung cảnh sân trường im lìm nằm dưới ánh trăng sáng về khuya. Nhớ lại buổi lữa trại đêm cuối cùng chúng tôi còn lưu lại với các bạn lớp dưới. Ngày đó chúng ta còn vô tư quá, ngôi trường thân thường hồn nhiên quá nhưng cuộc đời thì không phải vậy bao chông gai đang chờ đợi bản thân các bạn cũng như tôi. Đã gần 40 năm trôi không biết giờ này mỗi đêm trăng sáng, sân trường của chúng ta có còn lung linh như ngày nào không?

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...