Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)



ASCOLI – Bắc Đông Bắc – Nam Đông Nam. Đây là một trong những con đường cuối cùng của cảng. Nó nối đường Jean-Eudel với cảng Yser (sông sài Gòn).
Đường trước đó không tên. Vào năm 1930 nó mới có tên như trên trong bản đề nghị của hội đồng thành phố, hội đồng quản lý cảng thương mại tại cuộc họp thứ 112 ngày 3 tháng 4 năm 1930.
Ghi chú: Cảng Yser là cảng Thương khẩu (tên trước 1975) và cảng Sài Gòn (sau 1975)


Bản đồ năm 1923


Bản đồ năm 1946


Bản đồ năm 1958 cho thấy đường Ascoli đổi lại là Nguyễn Hiền

Thương gia  Victor ASCOLI (1865-1921) sinh ở Marseille năm 1865. Ở tuổi 20, ông làm việc với nhà ALLATINI mà các xí nghiệp thương mại của họ vương tới vùng Viễn Đông.
Giám đốc ở Sài Gòn (1909), quan chức đại biểu ở Paris (1913) cùa Compagnie de commerce et de navigation d'Extrême-Orient.

AUDOUIT – Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam. Nối đường  Chasseloup-Laubat ở khu vực thành lính Testard (Camp des Mares).với đường Général-Lizé (khu vực trường bắn).
Đường Audouit xưa là một con đường đất mang tên đường số 20. Nó trở thành đường nhực năm 1937.


Bản đồ năm 1923


Bản đồ năm 1946


Bản đồ năm 1958 cho thấy đã đổi tên là Cao Thắng

Édouard AUDOUIT (1870-1938) sinh tại Cayenne (Guyane), ngày 21 tháng 4  năm 1870. Là ủy viên hải quân, chức vụ quan năm. Ông học rất giỏi và vào làm việc ở Polytechnique và chọn nghề súng đạn. Khoảng năm 1908 ông là chỉ huy đại đội pháo binh ở Sài Gòn, sau đó ông rời binh ngũ để trở thành kỹ sư.


Édouard AUDOUIT

BARBÉ – Nối đường Mayer vối đường Chasseloup-Laubat.
Từ năm 1905 đến 1908 chỉ kéo dài từ đường Richaud tới đường Chasseloup-Laubat. Khi xưa nó còn có tên gọi là đường Palais vì dẫn vào phía hướng Tây Nam của khu vườn dinh toàn quyền, Trong cuộc họp ngày 28 tháng 2 năm 1897 mới chính thức đổi tên như trên. Nhưng lại ghi là Barbet do khởi xướng của Société des études indochinoises, vấn đề chính tả thật sự  lại của hội đồng thành phố trong cuộc họp ngày 30 tháng 8 năm 1926.


Bản đồ năm 1898 ghi là Barbet và giới hạn chỉ tới đường Richaud


Bản đồ năm 1920 và giới hạn tới đường Mayer


Bản đồ năm 1942 đã chỉnh lại tên là Barbé


Bản đồ năm 1958 đổi lại là Lê Quý Đôn

Đại úy hạng nhất BARBÉ (Nicolas, Michel, Auguste) sinh ngày 22 tháng 3 năm 1821 tại Pronschdorff, tỉnh Wœrtli (Bas-Rhin). Ông đến vào thời kỳ chiếm giữ Sài Gòn thuộc trung đoàn thứ 3 thủy quân lục chiến rồi đại đội thứ 25.
Ông bị phục kích chết ngày 7 tháng 12 năm 1860.

                                                                                             (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...