Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                             37. Building số 263 Trần Hưng Đạo Sài Gòn
                                   Tòa nhà này khi xưa là một chung cư Pháp kiều. Khi Pháp rút đi tòa nhà thuộc sở hữu của chính quyền Việt Nam. Tháng 10 năm 1962 tòa nhà này được sử dụng làm bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ cho đến ngày 1 Tháng 4 năm 1966 thì được chuyển cho lục quân Hoa Kỳ trở thành bệnh viện dã chiến số 17 và chấm dứt hoạt động ngày 3 Tháng 1 năm 1968. Sau năm 1975 tòa nhà được sử dụng làm công ty bách hóa thành phố. Ngày 20 tháng 6 năm 1990 UBND TPHCM ra quyết định số 237/QĐ-UB điều chính hai tòa nhà 263 - 265 thành trung tâm răng hàm mặt thành phố.

Building 263 thập niên 50



                            Quang cảnh trong trận đánh Bình Xuyên 1955



Navy hospital




                                                           17th Field Hospital 

               


                                                           Huy hiệu của bệnh viện


                                       Bệnh viện răng hàm mặt khi chưa chỉnh trang


                                         Bệnh viện răng hàm mặt ngày nay

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                                36. Bộ tổng tham mưu quân đội VNCH
                                    Để thống nhất hệ thống chỉ huy các lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 5/1952 với vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Trụ sở Bộ Tổng Tham mưu ban đầu đặt tại khu nhà số 606 Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Tổng số nhân sự Bộ Tổng Tham mưu lúc bấy giờ gồm khoảng 150 người, gồm 21 sĩ quan và 15 hạ sĩ quan Pháp, còn lại là Việt Nam.
                                 Đại tá Lê Văn Tỵ thăng chức Thiếu tướng và ngày 1 tháng 12/1954, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Tháng 10/1955, Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được thăng Trung tướng, rồi Đại tướng tháng 12/1956, tiếp tục giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội VNCH đến sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/1963. Trong thời gian này (1956), Bộ Tổng Tham mưu được di chuyển vào trại Trần Hưng Đạo (Camp Chanson), Phú Nhuận, nơi đặt Bộ Chỉ huy của Quân đội Pháp trước đây.
                             Sau tháng 7/1965, chức vụ Tổng Tham mưu trưởng được kiêm nhiệm bởi Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Tổng trưởng Quốc phòng. Vào ngày 14 tháng 10/1965, sau khi Tướng Nguyễn Khánh bị gạt bỏ khỏi chính quyền, Trung tướng Cao Văn Viên được cử vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Năm 1967, khi Tướng Nguyễn Hữu Có bị bãi chức, Trung tướng Viên kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng trong một thời gian ngắn. Cũng trong năm này, ông được thăng Đại tướng.
                          Ngày 29 tháng 4/1975 Tổng thống Dương Văn Minh đã cử Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng vì đại tướng Cao Văn Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975.
                       Bộ Tổng Tham mưu chấm dứt hoạt động trong đêm 29/4/1975 rạng ngày 30/4/1975 khi trung tướng Vĩnh Lộc và tất cả sĩ quan các cấp ra đi di tản. (nguồn Người Lính VNCH).
                            Hiện nay nơi này là bộ tư lệnh quân khu 7.



                     Trụ sở Bộ Tổng Tham mưu ban đầu đặt tại khu nhà số 606 Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Về sau khu nhà này là trụ sở U.S. MAAG Building (United States Military Assistance Advisory Group) - Trụ sở Cố vấn Quân sự Mỹ, tại số 606 đường Trần Hưng Đạo và sau nữa là Bộ tư lệnh quân đội Đại Hàn tại Việt Nam.




Cổng  bộ tổng tham mưu do kiến trúc sư Trần Đình Quyền thiết kế


Ngày nay là bộ tư lệnh quân khu 7


Hình so sánh của Tim Doling

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                              35. Caserne Francis Garnier (Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa)   
                                    Xưa là trại lính hải quân Pháp nằm trong khu quân sự kéo dài từ cầu Khánh Hội tới công trường Mê Linh, về sau khu này léo dài tới chân cầu xa lộ Biên Hòa. Ngày 6 tháng 3 năm 1953, quốc trưởng Bảo Đại ban Dụ số II xác nhận chính thức sự ra đời của hải quân Việt Nam. Ngày 20 tháng 5 năm 1952 bộ tư lệnh hải quân được thành lập và đặt tại trại lính Francis Garnier lấy tên trại Bạch Đằng trên bờ sông Sài Gòn. Bây giờ nó là doanh trại hải quân của Thành phố HCM.










Hình so sánh của Tim Doling

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                              33. Villa số 200 đường Yên Đổ quận 3 ( giờ là Lý Chính Thắng)
                               Villa nẳm ở góc Yên Đổ - Trương Công Định ( Lý Chính Thắng - Trương Định) ngó xéo qua cây xăng (giờ không còn nưa và gần trung tâm Đắc Lộ khi xưa. Nó từng là trụ sở Société française d'entreprises de dragages et de travaux publics (Công ty xí nghiệp nạo vét và lao động công cộng Pháp). Công ty này Được thành lập ngày 10 tháng hai năm 1902, dưới cái tên Société française industrielle d'Extrême-Orient 1 theo sự khởi xướng của kỹ sư Louis-Félix Dussoliers  với số vốn điều lệ là 26,9 % và công ty Société anonyme franco-belge (cung cấp thiết bị hỏa xa). Đến năm 1914, công ty này đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng qua công việc nạo vét của vùng đồng bằng sông Cửu Long sông Hồng. Ngày nay là sở tài nguyên nước và môi trường thành phố HCM. Mới đây nó bị phá hủy để xây dựng mới.





Hình so sánh của Tim Doling

                            34. Đoạn ngả tư Đinh Tiên Hoàng - Huỳnh Khương Ninh - Nguyễn Văn Giai tới rạp casino Đa Kao
                              Đoạn này có xe bánh mì Bảy Hổ danh tiếng nay vẫn còn, từ đây đi tới có một rạp hát mà tên tuổi của nó đã đi vào quá khứ của những người lớn tuổi là rạp Assam. Tới đầu ngả tư Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Phi Khanh - Hiền Vương (Võ Thị Sáu) khi xưa là bệnh viện cảnh sát quốc gia và phíaặt bên kia là rạp Casino Đa Kao và chè Hiễn Khánh. Phía tay phải tại cột điện lồng là ngỏ sau đi vào chợ Đa Kao tức là đường Trương Hán Siêu (Chổ tấm bảng Khu Phố 1 Khu phố văn hóa).




                                               Hình so sánh của Tim Doling

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                       32. Tòa đại sứ Hoa Kỳ số 39 Hàm Nghi - Võ Di Nguy (Hàm Nghi - Hồ Tùng Mậu)
                              Đây là tòa đại sứ đầu tiên đặt tại Sài Gòn khi Hoa Kỳ công nhận chính phủ Bảo Đại vào năm 1950. Ngày 30 tháng 3 năm 1965, đặc công VC cho nổ một xe hơi có gắn bom bên ngoài toà đại sứ Mỹ trên đường Hàm Nghi, số người bị chết trong vụ này là 22 người gồm:
                               - 1 nữ nhân viên tòa đại sứ tên Barbara Robbins
                               - 1 người Mỹ khác không rỏ tên.
                               - 19 người VN
                               - 1 người Phi Luật Tân
                               Số người bị thương là 183

                               Sau vụ nổ này chính phủ Hoa Kỳ cho xây dựng tại đường Thống Nhất một tòa đại sứ mới cạnh tòa lảnh sự Pháp.
                                Sau năm 1975 nơi này là trường đại học ngân hàng và Indovina bank. 












                                              Hình so sánh của Tim Doling

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ


                          29. Giao Lộ Pasteur - Gia Long (giờ Pasteur  - Lý Tự Trọng)
                                

Cửa hông phía đường Pasteur của khuôn viên Dinh Gia Long (gần góc Pasteur-Gia Long)


Hình so sánh của Tim Doling

                               30. Đoạn gần ngả tư Gia Long - Hai Bà Trưng (giờ Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng)
                                     Đoạn đường theo trong hình so sánh ta thấy đằng xa bên tay trái là buiding số 82 nơi đó là cơ quan United States Information Service (USIS) hồi xưa là tiền thân của phòng thông tin Hoa Kỳ và thư viện Abraham Lincoln thành lập năm 1956 trước khi dời về tại rạp Rex năm 1962 cơ quan số 82 chỉ còn là cơ quan  phụ. Năm 1965 Cơ quan phụ này sáp nhập với cơ quan joint US Public Affairs Office (JUSPAO) và thường được gọi là JUSPAO 2. Đến năm 1964 thì thư viện Abraham Lincoln dời về số 8 Lê Quý Đôn và chấm dứt hoạt động sau năm 1973. Hiện nay nó là quán Loan và địa chỉ mới của nó là số 37 Lý Tự Trọng.  
                                   Cũng là phía bên trái là bệnh viện Grall giờ là nhi đồng 2, bên phải là trường Lasan Taberd giờ là trường Trần Đại Nghĩa.




Hình so sánh của Tim Doling



USIS bây giờ


Hình so sánh của Tim Doling
Góc nhìn ngược lại

                             31. Vũ trường Tour d' Ivoire số 10 Trần Hưng Đạo
                                    Vũ trường này nằm ở giao lộ Trần Hưng Đạo - Bùi Viện, nó là một trong những nhà hàng, vũ trường nổi tiếng từ thời Pháp và thời VNCH. Trước đó nó là hotel Tân Việt


Một mẩu quảng cáo





Bây giờ là cửa hàng Savico


                                              Hình so sánh của Tim Doling

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...