Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016


Những công trình trong ký ức


Hội Kỵ Mã Sài Gòn (Cercle Hippique Saigonnais) 



Ngày nay khi nhắc lại Hội kỵ mã Sài Gòn chắc cũng chỉ còn một số rất ít người biết đến. Hội này chiếm một khu vực trong vườn Tao Đàn, một mặt nằm bên đường Lê Văn Duyệt (Cách mạng tháng 8) và một mặt nằm bên đường Nguyễn Du. Hoạt động thể thao đua ngựa là một phần của Cercle Sportif Saigonnais được thành lập trước đó vào năm 1896 nhưng phải đợi đến năm 1912 mới ra đời Hội kỵ mã. 

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Hội Kỵ Mã bị Nhật chiếm đóng. Tháng 8 năm 1945, Quân Anh vào Sài Gòn tước khí giới quân Nhật và trao trả những con ngựa đã huấn luyện cho người Pháp.

Hội Kỵ Mã hầu như các hội viên là người Pháp. Về sau thời Việt Nam Cộng Hòa, chủ tịch hội là Ông Ngô Khắc Tỉnh, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Thanh Niên. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng có một con ngựa tên là Bạch Hồng tại đây.

Khi quân đội Mỹ sang Việt Nam cũng có rất nhiều người Mỹ lui tới đây.

Hội viên Hội Kỵ Mã chỉ có khoảng 130 hội viên, trong đó chỉ có 1/3 hội viên là người Việt.

Do thời tiết ở Saigon rất nóng vào buổi trưa, nên lịch cưỡi ngựa bắt đầu buổi sáng từ 7 giờ sáng đến 11 giờ và buổi chiều từ 5 giờ đến 8 giờ tối.

Những con ngựa ở Hội Kỵ Mã được huấn luyện dưới sự giám sát của ông phó chủ tịch hội là người Pháp Joseph Lejeal.

Trụ sở đầu tiên của Hội Kỵ Mã chính là ngôi nhà mà về sau là trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công thời VNCH. Đầu thế kỷ 20 trụ sở Hội Kỵ Mã dời về số 93 đường Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

 




Médaille của Hội Kỵ Mã Sàigòn


Hội Kỵ mã


Trụ sở đầu tiên của Hội Kỵ mã 


Hội Kỵ mã nhìn từ building Meyerkord BOQ









The Saigon Equestrian Center
Xem thêm: 

(Hội Kỵ mã Sài Gòn)
Taberd Street
Maurice Long Park
Telephone : 22.239
1912 - 1962


Le Cercle Hippique Saigonnais - Bienvenue sur Saigon Vietnam

saigon-vietnam.fr/cercle-hippique-fr.php

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

QUẢNG TRƯỜNG EUGÈNE CUNIAC
QUẢNG TRƯỜNG DIÊN HỒNG
QUẢNG TRƯỜNG QUÁCH THỊ TRANG


Đây là quảng trường nhộn nhịp nhất của thành phố Sài Gòn, có lẽ vì nó nằm ở trung tâm một khu thương mại sần uất. Theo dòng thời gian từ khi thành lập vài đầu thế kỷ 20 cho đến nay nó cũng từng chứng kiến bao nhiêu biến động của thời cuộc.

Quảng trường Eugène Cuniac (Place d’Eugène Cuniac) còn gọi là quảng trường chợ Bến Thành (Place Les Halles Centrales hay Place Marché) trước khi được thành lập là khu vực các đường rue Nemesis (từ Phó Đức Chính chạy đến Thủ  Khoa Huân ngày nay), rue Amiral Courbet (rue Batavia trước đó, nay không còn, vị trí đầu đường Trần Hưng Đạo ngày nay) bao chung quanh nhà kho thành phố (magasins municipaux) ở cuối đại lộ Bonard, góc Filippini (gọi là rue Cap de St Jacques trước đó) và rue Mac-Mahon.
Quảng trường được lập cùng thời gian xây chợ Halles Centrales và đến tháng 7 năm 1916 và lấy tên là Eugène Cuniac theo tên vị thị trưởng người Pháp đầu tiên của thành phố là François Jean Baptiste Cuniac thường gọi thân mật là Eugène, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1851 tại Laumède. Rất tiếc là không có hình ảnh nào về ông cả, trong bài này tôi chỉ có tờ phong tước hiệp sĩ và tờ kê khai quá trình làm việc của ông đến năm 1907. Ông mất ở Nice năm 1916 thọ 65 tuổi.



  
Khu vực này được thị trưởng Saigon, ông Cuniac giải tỏa cùng với phá bỏ nhà kho xe lửa cũ để xây trạm xe lửa mới về hướng tây ở khu phía gần đường Boresse (đường Yersin ngày nay) trên khu trước kia là đầm lầy (ngày nay là công viên 23/9) và xây dựng chợ mới thay thế chợ cũ ở giữa đại lộ Charner và rue d’Adran. (trích Đại lộ Bonard cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 – Phần 3)
Trong thập niên 1920, quảng trường là nơi tổ chức các trò vui chơi như gánh xiếc Long Tiên, Việt Nam, Đại Nam, Jeune Anam hay các buổi đấu vật quyền anh.









Trong những ngày gọi là Nam bộ kháng chiến, quảng trường chứng kiến cảnh dân chúng Sài Gòn biểu tình đốt phá.


Ngày 19-3-1950, hàng vạn học sinh, sinh viên và đồng bào các giới xuống đường tuần hành, phản đối hai tàu chiến Mỹ cập cảng Sài Gòn và đốt một phần chợ Bến Thành.




Năm 1955 chính quyền Bảo Đại đổi tên quảng trường thành quảng trường Diên Hồng. Sau sự kiện nữ sinh Quách Thị Trang bị bắn chết trong cuộc biểu tình chống thiết quân luật của chế độ Ngô Đình Diệm ngày 25 tháng 8 1963, quảng trường một lần nữa được đổi tên là quảng trường Quách Thị Trang cho đến nay.




Năm 1965 một năm sau khi tượng Quách Thị Trang được đặt tại đây, tượng đài Trần Nguyễn Hãn cũng được dựng lên. Ngày nay do yêu cầu xây dựng tuyến metro hai tượng này được dời về công viên Phú Lâm và Lý Tự Trọng.



Thập niên 1970 khi tình trạng xe cộ qua lại đông đúc chính quyền thành phố cho dựng một cầu vượt bằng sắt do hảng Eiffel thiết kế nhưng không bao lâu cầu này phải tháo dỡ vì lý do thẫm mỹ và an ninh.


Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Một thời xe xích lô máy


Xích lô máy một thời tung hoành các nẽo đường Sài Gòn - Gia Định nhưng số phận của nó "sớm nở tối tàn" hơn chiếc xích lô đạp và giờ đây nó trở thành một phần ký ức của thành phố. Bản thân tôi cũng "may mắn" đi trên phương tiện này nhiều lần, nếm cái cảm giác xe lao vùn vụt trên đường và có phần rợn người khi xe lách qua hàng loạt xe lao về phía trước. Hồi đó  những nơi tụ tập xe xích lô máy nhiều nhất là khu vực ngã bảy, bến xe Petrus Ký, khu đường Trần Hưng Đạo, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối,v.v...
Lịch sử xe xích lô máy bắt nguồn từ loại xe Peugeot Trimoteur 125cc kiểu 53 TN sản xuất vào năm 1939 là loại xe chuyên chở hàng hóa để vào những con đường nhỏ hẹp. Xe này được người Pháp đem vào Việt Nam sử dụng do yêu cầu đường sá như vừa nói ở trên. Khi vào Việt Nam một thời gian, người Việt nghiên cứu cải tiến xe này giống như kiểu xe "ba gác" và xe xích lô đạp nên mới có tên là xích lô máy.







Xe Peugeot Trimoteur 125cc kiểu 53 TN chính thức vào Việt Nam cuối năm 1945 khi quân Pháp trở lại dùng để đáp ứng sự gia tăng của nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Rập khuông thao kiểu xích lô đạp, người ta đặt một khuông nơi bằng thép uốn với băng ghế nệm phía dưới là khoang chứa đồ sửa chửa xe cùng xăng và nhớt, tấm bạt che cho khách khi mưa. 
Trong thập niên 1940 đầu thập niên 1950, Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định có khoảng 1800 xe xích lô máy hoạt động. Về sau những thập niên 1960 với chương trình "hữu sản hóa đợt tự chủ" và "hữu sản hóa đợt tự cường" của xe lam đã đẩy lùi dần hình ảnh của xe xích lô máy, Sau năm 1975 xe xích lô máy chỉ còn hoạt động một thời gian ngắn rồi mất hẳn.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN









Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Những công trình trong ký ức


Nhà ga Sài Gòn


Nói đến nhà ga Sài Gòn, ngày nay, không ít những người dân sống ở đây thuộc thế hệ sinh sau năm 1985 có thể biết đến nhà ga cũ mà chỉ biết nhà ga mới tại Hòa Hưng. Thật vậy nhà ga cũ Sài Gòn giờ chỉ còn trong ký ức của những người lớn tuổi thôi. Nơi đây một thời diễn ra sinh hoạt nhộn nhịp các hoạt động đi lại của các hành khách Trung Nam Bắc, những chuyến hàng lên xuống các toa, tiếng rao lanh lãnh của bạn hành mời mọc khách cộng với tiếng xe lam và xích lô máy, tiếng lốc cốc của xe ngựa đã tạo nên một bức tranh sinh động giữa lòng thành phố. Những hình ảnh, âm thanh đó dần đi vào quá khứ quên lãng nhường chổ cho sự phát triển đô thị là một khách sạn hiện đại và một công viên cây xanh.
Trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập tới nhà ga Sài Gòn những năm tháng 1960 - 1975 vì có rất nhiều bài khảo cứu về hoạt động hỏa xa thành phố của các học giả uy tín đã viết rồi. Chỉ vài dòng sơ lược về sự ra đời của nhà ga cho chúng ta những hình dung lại những khung cảnh còn đọng lại trong ký ức.



Xe lửa trên bến le Myre de Villers

Sau khi chiếm Nam Kỳ. thực dân Pháp đã quy hoạch thành phố Sài Gòn thành trung tâm chính trị - kinh tế của một Cochinchine thuộc địa. Ngoài việc xây dựng các công trình kiến trúc, giao thông công cộng là một vấn đề đặt lên hàng đầu trong đó là việc phát triễn hệ thống xe tramway và xa hơn là xe lửa nối liền ba kỳ xa nhất là từ Lạng Sơn đến tận cùng là nhà ga Mỹ Tho. Ban đầu tại Sài Gòn hệ thống xe tramway và xe lửa còn nằm tại bến le Myre de Villers về sau là bến Bạch Đằng và kéo dài theo đường Canton/ La Somme (Hàm Nghi), đó là những năm 1881. Về sau người Pháp cho xây dựng một xưởng bảo trì nằm cuối đường Canton trong khu Marais de Boresse lấy tên của một viên thiếu úy hải quạn Pháp tên là Leon Duhamel Boresse (1830 - 1866) được đô đốc Jauréguiberry chỉ định thiết lập cảnh sát và cơ quan hành chánh Sài Gòn sau khi Pháp chiếm, có đi cùng với phái bộ Phan Thanh Giản trở về Sài Gòn năm 1864 sau khi phái đoàn qua Pháp điều đình. Xưởng bảo trì này đầu thế kỷ 20 (năm 1915) trở thành nhà ga Sài Gòn sau khi người Pháp lấp và nâng cao khu Marais de Boresse để xây Halles centrale (chợ Bến Thành) và từ đó số phận của nhà ga này tồn tại cho đến khi phá bõ hoàn toàn vào năm 1998 thay vào đó là khách sạn New World và công viên 23/9.


Marais de Boresse trong bản đồ 1878


Vị trí xưởng bảo trì xe lửa đầu tiên

Chúng ta xem đoạn văn mô tả về khu Marais de Boresse trong bài Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển: "Con đường Boresse cũ (nay là đường Yersin) thời đó là một con đường kỳ lạ nhứt. Hai bên đường chòi lá lụp xụp, ẩm thấp, bầy hầy. Đây là xóm Mọi Lào, trong số Chàm, Miên, Lào đều có, đời đàng cựu bị bắt bán mọi, nay người Pháp đánh đòn tâm lý, ra lịnh phóng thích và cho phép tụ họp nơi con đường này. Họ sanh nhai bằng nghề ít vốn là lên rừng đốn lá dừa nước đem về đương gàu lá để múc nước giếng.
Sau này bọn Mọi Lào đều chết già hoặc chết lần mòn hoặc giả di cư theo con cháu đi làm ăn xứ khác. Đường Borresse cũng như đường Lefèbvre, đổi lại một nghề mới không thua sự quái gở là gái mãi dâm làm ăn công khai ngoài đường từ chạng vạng nhá nhem cho đến khuya lơ khuya lắc, tụ tập ngoài phố lả lơi níu kéo, bày trò khả ố, má trét phấn chì môi bết giấy khói nhang, đem đổi rẻ một hai hào bạc. Cô nào tốt số gặp khách sộp cho năm cắc một đồng bạc, còn coi quý hơn tờ giấy bạc một trăm hai trăm bây giờ; qua ngày sau, tiếng đồn rùm, tặng đó là “huê khôi” phở lở! Danh từ “đ… Bồ Rệt” có thua gì danh từ “Anh chị Bồn Kèn”.
Năm 1913, xã trưởng Cuniac sai lấp ao lầy “Marais de Boresse” và xây cất tòa Chợ Mới. Bọn gái mãi dâm châu Âu, gồm gái tứ chiếng: Hy Lạp, Lỗ Mã Ni (Rumanie), Ba Nhĩ Cán (Balkan) không ưa gần gụi gái “Bồ Rệt”, lập riêng xóm Bình Khang đường Fillippini, d’Espagne và Mac Mahon. Chiều chiều lính sơn đá cười giỡn trêu đùa ngoài đường, đánh ma ní tay tư (Mannille à quatre) thua phải trả bốn cốc khai vị (consomation), vừa đúng 8 cắc bạc (0$80) đã là sạch túi! (Bạc quan thời ấy tính một đồng bạc Đông Dương ăn 2,15franc đến 2,20franc)".





Quảng trường Eugène Cuniac và nhà ga mới





Bên trong nhà ga mới





Vị trí nhà ga Sài Gòn trong bản đồ 1920

Về mặt kiến trúc thì nhà ga Sài Gòn không có gì đặc sắc ngoài những dãy nhà làm việc, phòng vé, nhà chờ tất cả đều cũ kỹ theo thời gian. Thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã có phương án di dời nhà ga thay vào đó là một khu phức hợp thương mại gồm 3 tòa nhà mỗi tòa cao 40 tầng để thay thế cho chợ Bến Thành do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ. Dự kiến khởi công năm 1962 nhưng do tình hình bất ổn dẫn đến sự sụp đỗ của chế độ Ngô Đình Diệm kế hoạch cũng đã ngưng. Về sau trong kế hoạch hậu chiến của chế độ VNCH nếu tình hình thuận lợi thì nhà ga Sài Gòn sẽ bị phá bõ thay thế bằng một công viên trong đó có tượng đài tưởng niệm các binh sĩ đồng minh và một lần nữa kế hoạch cũng không thành.

Nhà ga Sài Gòn vẫn hoạt động tuyến Trung Nam Bắc sau hiệp định Genève 1954. Năm 1958 chính quyền Ngô Đình Diệm ngưng tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho và năm 1962 ngưng tuyến xe lửa Nam Bắc cùng với liên lạc thư từ. Sau năm 1962 nhà ga chỉ còn đảm trách Trung Nam và vài năm sau tình hình chiến sự trở nên bất ổn, tuyến xe lửa bị đặt mìn phá hoại, chính quyền Sài Gòn đã cho ngưng hoạt động. Đến năm 1973 nối lại hoạt động xe lửa đầu tiên là tuyến Sài Gòn - Biên Hòa.


Xe lửa bị đặt mìn phá hoại



Những toa quân sự bảo vệ cho đoàn tàu





Nhà ga Sài Gòn nhìn từ công trường Quách Thị Trang


Nhà ga Sài Gòn nhìn từ đường Phạm Ngũ Lão



Nhà ga Sài Gòn nhìn từ đường Lê Lai



Bờ tường Nhà ga Sài Gòn  


Nhà ga Sài Gòn nhìn từ cao





















Những chuyến tàu đi và về

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...