Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)



BARBIER. Liên kết đường Mayer và đường Vassoigne (khu Tân Định)
Lúc trước nó là đường số 38. Đáng lẽ tên của nó là đường  Rodellec-Duporzic nhưng vì cái tên này quá dài để đọc cho nên tên như trên được ưa thích hơn.




Vị trí đường BARBIER trong bản đồ năm 1920



Bản đồ năm 1924



Trong bản đồ năm 1960 là đường Lý Trần Quán


Trong bản đồ hiện tại là Thạch Thị Thanh


Thị trưởng BARBIER xuất hiện rất ít ở Sài Gòn và những thông tin về con người rất hạn chế. Chỉ biết qua thông tin của báo chí về sơ lược tiểu sử: Nam tước  Raoul BARBIER, hiệp sĩ bắc đẫu bội tinh đã cặp cảng Sài Gòn bằng tàu Impératrice thượng tuần tháng 7 năm 1870. Đi theo ông là một người hầu. Ông tuyến bố là “không nghề nghiệp”.
Vào năm 1871, ông xuất hiện trong giới thượng lưu Sài Gòn và coi như là “ thương gia”. Ngày 01 tháng 2 năm 1871, hội đồng thành phố đề cử ông làm thị trưởng thành phố.

BELGIQUE (cảng) nối với cảng Le-Myre-de-Vilers ở ranh giới Sài Gòn và Chợ Lớn dọc thao bên phải kênh Bến Nghé.
Cảng Belgique trước đó gọi là “cảng arroyo Chinois”. Nó lấy tên mới ngày 30 tháng 10 năm 1914.




Bản đồ năm 1878 là cảng cảng arroyo Chinois



Bản đồ năm 1920 đổi tên lại là Belgique


Bản đồ năm 1966 gọi là bến Chương Dương


Belgique Đó là nói về cuộc kháng chiến của Bỉ trước khi cuộc xâm lược của Đức vào năm 1914.


BELLAND – hướng Tây Bắc – Đông Nam kết nối đường Douaumont vào đại lộ Galliéni (cảng abattoir).
Con đường không biết thời gian hình thành và nó mang tên đường số 10. Theo quyết định của toàn quyền ký ngày 23 tháng 1 năm 1943 đặt tên cho nó là Belland.


Bản đồ năm 1943



Bản đồ năm 1958 đổi tên là Đề Thám



Auguste BELLAND (1856-1910).  sinh ở Avesse thuộc tỉnh Brulon (Sarthe) ngày 5 tháng 9 năm 1856. Vào thủy quân lục chiến, tham gia chiến dịch ở Madagascar; sau đó tới Đông Dương, giải ngũ vào ngành cảnh sát thành phố.
Rất quan tâm và say mê cây cao su, ông đã tích lũy vốn và nghiên cứu trồng loại cây này, lập một nhà máy chế biến ở Gia Định.


BERSÉSIO hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam. Kết nối con đường Charles-De-Cappe với đường Victor Olivier ở Khánh Hội (khu vực Messageries maritimes).
Con đường này được xây dựng năm 1927 và không có tên đến năm 1929. Trong cuộc họp của hội đồng thành phố ngày 3 tháng 5 năm 1929 nó mới có chính thức cái tên như trên.




Bản đồ năm 1943




Bản đồ năm 1946




Bản đồ năm 1958 đổi tên là Lê Thạch


          BERSESIO Joseph, Barthélémy, Marius sinh ngày 14 tháng 9 năm 1882. Ông làm việc ở Travaux publics de Saigon, thợ làm đường hạng nhất. Ông chết trước 4 ngày khi chấm dứt chiến tranh thế giới, ngày 7 tháng 11 năm 1918.

BERT . Đại lộ Paul.
Kết nối đường Paul-Blanchy với quảng trường Maréchal - Foch (khu vực Đa Kao).
Đại lộ này hơi xa trung tâm một thời gọi là “đại lộ của 2 cầu”. Đại lộ này không bị cắt bởi dòng sông nào cả mà đổ ra hai đường băng ngang có cầu qua kênh 'Avalanche.
Ngày 30 tháng 3 năm 1906, “đại lộ của 2 cầu” thành đại lộ Paul Bert.



Bản đồ năm 1898 ghi là Boulevard des deux ponts



Bản đồ năm 1923 đã đổi tên đường là Paul Bert



Bản đồ năm 1958 đổi tên đường là Trần Quang Khải

Paul BERT  (1833-86) nhà tâm lý và chính trị, sinh ở  Auxerre (Yonne) ngày 17 tháng 10 năm 1833.
Năm 1866, ông bắt đầu sự nghiệp tại vùng thuộc địa. Ông được phong làm tổng công sứ tại Bắc kỳ (ngày 8 tháng 4 năm 1886).



Paul BERT

BLANCHARD Hướng Đông – Tây. Giáp với đường Héraud tới phần đất trống (khu vực Tân Định).
Đường này và một và con đường khác trong cùng khu vực đều được xây dựng năm 1928 bởi Compagnie foncière d'Indochine trên những miếng đất mà họ sở hữu.



Bản đồ năm 1943



Bản đồ năm 1946



Bản đồ năm 1958 đổi tên đường là Trần Quý Khoách


          Paul BLANCHARD cựu giám đốc Douanes et régies ở Cam Bốt, là một trong những người quản lý công ty thuế ruộng đất Đông Dương trong thời gian mà con đường này được xây dựng (1928).


BLANCHY Đường Paul
Đường bắt đầu ở vòng xoay của quảng trường Rigault-de-Genouilly (Trên sông Sài Gòn) và đi đến khu làng ven đô của Phú Nhuận sau khi băng qua thành phố hướng Đông Nam – Tây Bắc.
Con đường Paul-Blanchy và đường Chasseloup-Laubat thẳng góc với nhau – tời lúc bấy giờ - là hai mạch giao thông kết nối thành phố ra bên ngoài. Đó là một trong nhửng đường quan trọng về chiều dài và về giao thông. Vì lý do này, nó được đặt tên trước tiên cho đế quốc Pháp là đường Impériale (hoàng gia). Nhưng năm 1870, để xóa sạch tàn dư của chế độ cũ, nó được đề nghị tên mới là đường République (cộng hòa). Trong khi, nó lại vừa lòng hơn với cái tên tầm thường là đường Nationale. Sau cái chết của Paul-Blanchy (1901) người ta chính thức đặt tên này cho con đường này mà chúng ta đã biết.



Bản đổ năm 1867 ghi là đường Impériale



Bản đổ năm 1879 ghi là đường Nationale



Bản đổ năm 1920 ghi là đường Paul-Blanchy



Bản đổ năm 1958, tên đường đổi lại là đường Hai Bà Trưng

Paul BLANCHY (1837-1901) sinh ở Camblancs gần Bordeaux ngày 14 tháng 10 năm 1837. Ộng đến Nam kỳ năm 1871 với tư cách là nhà trồng trọt. Ông gắn liền với ngọn núi mang tên ông ở tám cây số cách Biên Hòa và lập một trang trại cà phê nhưng không đem lại kết quả mong muốn. Ông trở thành chủ thầu ở Sài Gòn (1873). Nhưng một lần nữa lĩnh vực nông nghiệp hấp dẫn ông, ông tự trồng tiêu tại Hồng Chiêu ở tỉnh Hà Tiên và mua tất cả các loại cây này có trong vùng.
Sau khi an vị tại Sài Gòn, ông bắt đầu tham gia chính trường năm 1873. Ông trở thành thành viên của hội đồng thuộc địa rồi lên chủ tịch năm 1882. Ngày 26 tháng 4 năm 1895, các đồng hương đã bầu ông làm thị trường và ông giữ chức vụ này đến khi mất.


BLANCSUBÉ. Nối quảng trường Maréchal-Joffre tới phía sau vương cung thánh đường.
Con đường ngắn nhưng rất rộng, tạo một tầm nhìn rất thú vị. Khi xưa nó tên là đường Catinat nối dài rồi được đặt tên lại ngày 24 tháng 2 năm 1897.
Năm 1919, đường Blancsubé đáng lẽ thành đường Maréchal-Pétain nhưng kế họach này không thành.



Bản đồ năm 1878 ghi là đường Catinat prolongée


Bản đồ năm 1878 ghi là đường Blancsubé
và phía bên kia đài tưởng niệm là Garcerie


Bản đồ năm 1958 ghi là đường Duy Tân cho cả 2 con đường


Bản đồ hiện tại, tên đường đổi lại là Phạm Ngọc Thạch



          Jules, Marie BLANCSUBÉ (1834-1888). Sinh Gap (Hautes-Alpes), ngày 11 tháng 12 năm 1834, ông làm việc thời gian dài ở Nam kỳ như là luật sư biện hộ ăm 1863. Ông trở thành ủy viện hội đồng thành phố và thị trưởng vào năm 1879.


BOËZ. Hướng Bắc Đông Bắc – Nam Tây Nam. Đường ngắn giáp với đường Bersesio ra đến đường Vincesini ở Khánh Hội (khu  Messageries maritimes).
Khi mới xây dựng khoảng năm 1928, đường này có tên là Frères Denis nhưng vào năm 1930 nó lại đổi tên mới là đường Boëz theo quyết định ngày 10 tháng 9 năm 1930.


Bản đồ năm 1042

Ghi chú: những bản đồ từ năm 1955 đến giờ
 không thấy ghi tên mới của con đường này

Louis BOËZ  (1888-1930) Giám đốc viện Pasteur, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1888 ở Maroilles (Nord) và đã học tại đại học Lille.

Ghi chú: Thật đáng tiếc khi hội đồng thành phố lại chọn một con đường đầy sinh lầy nơi cảng để tưởng nhớ nhà bác học này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...