Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017



Đường Stratégique
Đường số 25
Đường Chasseloup-Laubat

Đường Hồng Thập Tự
Đường Nguyễn Thị Minh Khai

(Đây là bài viết lại có bổ sung và sửa chửa)


Đây là con đường dài chạy qua thành phố Sài Gòn đến làng Phú Mỹ, Gia Định. Về hướng Chợ Lớn, Nó băng qua con kênh Thị Nghè, chạy dọc Thảo cầm viên, khu vườn của dinh toàn quyền và khu vườn thành phố.
Con đường này đã có trước khi người Pháp đến, nối làng Phú Mỹ với khu Chợ Lớn ở phần đất cao của thành phố. Khi xưa nó bị cắt ngang bởi thành Gia Định năm 1835.
Vì lý do quân sự quan trọng, đường Chasseloup-Laubat có tên đầu tiên là đường Stratégique rồi sau đó đổi lại là đại lộ số 25. Chỉ khi đô đốc DE LA GRANDIÈRE với quyết định ký ngày 01 tháng 2 năm 1865 đem lại tên mới cho con đường này là đại lộ Chasseloup-Laubat.




  
Các bản đồ xưa đều cho thấy con đường này kết nối vùng Chợ Lớn với làng Phú Mỹ


Bản đồ 1958 đổi tên là Hồng Thập Tự
Và bản đồ hiện tại là Nguyễn Thị Minh Khai


Trước năm 1975 giới hạn của đường Hồng Thập Tự chỉ từ cầu Thị Nghè đến Công trường Cộng Hòa. Đây là đoạn đường có rất nhiều ngôi nhà mà giờ đây tôi chỉ còn nhớ lại những địa điểm quan trọng mà thôi.
 Bắt đầu là cầu Thị Nghè với hồ tắm Yết Kiêu và hông Thảo cầm viên bên tay trái, bên phải là cục tâm lý chiến với nhà in hiện đại thời bấy giờ in offest một lúc bốn màu, khi xưa khu đất này nằm trong khu vực kho đạn của Pháp tên gọi là khu Polytechnique. Tới ngả tư Hồng Thập Tư – Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta thấy bên kia về phía trái là khu gia binh xưa của thành Cộng Hòa ở trong có xưởng may mặc, cạnh đó là hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm và kề bên là trường Lamartine nơi tôi bắt đầu học chương trình Pháp. Bên kia về phía bên phải là tòa nhà chuyên bán tem thư của bưu điện.




Ngả tư Hồng Thập Tư – Nguyễn Bỉnh Khiêm qua các thời kỳ


 Đi tới chút nữa về phía đường Hồng Thập Tư, chúng ta thấy “biệt thự số 7” đó là bí danh của đài Mẹ Việt Nam rồi tới đài THVN 9. Ở sát đường có khu cư xá của nhân viên bưu điện nối với khu building Richaud nơi ở của những Pháp kiều. Tới nữa là sân Hoa Lư nơi diễn ra đại hội nhạc trẻ năm 1970 và nơi đây là ngả tư Hồng Thập Tư – Đinh Tiên Hoàng (Cường Để).


Đoạn qua khỏi gả tư Hồng Thập Tư – Nguyễn Bỉnh Khiêm


Đoạn kế đài truyền hình THVN 9 và ARFVN 11 và sân Hoa Lư


Building của trụ sở điện lực



Building Citadelle 12 Hồng Thập Tự





Ngả tư Hồng Thập Tư – Đinh Tiên Hoàng (Cường Để)




Tòa nhà Tương Trợ Đại Học Quốc Tế góc Hồng Thập Tự-Cường Để


Nơi đây chúng ta thấy có một số trường đại học như Đại học Nông lâm súc, Đại học Dược khoa Sài Gòn, Đại học Văn khoa. Bên kia về phía tay phải là câu lạc bộ sĩ quan và nhà thờ Mac Ty Nho.





Một chút tài liệu về nhà thờ Martino - nhà thờ quân đội
SÁU mươi năm về trước, đối diện với giáo xử Mạc Ty Nho là căn cứ chuyển vận 11C tức ONZIÈME RIC (Régiment d’Infanterie Coloniale) của quân đội Pháp. Căn cứ này chạy dài từ đường Hồng Thập Tự sang Mạc Đĩnh Chi, Thống Nhất, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (giáp ranh Thảo Cầm Viên) rồi trở lại Hồng Thập Tự. Căn cứ này có hai cổng tại ngã ba là Cường Để và ngã ba Hồng Thập Tự  – Đinh Tiên Hoàng. Đoạn đường giữa hai ngã ba lúc ấy chỉ là con đường nội bộ của căn cứ. Bên cạnh căn cứ, quân đội Pháp cho xây dựng một khu gia binh tại số 18 Hồng Thập Tự.

NGÔI THÁNH ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
Để đáp ứng nhu cầu mục vụ cho quân nhân công giáo và thân nhân ở khu gia binh, linh mục Thừa Sai Pháp Eugène Soullard – cha sở nhà thờ Chánh Tòa và cũng là cha Tổng Đại Diện GP Saigòn – đã cho xây dựng một nhà nguyện ở số 18/16 và một trường học với 6 phòng vừa để dạy chữ, vừa để dạy giáo lý. Ngôi nhà nguyện và nhà trường được xây dựng bằng vật liệu nhẹ, lợp tôn. Các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán được mời đến dạy học và dạy giáo lý. Thánh lễ thì do quý cha ở nhà thờ Chánh Toà đảm nhận.

Đi một đoạn nữa chúng ta tới ngả tư Hồng Thập Tự - Mạc Đỉnh Chi, ở đây ta có khu khí tượng và ty cảnh sát quận 1. Bộ chỉ huy này hồi trước nằm tại góc Đinh Tiên Hoàng - Hiền Vương về sau dời về đây và vị trí này thời Pháp là chambre de l'agriculture, Trường Nguyễn Trường Tộ. 






Tiền thân trường kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ là trường thực hành kỹ nghệ
 số 25 bis đường Chasseloup Laubat

. Rồi chúng ta tới ngả ba Hồng Thập Tự - Phùng Khắc Khoan, nhìn về phía bên phải ta thấp thấp thoáng hội Việt Mỹ.

Trước mặt chúng ta là giao lộ Hồng Thập Tự - Hai Bà Trưng. Chúng ta nhìn về bên tay trái sẽ thấy phần sau của tòa tổng lãnh sự Pháp và xa xa là trụ sở hội nữ hướng đạo Việt Nam. Tới nữa là sân tennis và trung tâm sinh hoạt thanh niên bên trái, bên phải tòa phá án và hồ con rùa, đây là ngả tư Hồng Thập Tự - Duy Tân.


Đường Chasseloup Laubat thời Pháp thuộc
 (Khu vực quanh ngả tư Pellerin - Chasseloup Laubat)



Giao lộ Hồng Thập Tự - Hai Bà Trưng


Tòa phá án Sài Gòn







Tại ngả tư Hồng Thập Tự - Duy Tân, chúng ta thấy bên trái là trụ sở sinh hoạt thanh niên. Phía bên kia về bên phải là ngôi biệt thư của ông bà Ưng Thi khi xưa (chủ nhân khách sạn và rạp Rex).




Ngôi biệt thư của ông bà Ưng Thi


Đi tới là ngả tư Hồng Thập Tự - Pasteur, thấp thoáng bên phải là đài cấp nước và bên trái là viện Goethe của Đức.



Đoạn qua khỏi ngả tư ngả tư Hồng Thập Tự - Pasteur


Ngả tư Hồng Thập Tự - Công lý hiện ra, chúng ta thấy dinh độc lập bên trái và trường Lê Quý Đôn  ở bên phải kề bên là trung tâm nghiên cứu giáo dục.


Đường Chasseloup Laubat thời Pháp thuộc (Khu vực trước trường Chasseloup Laubat)












        Ngả ba Hồng Thập Tự - Lê Quý Đôn, ở đây có trụ sở thông tấn xã Việt Nam. Đi tới là ngả ba Hồng Thập Tự - Huyền Trân Công Chúa, con đường này thời đó bị cấm qua lại để bảo vệ an toàn cho dinh Độc lập.





           Đường Huyền Trân Công Chúa

Bên phía con đường Huyền Trân Công Chúa là cercle sportif Saigonnaise và vườn Tao đàn. Bên này bên phải là bộ Tài chính VNCH.




Trong vườn Tao Đàn có đường Đoàn Thị Điểm cắt ngang trổ ra ngả tư Hồng Thập Tự - Đoàn Thị Điểm, chúng ta đi tới chút nữa là ngả tư Hồng Thập Tự - Lê Văn Duyệt. Bên phải là hàng rào của bộ Y tế VNCH và hội Hồng Thập Tự, trước là Viện Dục nhi (Institut de puériculture) được thành lập theo quyết định của G. Gal lý ngày 26 tháng 1 năm 1927 . Còn bên trái cũng tại góc ngả tư bên kia là một dưỡng đường tư nhân Lê Văn Duyệt.








Trụ sở hội Hồng Thập Tự Việt Nam và Bộ y tế VNCH. 












Qua ngả tư đi một khoảng về bên tay trái là dãy building màu xám có các cửa hiệu chuyên bán đồ gỗ rồi đến rạp Olympic là nơi đóng đô của các đoàn Kim Chung.




Đường Hồng Thập Tự đoạn gần rạp Olympic





Ảnh chụp 1953 Cinéma (nằm giữa) và Garage Olympic tọa lạc
 tai số 97-99 đường Hồng Thập Tự (Chasseloup Laubat)
 sau này là rạp cải lương Kim Chung.


Đường Hồng Thập Tự còn dài tới công trường Cộng hòa băng qua các ngả ba và ngả tư như Bùi Chu, Lương Hữu Khánh, Cống Quỳnh, Cao thắng và Nguyễn Thiện Thuật. Nơi đó có bệnh viện Từ Dũ, đền thờ bà Thiện Hậu.


Đoạn gần tới ngả ba Bùi Chu



Một dọc tiệm bán tiết canh nổi tiếng ngã ba Hồng Thập Tự và Bùi Chu (gần rạp Olympic)


Ngả ba Hồng Thập Tự - Cao Thắng




Đền thờ bà Thiện Hậu


Vách hông của bệnh viện Từ Dũ



Đoạn gần giao lộ với Cống Quỳnh


Ngã ba Cao Thắng-Hồng Thập Tự - Bảo sanh viện Từ Dũ góc Cống Quỳnh-Hồng Thập Tự





Giao lộ Hồng Thập Tự-Phạm Viết Chánh


Vườn Bông (Công Viên) gần Bùng Binh Cộng Hòa cuối thập niên 60.



                                                       Công trường Cộng hòa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...