Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)




ARGONNE – Cảng
Nằm ở phía trước của doanh trại  Francis Garnier và vài tòa nhà của hải quân.
Cảng này mang tên đầu tiên "Primauguet" để tưởng niệm con tàu giữ một vai trò lịch sử trong vùng biển Thái Bình Dương. Tại cuộc họp ngày 26 Tháng Tư năm 1920, Hội Đồng Thành Phố quyết định đặt tên này cho con đường qua cảng này.




Trong bản đồ năm 1878 tên là cảng Primauguet


Trong bản đồ năm 1926 tên là cảng Argonne


Trong bản đồ năm 1958 tên là Bến Bạch Đằng



Trong bản đồ hiện tại là đường Tôn Đức Thắng

           Mặt trận Argonne (1914-1915)
Dù chỉ là một khu vực nhỏ trên Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến trường rừng Argonne trên mạn đông bắc Pháp chứng kiến nhiều hoạt động giao chiến dữ dội từ tháng 9 năm 1914 cho đến tháng 9 năm 1915. 

ARIÈS. Đông Bắc – Tây Nam. Nối đường Thomson (?) với đại lộ Albert-1er.
Con đường rất hẹp và hơi dài lúc đầu là đường số 28. Ngày 30 tháng 3 năm 1906 nó giữ tên Ariès.
           Ghi chú: Không biết tác giả có lầm không vì đường Thomson là đường Hồng Bàng và Thành Thái trước 1975.



Trong bản đồ năm 1923 ghi là nối với đường Paulin Vial và Albert-1er


Bản đồ năm 1946


Trong bản đồ năm 1958 thì đã đổi tên là Huỳnh Khương Ninh và Phan Liêm

Nhà thám hiểm Joseph, Hyacinthe, Louis, Jules D'ARIÈS sinh 22 tháng 01 năm 1813 ở Tarbes (Hautes-Pyrénées). Ông vào trường hải quân năm 1829 và thành chỉ huy chiến hạm năm 1859.
ARIÈS là một thành viên cuộc thám hiểm Nam Kỳ. Theo lệnh của đô đốc RIGAULT DE GENOUILLY, ông tham gia vào việc đánh chiếm Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1859 và là chỉ huy tàu Meurthe.

ARRAS
Đường gãy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Nối đường Chasseloup – Laubat tới đại lộ Galliéni (Cầu Kho). Chạy qua thành lính Testard (Camp des Mares).
Con đường này trước đó gọi là đường Blancsubé, đường Cầu Kho. Đường rất dài: phần đầu bắt đầu từ đường Chasseloup – Laubat, phần kia kéo dài tới kênh Bến Nghé ờ phía Tây Nam. Trong cuộc họp ngày 26 tháng 4 năm 1920, hội đồng thành phố quyết định đổi tên.


Bản dồ năm 1923


Bản dồ năm 1937


Bản dồ năm 1942 cho thấy đoạn dưới đỏi tên là Huỳnh Quang Tiên


Bản đồ năm 1958 cho thấy đoạn đầu đổi tên là Cống Quỳnh

Arras (Nemetacum) là tỉnh lỵ của Pas de Calais, xây dựng ở Scarpe 180 km phía bắc Paris.

                                                                                      (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...