Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)


CARDI. Hướng Đông Bắc – Tây Nam. Nối mặt Đông Bắc của vương cung thánh đường với đường Paul Blanchy. Giới hạn góc tư giác được tạo ra bởi Bưu điện.
Con đường ngắn này lúc trước tên là đường Hong-Kong. Còn tên sau này được hội đồng thành phố quyết định trong cuộc họp ngày 24 tháng 2 năm 1897.



Trong bản đồ năm 1878 là đường Hồng Kông



Trong bản đồ năm 1920 đường đổi tên là Cardi và bị rút ngắn


Trong bản đồ năm 1958 đổi tên là Nguyễn Hậu



Trong bản đồ hiện tại là Nguyễn Văn Bình

Julien, Étienne CARDI là bác sĩ từng học tại Faculté de Montpellier (Hérault). Ông ta tới Sài Gòn năm 1871. Một quyết định ký ngày 10 tháng 10 năm 1871 đề bạt là hội thẩm của tòa hình sự.
Năm 1881, ông là ủy viên hội đồng rồi thị trưởng từ ngày 11 tháng 3 năm 1883 đến ngày 26 tháng 1 năm 1884.


CATINAT. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nối cảng Le-Myre-de-Vilers tới quảng trường vương cung thánh đường.
Đường Catinat là một con đường chính của giới ăn chơi và thương mại Sài Gòn. Tất cả những du khách đều phải rão bước qua đây để được biết đến nó.
Con đường này rất xưa. Nó tồn tại trước khi người Pháp xuất hiện. Nó được xây dựng do lệnh nhà cầm quyền An Nam hoặc trước đó của người Cam Bốt. Khi người Pháp đến đây, con đường này có chiều rộng không đồng nhất, đổ đá ong và bao bờ, bên phần thấp của nó là những hố đầy nước hôi thối. Những bức vẽ còn lại, cho thấy có một ngôi chùa nằm lấn con đường. Ông Pallu de la Barrière đã thấy nó năm 1861 và viết lại: “ Du khách tới Sài Gòn nhìn về phía phải của con sông thấy một con đường mà những cạnh của nó bị cách khoảng từng đoạn bởi những khoảng trống. Những ngôi nhà bằng gỗ phủ bằng lá dừa nước, số khác bằng đá. Mái ngói đỏ làm vui mắt và yên lòng.
Những con đường ban đầu được đánh bằng số: có tất cả là 26 số. Đường catinat mang số 16. Từ sắc lệnh của chuẩn đô đốc Grandière ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 đăng trong tờ Courrier de Saigon, đường số 16 bắt đầu mang tên Catinat. Nó đáng lẽ mất cái tên nay năm 1920 khi xuất hiện những ý tưởng canh tân cho rằng những cái tên như vậy không đại diện cho cái gì cả nên thay vào những cái tên trong trận 1914 -1918. Nhưng ủy ban nghiên cứu câu hỏi này cho rằng nếu chấp nhận đề nghị đó sẽ đưa các những phiền phức, có thể xáo trộn trong những thói quen, không những của người Nam Kỳ mà cả những người ngoại quốc gọi đến nó khi đến Sài Gòn.
Đường Catinat kéo dài trước và sau khi xây dựng vương cung thánh đường tời quảng trường tháp nước về sau là quảng trường Maréchal Joffre (đài liệt sĩ). Phần phía cao tức là khu bên kia vương cung thánh đường được đặt là đường Blancsubé ngày 24 tháng 2 năm 1897. Năm 1919, đường Blancsubé đáng lý thay tên là Maréchal-Pétain nhưng cuối cùng người ta không thay tên.



Bản đồ năm 1878 cho thấy đường Catinat rất dài


Bản đồ năm 1898 cho thấy đường Catinat được rút ngắn


Bản đồ năm 1958 đổi tên là Tự Do



Bản đồ hiện tại là Đồng Khởi

 Nicolas de CATINAT là thống chế của nước Pháp dưới triều vua Louis XIV. Ông sinh tại Paris năm 1637 và mất tại Saint-Gratien năm 1712.



Nicolas de CATINAT

CAVELL. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nối đường  Chasseloup-Laubat tới đường Taberd và băng qua khu vườn của dinh toàn quyền và khu vườn thành phố.
Đường này lúc trước tên là đường Pépinière vì đây là một phần của khu vường dành cho việc ươm trồng cây để cung cấp cho thành phố. Trong kỳ họp ngày 10 tháng 8 năm 1916, tên  Miss CAVELL được đặt cho con đường này. Một đoạn của bảng báo cáo đầy khoa trương về việc đặt tên này. “ Dân sài Gòn không thể nào quên khu vườn tăm tối này nơi mà trong ánh sáng lờ mờ vụt sáng lên Miss CAVELL sau khi cô hy sinh trước sự tàn bạo của quân Đức.
“ Để thực hiện lời đề nghị của ủy ban, chúng tôi theo gương Paris, Nice…và Sài Gòn cũng vậy….
“Người nữ anh hùng này đã đi vào lịch sử  và tất cả khi đi ngang đường Miss Cavell, chúng ta luôn suy nghĩ về con người của danh dự và trách nhiệm”



Trong bản đồ năm 1898 là đường Pépinière


Trong bản đồ năm 1926 là đường Miss CAVELL


Trong bản đồ năm 1959 là đường Huyền Trân Công Chúa

Édith, Louise CAVELL, con của nhà mục sư, sinh ra tại Swardeston (Norfolk) năm 1865. Cô học y khoa tại  Bỉ , Đức và  trở thành hiệu trưởng trường y tá Bỉ. Cô ta rời nhiệm vụ trong chiến trang để chăm sóc những người bị thương song song nhiệm vụ chuyên môn, cô còn giúp các tù nhân Anh, Pháp và Bỉ trốn thoát.
 Hành động của cô bị quân Đức phát hiện, cô bị xử bắn tại  Bruxelles ngày 21 tháng 1o năm 1915.



Édith, Louise CAVELL

CAZEAU. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Là con đường tư nhân được xây dựng bởi chỉ huy Audouit. Nó trở thành đường công cộng ngày 31 tháng 10 năm 1939. Buổi ký kết giữa bên nhượng và bên nhận ngày 22 tháng 2 và 01 tháng 4 năm 1940 và chuẩn y ngày 29 tháng 4 cùng năm.



Bản đồ năm 1943


Bản đồ năm 1958 đổi tên là Lê Ngô Cát


CAZEAU (Raoul, Pierre, Louis) sinh tại Saigon ngày 6 tháng 1 năm 1881. Ông thực hành ngề luật sư biện hộ tại dây và mất ngày 8 tháng 6 năm 1932.
CAZEAU không có gia đình tại Sài Gòn và không ai giải thích vì sao tên ông được đặt cho con đường này.



CHAIGNEAU. Hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam. Nối con đường ngắn  Obier với cảng Belgique.

Đường Chaigneau là một con đường xưa của Sài Gòn. Nó là đường số 22. Còn tên mới là do sắc lệnh của Grandière ký ngày 1 tháng 2 năm 1865.



Bản đồ năm 1878


Bản đồ năm 1958 đổi tên là Tôn Thất Đạm

Jean-Baptiste CHAIGNEAU (cuối đời ông đổi tên là CHAIGNEAU DU BAIZY (là vùng đất Sainte-Anne d'Auray ở Bretagne), sinh ra ở  Lorient ngày 8 tháng 8 năm 1769. Ông là bạn đồng hành với tổng giám mục ADRAN.
Khi Gia Long dành lại vương quyền, ông lấy tên là Nguyễn Thắng và lấy vợ là người bản xứ. Năm 1819, ông và gia đình về Pháp. Năm 1821, ông trở lại Huế với chức danh lãnh sự Pháp sau đó là công sứ toàn quyền. Khi Minh Mạng lên ngôi đã lạnh nhạt với ông, ông cảm thấy bị đe dọa tính mạng. Ngày 15 tháng 11 năm 1824 ông rời Huế đến Sài Gòn trong tình trạng sức khỏe xấu đi.
Ngày 21 tháng 3 năm 1825, ông đi Singapore rồi về Pháp.


Jean-Baptiste CHAIGNEAU

                                                                               (còn tiếp )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...