LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN
(Phần tiếp theo)
ESPAGNE.
Để tưởng nhớ đến những
người Tây Ban Nha tham chiến cùng với người Pháp trong trận chiếm Sài Gòn.
Trong bản đồ năm 1958 lấy tên là Trương Minh Giảng
Trong bản đồ hiện tại thì là 2 tên là Trần Quốc Thảo và Lê Văn Sỹ
Trong bản đồ năm 1942 là quảng trường M. Foch
Trong bản đồ năm 1943 là quảng trường Đa Kao
Ghi chú: từ năm 1958 về đổi tên lại là Đinh Tiên Hoàng
Trong bản đồ năm 1958 là đường Đoàn Nhữ Hài
(Phần tiếp theo)
ÉPARGES.
Hướng Đông Nam- Tây Bắc
nối đường Colombier nối nhà ga hàng hóa.
Đướng này mới lập năm 1929. Nhưng trong
thời kỳ nó mới tới đường Champagne. Chỉ đến năm 1934 nó mới kéo dài qua đường Champagne
tới nhà ga hàng hóa.
ÉPARGES
là một xã của Meuse thuộc
quận Verdun, tỉnh Fresnes-en-Woëvre. Trận Les Éparges (hay Trận
Combres theo cách gọi của người Đức), là một loạt các trận đánh giành
quyền kiểm soát đỉnh Les Éparges giữa Sư đoàn Bộ binh số
12 thuộc Tập đoàn quân số 1 của Pháp và Sư
đoàn Bộ binh số 33 của Đế quốc Đức, đã diễn ra từ ngày 17
tháng 2 cho đến ngày 5 tháng 4 năm 1915 trong cuộc Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
ESPAGNE.
Hướng Tây Nam – Đông Bắc
nối đướng Lacote khu nhà ga với đường Angier khu thảo cầm viên.
Ban đầu đường này mang tên số 15. Đô đốc
DE LA GRANDIÈRE với quyết định ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 đề nghị con đướng này
cắt làm ba đoạn: Phần Tây Nam đi Chợ Lớn gọi là đường Palanca, phần trung tâm gọi
là đường Isabelle-II và phần Đông Bắc gọi là đường Sainte-Enfance.
Nhưng chính quyền cộng hòa vào năm 1870,
đòi hỏi phải thay đổi một số tên đường nhất là các tên đường gợi nhớ thời đế chế.
Tên Palanca được chuyển đến một con đường ít người năm trong khu vực của bệnh
viện Grall và thảo cần viên. Tên Espagne được thế vào chổ tên ba con đường nói
trên.
Trong bản đồ 1870 là 3 con đường
Trong bản đồ 1898 thống nhất còn một tên đường
Trong bản đồ 1943 tên đường đổi là Lê Lợi
Trong bản đồ 1958 là đường Lê Thánh Tôn
EUDEL. Đường Jean. Hướng Đông Bắc – Tay Nam nối cầu quay trên kênh Bến Nghé với
cầu Nhà Bè.
Năm 1884 không đường này không có. Trong
cuộc họp ngày 26 tháng 5 cùng năm, thị trưởng trình bức thơ của giám đốc nội vụ
có ý kiến đề nghị thành phố về vấn đề xây dựng một con đường lấn mà tên gọi là
đường du Fort du Sud. Hội đồng Thành phố cho là đề nghị này là cần thiết.
Trong bản đồ 1898 là đường Fort du Sud
Trong bản đồ 1943 là đường Jean Eudel
Trong bản đồ 1958 là đường Trình Minh Thế
Trong bản đồ hiện tại là đường Nguyễn Tất Thành
Jean,
Joseph, Marie EUDEL,
con của một quan chức hành chánh dân sự, sinh tại Sài Gòn ngày 18 tháng 7 năm
1897 là lính binh nhì, đại độ 3 tiểu đoàn kỵ binh, chết ở khu rừng Riez, xã
Bouchavesnes (Somme) ngày 4 tháng 9 năm 1916.
EYRIAUD
DES VERGNES. Hướng Tây
Bắc – Đông Nam nối đường Testard với Tour de l'Inspection.
Đường này ban đầu đi từ đường Testard tới
đường Mayer với cái tên là đường số 4. Ngày 30 tháng 3 năm 1906, hội đồng thành
phố đặt tên là Eyriaud-desVergnes. Cái tên này lúc đầu không được chấp thuận vì
nó quá dài để đọc. Đến năm 1941, con đường này mới kéo dài tới Tour de
l'Inspection. Lể khánh thành đoạn đường này do toàn quyền đô đốc Decoux chủ
trì.
Trong bản đồ năm 1920 đường chỉ đến đường Mayer
Trong bản đồ năm 1953 đường kéo dài sang tỉnh Gia Định
Trong bản đồ hiện tại thì là 2 tên là Trần Quốc Thảo và Lê Văn Sỹ
EYRIAUD
DES VERGNES ou EYRIAUD DESVERGNES (Jean, Joseph, Alfred) (1835-1906). Sinh ở Châteauroux ngày 10 tháng 2 năm
1835.
Ở tuổi 23, EYRIAUD (tên thường gọi) là một
kỹ sư và biệt phái để phục vụ Hải quân ở Cherbourg, nơi ông đã làm việc mười
năm qua. Ông được Bộ trưởng Bộ hải quân lựa chọn lãnh đạo sở Công trình công cộng
ở Nam kỳ. Đó là ngày 15 tháng mười hai năm 1868 ông được bổ nhiệm vào thuộc địa.
Ông rời Marseille ngày 23 tháng 2 năm 1869 và 27 tháng 3 đến Sài Gòn.
FARINOLE.
Hướng Tây Bắc – Đông
Nam nối đường ngắn, nối đường Taberd với đường LaGrandière và đổ ra vườn Tao
Đàn.
Đường được mở năm 1875 bởi chính FARINOLE
trên mảnh đất sở hữu của ông.
FARINOLE
(Antoine, Jean-Baptiste),
Thầu khoán kiêm chủ sản xuất nước limonade, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1833 ở Bastia
(Corse). Tới Nam kỳ ngày 31 tháng 5 năm 1864. Năm 1871, ông là hội thẩm tòa
hình sự. Ông rời Nam kỳ năm 1889.
FILIPPINI.
Hướng Tây Bắc – Đông
Nam nối đường Bonard với đường Taberd.
Con đường này nằm phía Tây Nam của công
viên trước dinh toàn quyền đi tiếp tới đường Barbé, lúc đầu mang tên đường số
28. Theo quyết định ngày 2 tháng 6 năm 1871, nó có tên là đường Cap
Saint-Jacques và ngày 21 tháng 2 năm 1897, hội đồng thành phố đổi tên lại là FILIPPINI.
Ange
FILIPPINI sinh tại Corté
(Corse) năm 1934. Ngày 19 tháng 6 năm 1886 ông sang Nam kỳ nhậm chức thống đốc.
Ông làm việc được 16 tháng thì bị bệnh mất ngày 22 tháng 10 năm 1887.
FLANDIN.
Hướng Tây Bắc – Đông
Nam nối đường Chasseloup-Laubat tới kênh Thị Nghè. Song song và gần đường Verdun.
Đường này lúc đầu rất ngắn, nó đi từ đường
Chasseloup-Laubat tới đường Colombier và gọi là đường Nouvelle nhưng ngày 26
tháng 4 năm 1920 nó lại đổi tên như nêu trên. Sau này đường được nới dài tới đường
Legrand-de-la-Liraye rồi tới đường Champagne và cuối cùng là đến kênh Thị Nghè.
Từ chiều dài chỉ có 300 mét giờ đây nó là 1.350 mét.
Pierre
FLANDIN sinh ở Bollène
(Vaucluse) ngày 13 tháng 4 năm 1896. Ông là lính phi công tử nạn tại vùng Noyon
(Oise) ngày 18 tháng 10 năm 1917 trong chiến tranh thế giới.
FOCH. Hướng Bắc Nam, đường rất ngắn dạng một
ngả tư nơi đổ ra của nhiều con đường. Nó bắt đầu từ giao lộ các đường Mayer,
Foucault và đại lộ Albert-1er và chấm dứt ở 150 mét cách cầu Đa Kao. Đại lộ Lê
Văn Duyệt tiếp nối nó đi về hướng Gia Định.
Đại lộ Maréchal-Foch được coi như là một
quảng trường. Con đường này trước kia được xem như là phần tiếp theo của đại lộ
Albert-1er, còn tên của nó sau này do hội đồng thành phố đặt trong phiên họp
ngày 26 tháng 4 năm 1920. Rồi sau đó trong quyết định ngày 23 tháng 1 năm 1943,
tên này được thay thế bằng tên Đa kao.
Trong bản đồ năm 1942 là quảng trường M. Foch
Trong bản đồ năm 1943 là quảng trường Đa Kao
Ghi chú: từ năm 1958 về đổi tên lại là Đinh Tiên Hoàng
Ferdinand FOCH (2 tháng 10 năm 1851 – 20
tháng 3 năm 1929) là một quân nhân và nhà lý luận quân sự Pháp,
đồng thời là người hùng quân sự của khối Đồng minh thời Chiến
tranh thế giới thứ nhất. Chiến thắng Marne khiến ông được phong hàm Thống
chế Pháp, và đây được cho là đỉnh cao vinh quang trong cuộc đời của ông.
FOLLIOT. Đường Alphonse. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đường nhỏ nối đường Richaud với
đường Jauréguiberry. Nó song song với đường Eyriaud-des-Vergnes.
Đường này được xây dựng năm 1908. Cái
tên Alphonse FOLLIOT được đặt theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.
Alphonse
FOLLIOT, con của một
giáo sư ở Nam kỳ, sinh tại Sài Gòn ngày 4 tháng 7 năm 1890 và tử nạn ở
Lihons-en-Santerre ngày 30 tháng 10 năm 1914 khi đang là thiếu úy.
FONCK. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Jean-Eudel
với đường Heurteaux (nó đổ ta đường Jean-Eudel trước cổng của Messageries
maritimes).
Trước đó nó có tên là des Messageries
maritimes. Nó có tên mới này sau quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.
Trong bản đồ năm 1958 là đường Đoàn Nhữ Hài
René
FONCK sinh ở Saulcy-sur-Meurthe
ngày 27 tháng 3 năm 1894. Trong chiến tranh 1914 – 1918, ông được xếp hạng
trong số các phi công hạ máy bay địch. Sau chiến tranh ông là đại biểu vùng Vosges.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét