Đường EYRIAUD DES VERGNES
Đường Trương Minh Giảng
Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Testard (Trần Quý Cáp) với Tour de l'Inspection.
Đường này ban đầu đi từ đường Testard tới đường Mayer với cái tên là đường số 4. Ngày 30 tháng 3 năm 1906, hội đồng thành phố đặt tên là Eyriaud des Vergnes. Cái tên này lúc đầu không được chấp thuận vì nó quá dài để đọc. Đến năm 1941, con đường này mới kéo dài tới Tour de l'Inspection. Lể khánh thành đoạn đường này do toàn quyền đô đốc Decoux chủ trì.
Trong bản đồ năm 1920 đường chỉ đến đường Mayer
Trong bản đồ năm 1953 đường kéo dài sang tỉnh Gia Định
Trong bản đồ hiện tại thì là 2 tên là Trần Quốc Thảo và Lê Văn Sỹ
Đường Trương Minh Giảng là
con đường tương đối dài nó nối liền với con đường Trương Minh Kỳ tại chợ Vườn
Xoài và nơi bắt đầu của nó là ngả ba Trương Minh Giảng – Trần Quý Cáp.
Tới chút nữa là ngả tư
Trương Minh Giảng – Phan Đình Phùng, nơi đây chúng ta thấy ở bên phải là biệt
thự tài sản Anh quốc, bên trái là Tòa đại sứ vương quốc Bỉ và bên kia ngả tư là tòa tổng
giám mục Sài Gòn.
Ngả tư Trương Minh Giảng – Phan Đình Phùng
Tòa tổng giám mục nhìn từ ngả tư Ngả tư Trương Minh Giảng – Phan Đình Phùng
Biệt thự của ông tổng giám đốc Chartered Bank
Tại ngả tư Trương Minh Giảng
– Ngô Thời Nhiệm về bên trái là một tòa nhà xưa nơi đó là văn phòng của một đảng
thời VNCH, bên phải là dãy biệt thự.
Rồi chúng ta tới ngả tư
Trương Minh Giảng – Phan Thanh Giản, ở đầu bên kia là khu cư xá của ngoại kiều
Pháp, bên phải cũng là dãy biệt thự nối tiếp tới ngả tư Trương Minh Giảng – Tú
Xương. Cũng ở bên kia đường là số nhà 81 là nhà của thân phụ tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu là ông Nguyễn Văn Trung, bên phải là ngôi trường Michelet là trường
tôi học tiếng Pháp đầu tiên. Trường này có ba cơ sở một tại đây, một ở đường Hiền
Vương Tân Định ngang hông nghĩa trang mạc Đỉnh Chi và một ở đường Nguyễn Du.
Rồi chúng ta tới ngả tư
Trương Minh Giảng – Phan Thanh Giản, ở đầu bên kia là khu cư xá của ngoại kiều
Pháp, bên phải cũng là dãy biệt thự nối tiếp tới ngả tư Trương Minh Giảng – Tú
Xương.
khu cư xá của ngoại kiều Pháp
Trường Michelet về sau đổi tên là trường Cữu Long
Cũng ở bên kia đường là số nhà 81 là nhà của thân mẫu tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu, bên phải là ngôi trường Michelet là trường
tôi học tiếng Pháp đầu tiên. Trường này có ba cơ sở một tại đây, một ở đường Hiền
Vương Tân Định ngang hông nghĩa trang mạc Đỉnh Chi và một ở đường Nguyễn Du. Kề bên là tòa đại sứ Hy Lạp.
Như vậy chúng ta đứng ở giao
lộ Trương Minh Giảng – Hiền Vương – Nguyễn Đình Chiểu. Tại đây hồi xưa có sân
Mayer nhưng sau đó qua thời quân đội Mỹ sang Việt Nam đã biến thành kho hàng của Mỹ. Đi qua đường Nguyễn Đình Chiểu
là khu an toàn của nhân viên cao cấp Mỹ bao gồm khu tứ giác Trương Minh Giảng -
Nguyễn Đình Chiểu – Yên Đổ và Công Lý. Phía phải của đường Trương Minh Giảng có
một building và một cư xá của Mỹ, Bên phải là một con hẽm ăn thông ra xưởng
phim của Thái Thúc Nha.
Ngả tư Trương Minh
Giảng – Yên Đổ ở trước mắt chúng ta. Ở bên đường Yên Đổ phía trái có trung tâm
Đắc Lộ của dòng Jesusite. Bên kia đường Trương Minh Giảng là một cây xăng ờ đầu
ngả tư kế đến là bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ. Qua đoạn này là ngả ba Trương Minh
Giảng – Kỳ Đồng, về phía bên phải dường có một trường tư nhân chuyên dạy kèm
cho các em tiểu học và ngõ hẽm dẫn vào chùa Miên còn gọi là chùa Santarasay. Ở
đoạn cầu Trương Minh Giảng về phía tay trái là bãi rau muống. Bên kia cầu là
đại học Vạn Hạnh và bên tay trái là chợ Trương
Minh Giảng.
Hẽm dẫn vào chùa Miên
Cầu Trương Minh Giảng và đại học Vạn Hạnh
Chùa Pháp Hội nằm cạnh đại học Vạn Hạnh
Ký nhi viện của hội nữ hướng đạo VN cạnh đại học Vạn Hạnh
Cầu Trương Minh Giảng nhìn về hướng đại học Vạn Hạnh
Đoạn này dài tới ngả ba
Trương Minh Giảng – Trần Quang Diệu hai bên là khu mua bán. Ở ngả ba này có trường
tư thục Lê Bảo trước trường có một cây xăng và trường Trương Minh Giảng. Tới nữa
về bên trái là rạp xi nê Minh Châu. Đường Trương Minh Giảng chấm dứt tại khu vực nhà thờ Vườn Xoài.
Anh còn giữ nhiều ảnh SG xưa đẹo quá. cảm ơn anh
Trả lờiXóaTư liệu thật quý.
Trả lờiXóa