Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

TÌM LẠI DẤU VẾT CÁC CƠ QUAN
NGOẠI GIAO CỦA MỸ TẠI SÀI GÒN 

Có lẽ nước Mỹ biết đến Việt Nam sau khi sứ thần Bùi Viện lãnh nhận sứ mạng sang Mỹ do sự tiến cử của một viên đại thần trong triều với Vua Tự Đức. Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama (Hoành Tân, Nhật Bản) để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại ở đó mất một năm vận động mới gặp được Tổng thống Ulysses Grant (nhiệm kỳ 1868-1876). Lúc này Pháp và Mỹ đang kình nhau trong chiến tranh ở Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp. Nhưng Bùi Viện không mang theo quốc thư nên 2 bên không thể có một cam kết chính thức. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam trở lại kinh thành Huế.
Sau khi có được thư uỷ nhiệm của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Năm 1875 ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Mỹ - Pháp hết thù địch nên Tổng thống Ulysses Grant lại khước từ sự cam kết giúp Việt Nam đánh Pháp.
Đầu thế kỷ 20, người Mỹ bắt đầu chú ý tới Đông Dương và riêng tại Việt Nam lúc đó chỉ có hai người Mỹ duy nhất đại diện cho quyền lợi của họ là ông Jacob Elon Conner, nguyên là giáo sư kinh tế của Đại học Iowa, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp và ông Miller Joplin, đại lý cho Công ty Standard Oil. Lúc này J.Conner đã lập cơ quan lãnh sự Mỹ ngay tại trụ sở của Hãng Denis Frères địa chỉ 4 Rue de Catinat.

J.Connner kết thúc nhiệm kỳ vào năm 1909. Vậy trụ sở của Hãng Denis Frères là cơ quan ngoại giao đầu tiên của người Mỹ tại Sài Gòn.


Hãng Denis Frères địa chỉ 4 Rue de Catinat. địa chỉ 4 Rue de Catinat.


Vị trí của hãng Denis Frères địa chỉ 4 Rue de Catinat ngày nay.


Đến năm 1929, lãnh sự Waterman bảo đảm rằng Bộ Ngoại giao Pháp chấp thuận cho chuyển nơi ở lãnh sự quán sang cơ sở mới. Đó là ngày 01 tháng năm 1929, là một bất động sản rộng rãi không xa từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã hiện hữu. Đã từng sở hữu bởi bác sĩ Thomas Victor Holbé (1857-1927) sinh ở Toulon , một dược sĩ có sự nghiệp sớm với Hải quân Pháp. Holbé cư ngụ tại Sài Gòn và thành công trong công việc, cuối cùng trở thành phó chủ tịch của Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ. Waterman báo cáo rằng Holbé "lập dị" và "là một người hút thuốc phiện và ưa chuộng phòng rộng lớn với điều kiện thiếu sáng." Ông cũng là một nhà khảo cổ học nghiệp dư và sưu tầm đủ loại các đồ tạo tác từ Đông Dương và nơi khác. Một số đồ vật do Holbé phát hiện từ Biên Hòa và các nơi khác đã được trưng bày tại triễn lãm hoàn vũ Paris năm 1889 (điểm tham quan khác bao gồm tháp Eiffel và Wild West Hiện Buffalo Bill).
Nhà riêng gọi là “Villa Hermosillo” của ông Holbé ở số 2, place du Chateau d’Eau (quảng trường tháp nước, nay là Hồ Con Rùa), nơi tụ tập của nhiều nhân sĩ và trí thức Pháp, Việt ở Saigon. nếu số địa chỉ không thay đổi theo thời gian thì số 2 place du Chateau d’Eau giờ là nhà hàng Vietnamese Noodles góc Trần Cao Vân. Như vậy “Villa Hermosillo” của ông Holbé là cơ quan ngoại giao thứ hai của người Mỹ tại Sài Gòn.


Lãnh sự Henry Waterman qua ký họa của một tờ báo tháng 11 năm 1929

Cuối năm 1932, hoạt động của tòa lãnh sự Mỹ ngày càng nhộn nhịp hơn khiến cho cơ ngơi của nó tại số 2 place du Chateau d’Eau không còn thích hợp nữa vì vậy Waterman đề xuất chính phủ Mỹ mua hoặc thuê một cơ sở mới lớn hơn. Nhưng bộ ngoại giao Mỹ hồi đáp là không đủ ngân sách đáp ứng yêu cầu của ông. sau đó Waterman đề nghị thuê văn phòng tại Banque de l'Indochine vừa được xây dựng xong "đẹp, nhiều ánh sáng, không gian thoáng mát" và bãi đậu xe cho xe kéo lãnh sự quán ở tầng hầm. Nhưng sau đó Waterman lại mướn tòa nhà số 25 đường Taberd và số 26 đường La Grandière (còn gọi là building Catinat) đặt lãnh sự quán. Đây là cơ quan ngoại giao thứ ba của người Mỹ tại Sài Gòn. Ngày 23 Tháng 11 1941, nơi này trở thành mục tiêu của một vụ đánh bom gây ra bởi lực lượng hiến binh Nhật làm thiệt hại lớn cho tòa nhà CatinatChỉ hơn hai tuần sau, Nhật Bản ném bom Trân Châu Cảng và tất cả các nhà ngoại giao Mỹ bị trục xuất khỏi Đông Dương.



Tòa lãnh sự Mỹ số 26 đường La Grandière

Khi người Mỹ trở lại vào năm 1945, Lãnh sự quán Hoa Kỳ chuyển một lần nữa đến số 4 đường Guynemer (Hồ Tùng Mậu), trước khánh thành Đại sứ quán Mỹ đầu tiên trên đại lộ de la Somme (Hàm Nghi) vào năm 1950. Đây là cơ quan ngoại giao thứ tư của người Mỹ tại Sài Gòn.
Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ đầu tiên tại 39 Hàm Nghi là nơi mà nhân viên CIA Alden Pyle mà tác phẩm "người Mỹ thầm lặng" của Graham Greene đề cập. Ngày 30 tháng 3 năm 1965, nó đã trở thành mục tiêu của một vụ đánh bom xe, bởi Lực Lượng Đặc Biệt đội F21 của MTGPMN, đã giết chết 22 người bị thương 183 người. Hôm nay, tòa nhà tại 39 Hàm Nghi là Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ quan ngoại giao thứ năm của người Mỹ tại Sài Gòn.


Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ đầu tiên với chính phủ Việt Nam tại 39 Hàm Nghi

Cuối năm 1965 vì lý do an toàn, cơ quan ngoại giao của Mỹ lại dời về đường Thống Nhất. Tòa  Đại sứ quán Mỹ tại số 4 Thống Nhất (nay là Tổng lãnh sự Mỹ) khánh thành ngày 23 tháng 9 năm 1967 với phí tổn là 2,6 triệu dollars, đã bị tấn công bởi biệt đội 11 quân giải phóng ngày 31 Tháng 1 năm 1968. và đây là cơ quan ngoại giao thứ sáu cũng là cuối cùng của người Mỹ tại Sài Gòn từ thời thuộc địa cho đến tháng 4 năm 1975.


 Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ số 4 Thống Nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...