QUẢNG TRƯỜNG EUGÈNE CUNIAC
QUẢNG TRƯỜNG DIÊN HỒNG
QUẢNG TRƯỜNG QUÁCH THỊ TRANG
Đây là quảng trường nhộn nhịp nhất của thành phố Sài Gòn, có lẽ vì
nó nằm ở trung tâm một khu thương mại sần uất. Theo dòng thời gian từ khi thành
lập vài đầu thế kỷ 20 cho đến nay nó cũng từng chứng kiến bao nhiêu biến động của
thời cuộc.
Quảng trường
Eugène Cuniac (Place d’Eugène Cuniac) còn gọi là quảng trường chợ Bến Thành (Place Les Halles Centrales hay Place Marché) trước khi được thành lập là khu vực các đường rue Nemesis (từ Phó Đức Chính chạy đến Thủ
Khoa Huân ngày nay), rue Amiral Courbet (rue Batavia trước đó, nay không còn, vị trí đầu
đường Trần Hưng Đạo ngày nay) bao chung quanh nhà kho thành phố (magasins
municipaux) ở cuối đại lộ Bonard, góc Filippini (gọi là rue Cap de St Jacques trước đó) và rue Mac-Mahon.
Quảng trường được lập cùng thời gian xây chợ Halles Centrales và đến tháng 7 năm 1916 và lấy tên là Eugène Cuniac theo tên vị thị trưởng người Pháp đầu tiên của thành phố là François Jean Baptiste Cuniac thường gọi thân mật là Eugène, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1851 tại Laumède. Rất tiếc là không có hình ảnh nào về ông cả, trong bài này tôi chỉ có tờ phong tước hiệp sĩ và tờ kê khai quá trình làm việc của ông đến năm 1907. Ông mất ở Nice năm 1916 thọ 65 tuổi.
Khu vực này
được thị trưởng Saigon, ông Cuniac giải tỏa cùng với phá bỏ nhà kho xe lửa cũ để
xây trạm xe lửa mới về hướng tây ở khu phía gần đường Boresse (đường Yersin ngày nay) trên khu trước kia là đầm lầy (ngày nay là công
viên 23/9) và xây dựng chợ mới thay thế chợ cũ ở giữa đại lộ Charner và rue d’Adran. (trích Đại lộ Bonard cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 – Phần 3)
Trong thập niên 1920, quảng trường là nơi tổ chức các trò vui chơi như gánh xiếc Long Tiên, Việt Nam, Đại Nam, Jeune Anam hay các buổi đấu vật quyền anh.
Trong những ngày gọi là Nam bộ kháng chiến, quảng trường chứng kiến cảnh dân chúng Sài Gòn biểu tình đốt phá.
Ngày 19-3-1950, hàng vạn học sinh, sinh viên và đồng bào các giới xuống đường tuần hành, phản đối hai tàu chiến Mỹ cập cảng Sài Gòn và đốt một phần chợ Bến Thành.
Năm 1955
chính quyền Bảo Đại đổi tên quảng trường thành quảng trường Diên Hồng. Sau sự
kiện nữ sinh Quách Thị Trang bị bắn chết trong cuộc biểu tình chống thiết quân luật của chế độ Ngô Đình Diệm ngày 25 tháng 8 1963, quảng trường một lần nữa được đổi tên là quảng trường
Quách Thị Trang cho đến nay.
Năm 1965 một năm sau khi tượng Quách Thị Trang được đặt tại đây, tượng đài Trần Nguyễn Hãn cũng được dựng lên. Ngày nay do yêu cầu xây dựng tuyến metro hai tượng này được dời về công viên Phú Lâm và Lý Tự Trọng.
Thập niên 1970 khi tình trạng xe cộ qua lại đông đúc chính quyền
thành phố cho dựng một cầu vượt bằng sắt do hảng Eiffel thiết kế nhưng không
bao lâu cầu này phải tháo dỡ vì lý do thẫm mỹ và an ninh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét