Đường phố, quảng trường nổi tiếng của Sài Gòn:
Quảng trường Mê Linh
Posted on by timdolinghcmc@gmail.com
Saigon - Quảng trường Rigault de Genouilly và phòng thương mại
Bài này trước đó đã được đăng trên Saigoneer http://saigoneer.com
Quảng trường ngày nay được gọi là quảng trường Mê Linh đã là
nơi đặt năm đài tưởng niệm khác nhau kể từ khi thành lập vào thập niên năm 1860.
Khi lần đầu tiên được đặt ra trong năm 1863 ở ngã
ba của đường Imperiale (Hai Bà Trưng) và bến Napoléon (Bạch Đằng/Tôn Đức Thắng),
quảng trường ngày nay được biết đến tên Mê Linh lúc đó được thiết kế như là một
vòng tròn giao thông. Ngay từ đầu, vòng tròn giao thông là điểm đánh dấu phần cực nam của cảng Hải
quân của Pháp, và đã chiếm một diện tích đất lớn nằm giữa quảng trường và các
nhà máy đóng tàu.
Vòng tròn giao thông trong bản đồ Saigon năm 1865
Trong năm 1866 - 1867, ba con đường khác là đường
Vannier (Ngô Đức Kế), đường Turc (Hồ Huấn Nghiệp) và đường Thủ Dầu Một (Thi
Sách) cùng giao nhau tại quảng trường. Các đường Yokohama (Phan Văn Đạt) tiếp
theo không lâu sau đó, hoàn thành việc bố trí đường bộ hiện đại.
Năm 1868, Charles Lemire (Annales des voyages, de
la géographie, de l'histoire et de l'Archéologie, 1869) mô tả vòng tròn giao
thông là "một không gian trống lớn mà hiện nay
đang được chuyển đổi thành một vòng xoay, hoặc có lẽ một quãng trường, nơi mà một
băng ghế đã được đặt trước trong khi chờ đợi. "
Tại thời điểm chuyến viếng thăm Sài
Gòn của Lemire, những công trình quanh vòng tròn giao thông gồm: Phòng thương mại
đầu tiên và sau đó một thời gian ngắn trở thành một tổ hợp là số 11 cho Hội đồng
thành phố và câu lạc bộ sĩ quan chiếm một tòa nhà tạm tại số 8 chờ cho đến khi
hoàn thành cơ ngơi vào năm 1876. Khách sạn Univers mở cửa vào năm 1872 như là một
tòa nhà hai tầng trên đường Vannier, sau đó đã được mở rộng để ngó ra vòng tròn
giao thông, với lối vào là đường Vannier và đường Turc. Trong số những công
trình trên, chỉ còn Phòng thương mại là còn tồn tại đến ngày nay.
Cận ảnh của Alexandre Lequien về bức tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly
vào đầu thế kỷ 20
Đài tưởng niệm đầu tiên được thành lập
trên quảng trường trong năm 1875. 13 năm sau, Louise Bourbonnais trong cuốn (Les
Indes et l’Extrême Orient, impressions de voyage d’une parisienne, 1892) mô tả đài
tưởng niệm này như "một kim tự tháp cao trong ký ức của ông Navaillé, một
công dân nổi bật với những đóng góp nhiều cho sự phát triển của thương mại ở
Sài Gòn và thuộc địa. "Bà nói thêm rằng chi phí của công trình đã được đáp
ứng bởi sự quyên góp.
Tượng đài thứ hai lớn hơn
ra đời vào năm 1878, đó là bức tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly Charles
(1807-1873), được tạo ra bởi nhà điêu khắc Alexandre Victor Lequien
(1822-1905), dựng lên ở trung tâm của quảng trường, một lần nữa là do sự quyên
góp của dân chúng. Để tôn vinh Đô đốc Rigault de Genouilly người đã dẫn lực
lượng phối hợp của Pháp và Tây Ban Nha trong giai đoạn mở đầu của chiến dịch
Nam Kỳ (1858-1862), và sau đó trở thành Đô-Thống đốc đầu tiên của Nam Kỳ.
Năm 1911 trong hồi ký của
mình, Ma chère Cochinchine, trente années d’impressions et de souvenirs,
février 1881-1910, luật sư George Dürrwell mô tả sự ra mắt của bức tượng như
sau:
"Lễ khánh thành bức tượng Rigault
de Genouilly là mục tiêu của một cuộc tụ họp yêu nước lớn mà toàn bộ dân số của
Sài Gòn đã được mời tham dự. Đây là một dịp long trọng không thể thiếu để các
cơ quan cao nhất của thuộc địa ca ngợi các anh hùng trong ngày với những lời lẽ
hào phóng nhất; quân bộ binh và hải quân đã diễu hành trước khán đài phía trước tượng đài; một nhà thơ đã ca tụng đô đốc bằng câu thơ tám chữ; và
thanh niên các trường thành phố trình diễn một cantata với điệp khúc: "Hãy
đến, những đứa con của An Nam thuộc Pháp, đất của mùi hương và điện” Và trong vài
từ có hậu coi như tổng kết toàn bộ chương trình tương lai của chúng ta".
Tượng đài Ernest Doudart de Lagrée, ảnh chụp trong đầu thế kỷ 20
Kể từ đó, vòng
tròn giao thông được biết đến là quảng
trường Rigault-de-Genouilly, bến tàu đối diện được đặt tên thánh Rigault-de-Genouilly
hay bến Rigault-de-Genouilly.
Vào thời điểm đầu thập niên 1890, tượng
đài Navaillé đã được gỡ bỏ, và vào năm 1893 nó đã được thay thế bởi một đài tưởng
niệm hình kim tự tháp, để tưởng nhớ Ernest Doudart de Lagrée (1823-1868), nhà
lãnh đạo người Pháp của Mekong Expedition trong những năm 1866-1868. Đường kế cận
là Yokohama sau đó được đổi tên thành đường Doudart de Lagrée.
Vào
cuối thập niên 1880, một tòa nhà lớn được xây dựng ở góc phía nam của quảng trường
liền kề với bến cảng là bộ chỉ huy cảnh sát Quận 1. Tòa nhà tồn tại cho đến những
năm 1990,và nó đã bị phá bỏ để xây dựng khách sạn Renaissance Riverside.
Quảng
trường Rigault-de-Genouilly cũng đã trở thành một trung tâm giao thông quan trọng
trong năm 1891, khi trạm dừng cuối của hãng tramway CFTI "Low Road" từ
Sài Gòn đến Chợ Lớn đã được đặt tại bến cảng bên phải đối diện quảng trường. Bốn
năm sau, xe tramway được mở rộng về phía đông của quảng trường và sau đó về
phía bắc thành phố đi Gò Vấp và Hóc Môn, biến quảng trường Rigault-de-Genouilly
thành nơi chuyển trạm.
Bến cảng đối diện quảng trường trở thành trạm ga cuối của hãng tramway CFTI "Low Road" từ Sài Gòn đến Chợ Lớn vào năm 1891
Với sự ra đời của xe điện mới vào năm
1923, các tuyến đã được sắp xếp lại xuyên qua trung tâm thành phố, nhưng trong
những năm cuối của thời thuộc địa, khoảng thời gian từ năm 1948 và sự đóng
cửa các trạm tramway vào năm 1954, để tránh ùn tắc ở trung tâm thành phố một lần
nữa xe tramway lại được sử dụng chạy dọc theo bến cảng. qua quảng trường lên đường
Paul Blanchy (Hai Bà Trưng).
Một trong những địa điểm được nhiều người
biết đến là nhà máy của Brasseries et l'Indochine glacières de (BGI) tại 6 rue
Paul Blanchy. Công ty này được thành lập bởi Étienne Denis và Louis Palenque
vào năm 1927, sau khi họ mua lại từ hảng Victor Larue’s Larue Frères
Industriels-Glacières-Brasseries. Việc xây dựng nhà máy, được thiết kế bởi Paul
Veysseyre, tồn tại cho đến tháng 11 năm 2015, khi nó đã bị phá bỏ để nhường chỗ
cho một khối nhà mới.
Sau
sự ra đi của người Pháp vào năm 1955, bức tượng Rigault de Genouilly đã được gỡ
bỏ. Trong cùng năm đó, chính phủ Việt Nam cộng hòa đổi tên đường Paul Blanchy (đường
Imperiale cũ) thành đường Hai Bà Trưng, để vinh danh chị em Trưng Trắc và Trưng
Nhị đã nổi dậy chống Trung Quốc trong thế kỷ 1 trước công nguyên, trong khi đó
quảng trường Rigault-de-Genouilly được đổi tên thành quảng trường Mê Linh, quê
hương của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Đường gần đó là Cornulier-Lucinière (đường Thủ-Dầu-Một
cũ) cũng đổi tên thành đường Thi Sách, là chồng Trưng Trắc.
Bà Nhu đứng trước bức tượng của các chị em họ Trưng do nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế nhân tạc (hình ảnh trên tạp chí LIFE)
Trong
tháng 3 năm 1962, một hồ nước được thêm vào và bức tượng của các chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị
đã long trọng lắp đặt tại trung tâm của hồ. Được tạc bởi nhà điêu khắc Nguyễn
Văn Thế, bức tượng mô tả hai chị em Trưng Trắc và
Trưng Nhị đứng trên
một bệ lớn với ba chân, mỗi chân giống như đầu của một con voi, con vật mà họ
được cho là đã cưỡi trong trận chiến.
Tuy
nhiên bức tượng không được sự tín nhiệm của nhân dân vì cho rằng bà Nhu vợ của
ông Ngô Đình Nhu không được coi là “đệ nhất phu nhân”, vì tổng thống Ngô Đình
Diệm chưa lập gia đình. " Có tin đồn rằng Bà Nhu đã yêu cầu nhà điêu khắc
phải sử dụng khuôn mặt của mình làm mẫu tạc cho tượng và do đó, sau khi lật đổ
và ám sát Diệm và Nhu trong tháng 11 năm 1963, cuộc bạo loạn chống chính phủ phá
bỏ bức tượng.
Được
thay thế vào năm 1967 là bức tượng của Trần Hưng Đạo, một anh hùng dân tộc đã tạo
ra ba lần thất bại liên tiếp của quân Mông Cổ xâm lược vào cuối thế kỷ thứ 13.
Ngoài việc là một nhà lãnh đạo quân sự lớn, Trần Hưng Đạo cũng là tác giả của một
tác phẩm văn học quan trọng gọi là Hịch tướng sĩ và hai chuyên luận quân sự nổi
tiếng, Bình thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư.
Tượng Rigault de Genouilly
Charles Rigault de Genouilly (1807-1873) hình của Cremière
Đường rầy xe tramway còn được nhìn thấy vào giữa thập niên 1950
ở quảng trường Mê Linh
Tượng của các chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị
do nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế nhân tạc năm 1962
Tượng của các chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã bị phá hủy trong tháng 11 năm 1963 sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm (hình ảnh trên tạp chí LIFE)
Những người dân chở đầu bức tượng được cho là làm mẫu từ khuôn mặt của bà Nhu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét