Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Biểu tượng của Sài Gòn xưa
Dinh toàn quyền đầu tiên



"La Première Résidence des Gouverneurs à Saigon" -  một cái nhìn bên ngoài của Dinh thự đầu tiên của các thống đốc, từ các cuốn sách 1931 Iconographie historique de l'Indochine française (1931) Paul Boudet và André Masson

Bài này trước đó đã được đăng trên Saigoneer http://saigoneer.com


Nếu cho rằng dinh Norodom (1873) là dinh thự của thống đốc thuộc địa đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn, nhưng trong thực tế trước đó đã có một kiến trúc khiêm tốn hơn nhiều là Hôtel des Amiraux-Gouverneurs.

Trong hơn hai năm sau khi Pháp xâm chiếm Nam Kỳ vào năm 1859, những đô thống đốc đầu tiên Rigault de Genouilly, Jauréguiberry, Page và Charner - đã đóng quân trong các cơ sở tạm thời trong trại lính hải quân bên cạnh sông Sài Gòn.


Đô thống đốc Louis Adolphe Bonard, 28 Tháng 11 1861 - 23 tháng 4 1863

Tuy nhiên, khi Đô thống đốc Louis Adolphe Bonard lên nắm quyền trong tháng 11 năm 1861, một dinh thống đốc chuyên dụng đã được coi là một ưu tiên và Quân đoàn Kỹ thuật Hải quân đã sằn sàng cho việc xây dựng.
Thật không may lúc ngân sách còn hạn chế, do đó, họ đã quyết định xây dựng một cung điện tạm thời có thể được thay thế vào một thời gian sau đó bởi một kiến trúc lâu dài hơn. Trong tháng mười hai năm 1861, một tổ hợp các tòa nhà bằng gỗ được nhập khẩu dưới dạng lắp ráp từ Singapore và dựng tại phía cuối của đường Catinat (Đồng Khởi), gần nơi quảng trường đồng hồ, tại khu vực mà trước đó đã có một số văn phòng chính phủ thuộc địa khác.
Nằm tại mảnh đất nà ngày nay là trường Trần Đại Nghĩa (Lasan Taberd), Hôtel des Amiraux-Gouverneur là một tổ hợp gồm dinh thống đốc, văn phòng và phòng họp, một phòng trưng bày với 600 chỗ ngồi (hội trường sự kiện), một chuồng ngựa và một trại nuôi heo. Bản vẽ của tòa nhà đã được công bố trong cuốn sách năm 1931 Iconographie historique de l'Indochine française (1931) Paul Boudet và André Masson.


                                                  Phạm Phú Thứ, 1821-1882


Sứ thần Phạm Phú Thứ, người đi cùng Phan Thanh Giản tới Sài Gòn vào năm 1863-1864, mô tả công trình như sau:
"Dinh của Thống đốc gồm bốn tòa nhà được xây dựng theo một dãy với chín gian. Gian trung tâm của tòa nhà đầu tiên là lối vào chính. Bốn phòng hai tầng ở phía tây của gian này là căn hộ của Thống đốc, trong khi bốn gian ở phía đông là các văn phòng.
Một cấu trúc trung gian kết nối các tòa nhà đầu với tòa nhà thứ hai, nơi tiếp tân hoặc hội nghị có thể thấy được. Trên bức tường phía tây của căn phòng này treo hai bức chân dung lớn: một bên phải là của Ung Ba Su (hoàng đế), người đứng đầu của nhà nước Pháp, trong khi bên trái là của Y Pha Ra Trị Xa (Hoàng hậu). Ở giữa các phòng treo một bức chân dung nhỏ của con trai của nhà vua nước Pháp. Về phía đông, gian thứ sáu và thứ bảy hình thức là phòng chờ, trong khi ở phía sau chúng ta có thể tìm thấy phòng trưng bày hay phòng nhạc.
Dinh này, sơn rất đẹp, kết nối với gian thứ ba, nơi có phòng ăn".
(Bulletin des Amis du Vieux Hue, No 1-2, Avril-Juin 1919).


"Dinh thự đầu tiên của các Thống đốc tại Sài Gòn" - bức chân dung của Hoàng đế và Hoàng hậu Pháp trong dinh thự đầu tiên của Thống đốc, từ cuốn sách Iconographie historique de l’Indochine française (1931) của Paul Boudet và André Masson.

Phòng trưng bày của dinh thống đốc đầu tiên đã được sử dụng cho một loạt các chức năng, bao gồm cả việc biểu diễn bởi sự thăm viếng của các đoàn kịch và ca nhạc trước khi khánh thành nhà hát thành phố đầu tiên năm 1872.
Sau khi phá hủy trong những năm đầu thập niên 1870, nhà thờ bằng gỗ đầu tiên. Nhà thờ đức bà Marie đồng trinh. ngày nay là tòa nhà Sun Wah, đã bị mối làm hư hại - phòng trưng bày được trưng dụng vào mỗi Chủ nhật như một nhà thờ tạm thời.
Mặc dù có sự mô tả tâng bốc của Phạm Phú Thứ, thật sự Hôtel des Amiraux-Gouverneurs chỉ là một kiến trúc rất thô sơ của thành phố mà nơi này đã có một số công trình xây bằng gạch lớn rất ấn tượng. Một trong đó, là tòa nhà Wang-Tai trên bờ sông Sài Gòn - xem Wang Tai and the Cochinchina Opium Monopoly - được nhìn thấy bởi tất cả những người đến thành phố.


"Dinh thự đầu tiên của các Thống đốc tại Sài Gòn" - Phòng trưng bày hay sự kiên của dinh thống đốc,từ cuốn sách Iconographie historique de l’Indochine française (1931) của Paul Boudet và André Masson.

Thật vậy, nó trở thành nguyên nhân của sự lúng túng của chính quyền Pháp trước việc một doanh nhân Trung Hoa đã có một trụ sở chính lộng lẫy như vậy trong khi Thống đốc thuộc địa vẫn sống trong một túp lều bằng gỗ. Sự lúng túng này là một lý do tại sao phải chi một số tiền lớn trong năm 1868-1873 vào việc xây dựng một dinh toàn quyền thật ấn tượng (về sau là dinh Norodom, xem Saigon’s Palais Norodom – A Palace Without Purpose) được nhận xét là công trình dân sự  mắc tiền  nhất được xây ở Đông Nam Á trong cuối thế kỷ 19.
Năm 1873, sau khi dinh thống đốc dời đi, dinh bằng gỗ cũ kỹ đã được trao cho Missions Société des Étrangères de Paris (MEP) và Cha Henri de Kerlan chuyển thành một trường học đặt tên là Taberd Institution. Trường học mới được điều hành trong những năm cuối thập niên 1880 bởi sư huynh Christian, vào năm 1890 trường được xây dựng lại thành tòa nhà lớn ba tầng mà ngày nay là trường trung học Trần Đại Nghĩa.


Quảng trường đồng hồ và trụ sở bưu điện năm 1862


Được xây dựng vào năm 1890 bởi sư huynh Christian, trường Taberd, nay là trường Trần Đại Nghĩa , nằm trên mảnh đất  của Hôtel des Amiraux-Gouverneurs.

1 nhận xét:

  1. Thưa chú, có biết đích xác nơi cột đồng hồ to để gọi là quảng trường đồng hồ không chú? Cái đồng hồ này trong khuôn viên dinh hay đúng vào nơi nay là tượng Đức Mẹ vậy chú. Xin chú chỉ rõ con với ạ

    Trả lờiXóa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...