Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Đường Barbé
Đường Lê Quý Đôn

Từ năm 1905 đến 1908 chỉ kéo dài từ đường Richaud tới đường Chasseloup-Laubat. Khi xưa nó còn có tên gọi là đường Palais vì dẫn vào phía hướng Tây Nam của khu vườn dinh toàn quyền, Trong cuộc họp ngày 28 tháng 2 năm 1897 mới chính thức đổi tên như trên. Nhưng lại ghi là Barbet do khởi xướng của Société des études indochinoises, vấn đề chính tả thật sự lại của hội đồng thành phố trong cuộc họp ngày 30 tháng 8 năm 1926.


Bản đồ năm 1898 ghi là Barbet và giới hạn chỉ tới đường Richaud


Bản đồ năm 1920 và giới hạn tới đường Mayer


Bản đồ năm 1942 đã chỉnh lại tên là Barbé


Bản đồ năm 1958 đổi lại là Lê Quý Đôn

Đường Lê Quý Đôn bắt đầu từ ngả ba Lê Quý Đôn – Hồng Thập Tự và kết thúc tại ngả ba Lê Quý Đôn – Hiền Vương, là một con đường ngày xưa rất im ắng nằm dưới hai hàng cây sao. Bắt đầu đi từ ngả ba với đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai), chúng ta thấy bên trái là Nha báo chí, trụ sở của Việt Nam thông tấn xã, bên phải là bờ rào của trường Lê Quý Đôn với Trung tâm nghiên cứu giáo dục VNCH và đi tới là cổng ra vào học sinh tiểu học. Bên trái có một quán bán bánh kẹo cho học sinh, ở đó có một ông cảnh sát già, đi tới là dãy biệt thư. 


Phần của tiểu học Lê Quý Đôn

 Đến ngả tư Lê Quý Đôn – Trần Quý Cáp,  về bên kia tay trái là trụ sở cứu hỏa của Mỹ xưa là biệt thư của bà Henriette Bùi Quang Chiêu, rồi đến năm 1958 là đại học y khoa đền năm 1965, đi tới cũng là dãy biệt thự. Bên kia tay phải là ga ra sửa chửa xe hơi, đi tới là khu biệt thư xây năm 1974, hồi trước tại đây là depot rác, tới là một biệt thự và tòa soạn báo Giác Ngộ của phật giáo.



Bên trong khuôn viên đại học Y khoa củ nhìn ra đường Lê Quý Đôn


Đoạn nhìn về ngả tư Lê Quý Đôn - Trần Quý Cáp.
 Bên phải là trụ sở cứu hỏa của Mỹ, bên phải là depot rác.

          Đến ngả tư Lê Quý Đôn – Phan Đình Phùng. Ở bên tay trái trên đường Phan Đình Phùng đằng xa là tòa Tổng giám mục địa phận Sài Gòn – Gia Định, phía bên tay phải là bộ thông tin và thanh niên sau là phủ tổng ủy dân vận chiếu hồi. Qua ngả tư ta tới thư viện Abraham Lincoln số 8 Lê Quý Đôn thành lập năm 1964 sau khi chuyển từ khu vực rạp Rex về. Thư viện này có phòng triển lãm và phòng chiếu phim cạnh cổng ra vào. Chính nơi đây đã tổ chức triển lãm viên đá lấy từ mặt trăng về. Tôi nhớ lúc đó dân Sài Gòn đến xem rất đông.


Thư viện Abraham Lincoln số 8 Lê Quý Đôn


         Tới ngả tư Lê Quý Đôn – Ngô Thời Nhiệm, ở góc trái có một building Mỹ, sang bên phải là cổng sau trường Marie Curie. 


Buiding BOQ của Mỹ tại ngả tư Lê Quý Đôn - Ngô Thời Nhiệm


Bờ tường phía sau của trường Marie Curie



Biệt thư góc Lê Quý Đôn - Ngô Thời Nhiệm

Ngả tư Lê Quý Đôn – Phan Thanh Giản hiện ra trước mắt chúng ta. Qua ngả tư hai bên là khu biệt thư mà giờ đây tôi đã quên tên chủ nhân của nó rồi, chỉ có cái ở góc bên trái ngả tư Lê Quý Đôn – Tú Xương là của bà chủ đoàn Dạ Lý Hương cho Mỹ mướn. Nhà này sau đó vào cuối năm 1973 có xảy ra một vụ cướp bắn người tại đây. Qua ngả tư này là phía sau của dinh phó tổng thống Trần Văn Hương. Ở trên đoạn đường này có một hàng cây sao nhưng đã bị đốn để tạo khoảng trống cho bãi đáp trực thăng. Kết thúc ta tới ngả ba Lê Quý Đôn – Hiền Vương, nhìn qua bên kia đường là khi biệt thư tài sản của nước Anh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...