Đại lộ Albert 1er
Đường Đinh Tiên Hoàng
Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Giao nhau với đường Chasseloup Laubat (mặt sau của doanh trại Martin-des-Pallières) ở vị trí của quảng trường Maréchal - Foch (Đakao).
Đại lộ Albert 1er và đại lộ Luro là trong phần mở rộng của nó, hình thành trước đó dưới nhiều cái tên. Những lối vào Tây Bắc – Đông Nam bảo đảm giao thông cho thành Gia Định. Thành này đã được một phần thay thế bằng doanh trại Martin-des-Pallières, đã cắt rõ nét hai khu vực của dọc theo đại lộ. Mặc dù vậy, chính quyền nghĩ rằng vào năm 1901, cho nó một cái tên duy nhất xuyên suốt hành trình: đó là đại lộ Luro. Có một cái gì bất thường khi tân hội đồng thành phố trong một cuộc họp trong ngày 28 tháng 2 năm 1919 và ngày 26 tháng 4 năm 1920 đã kiến nghị sửa đổi. Lần đầu tiên được đề nghị gọi là "đại lộ Joffre" bên phần Đông Nam là đoạn đi từ thành ra sông và đề nghị phần còn lại (Tây Bắc) là đại lộ Luro. Nhưng đề nghị này không được chấp nhận và hội đồng lại thích đặt tên là đại lộ Albert 1er cho phần Tây Bắc, là phần giáp với đường Chasseloup Laubat ở quảng trường Maréchal- Foch (1920) và vẫn giữ tên Luro cho phần giáp với sông.
Trong bản đồ năm 1870 thì con đường về sau là Luro được tạm thời đặt tên là đường số 4 còn bên đường bên kia không thấy đặt tên.
Bản đồ năm 1878 cho thấy con đường này có tên là Citadelle
Bản đồ năm 1920 cho thấy tên Luro được đặt cho suốt con đường
Trong bản đồ năm 1926 thì đã thấy đoạn đường này xuất hiện 2 tên riêng biệt
Trong bản đồ năm 1960 hai con đường trên đổi tên là
đại lộ Cường Để và Đinh Tiên Hoàng
Bản đồ hiện tại cho thấy con đường Cường Để được thay đổi tên là Tôn Đức Thắng
Đường Đinh Tiên Hoàng bắt đầu
ở ngả tư Đinh Tiên Hoàng – Hồng Thập Tự. Ở đó ta thấy đoạn đường trên đầu của
nó là đại lộ Cường Để - Con đường này chỉ có sau đảo chính 1 tháng 11 năm 1963
và chung quanh nó là đài truyền Hình THVN 9, câu lạc bộ sĩ quan, sân Hoa Lư,
nha Cải huấn. Ở bên phần của sân Hoa Lư tức cuối hông có hội quán Cây tre số 2 bis
Đinh Tiên Hòang do ca sĩ Khánh Ly thành lập. Tới ngả tư Đinh Tiên Hoàng – Phan
Đình Phùng là văn phòng hảng hàng không Air Việt Nam .
Đoạn bắt
đầu đường Đinh Tiên Hoàng
Đường
Đinh Tiên Hoàng (đoạn đường này khi này còn là đường Cường Để). Bên trái là ĐH
Nông Lâm Súc, cạnh ngã tư Đinh Tiên Hoàng -Hồng Thập Tự
Câu lạc bộ sĩ quan
Đường Đinh Tiên Hoàng bên phải là sân Hoa Lư, bên
trái là Nha cải Huấn
Đoạn qua ngả tư Đinh Tiên Hoàng - Tự Đức, bên trái là trường tiểu học ĐTH
Qua ngả tư này, bên phải ta
thấy nhà hàng La Cigale nổi tiếng một thời, nhà hàng cơm Tây nữa nổi tiếng với
món Bouillabaisse, Bouillabaisse là món đồ biển, gồm có nhiều loại tôm, cá,
cua, ốc, mực, ăn với một loại nước chấm đặc biệt. nhìn qua bên đường có một
phòng mạch.
Đi tới nữa là ngả tư Đinh
Tiên Hoàng – Tự Đức, ở bên trái có tiệm ga một thời bán bình Esso gas và hiệu
sách Hoa Lư, bên phài có bệnh viện thẫm mỹ và tái tạo nhi đồng quốc tế khi xưa là một biệt thư. Bước qua ngả tư
là trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng bên trái, bên phải là bar Lido mà khi xưa
tôi thường leo lên cửa sổ nghe ca sĩ hát bài Never on Sunday, la Paloma, tới
chút nữa là nhà của cụ Vương Hồng Sển một nhà chơi đồ cổ và nghiên cứu văn hóa
sài Gòn. Xong ngả tư này là ngả ba Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Thành Ý, bên phải
là quán mì Cây Nhãn nổi tiếng sau này dời qua đường Phan Thanh Giản, bên trái
có một quán có bàn di da và banh bàn, tới một chút là một sạp báo là ta tới ngả
tư Đinh Tiên Hoàng – Phan Thanh Giản.
Đoạn qua ngả tư Đinh Tiên Hoàng - Tự Đức, bên trái là trường tiểu học ĐTH
Phía trước là ngả
ba Nguyễn Thành Ý. Bên tay phải đối diện trường
là nhà cụ Vương Hồng Sển, đi
tới vài căn nhà là quán mì Cây Nhãn.
Ngả tư Đinh Tiên Hoàng - Tự
Đức. Chúng ta thấy bên phải một tiệm bán bình gas esso, tòa nhà 3 tầng là văn
phòng một công ty, nha sách Hoa Lư. Hình chụp từ hướng nhà cụ Vương Hồng Sển. Bên mặt bên kia ngả tư chổ Radio Thông Mỹ là khu rạp Assam ngày xưa.
Ngả tư Phan Thanh Giản - Đinh Tiên Hoàng nhìn về cầu Phan Thanh Giản
Tới ngả ba
Đinh Tiên Hoàng – Huỳnh Khương Ninh và ngả ba Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Văn
Giai, ta thấy xe bánh mì thịt Bảy
Quan, đặt tại ngả ba Đinh Tiên Hoàng và Huỳnh Khương Ninh. Nét đặc biệt của
xe bánh mì nầy là không bán vào buổi sáng, mà chỉ bán vào ban đêm, từ 6 giờ chiều
trở đi. Cái ngon của bánh mì Bảy Quan là một tổng hợp của nhiều đặc
điểm:1) bánh mì luôn luôn nóng dòn (do được nướng lại trên một cái lò than đằng
sau chiếc xe), 2) bánh mì được phết một lớp mõng sauce mayonnaise, 3) sau đó được
phết thêm lên trên một lớp ba tê gan, 4) thịt ba chỉ (cuộn lại, cột chặt bằng
dây, và có nhuộm phẩm đỏ bên ngoài) luôn luôn mới mổi đêm, và 5) kèm theo là đồ
chua (củ cải trắng và cà rốt xắc cộng dài và ngâm dấm), dưa leo và mấy cọng ngò
tàu tươi xanh. Về sau nhiều người cũng nhái theo công thức nầy và ra
nhiều xe bánh mì khác, cũng có tiếng, nhu Ba Lẹ, Bé Bự, nhưng vẩn không tài nào
giựt nổi khách của Bảy Quan.
Bên đường Nguyễn Văn Giai là một khu chung cư,
tôi nhớ hồi xưa nơi đây có xảy ra một đám cháy. Tới một chút bên trái có một tiệm
bazar chuyên bàn giầy Bata. Đối mặt là đường vô phía sau chợ ĐaKao.
Xong chúng ta tới ngả tư đường
Đinh Tiên Hoàng – Hiền Vương – Nguyễn Phi Khanh. Tại đây có bệnh viện cảnh sát
góc bên trái trước đó là ty cảnh sát quận 1, ngó xéo trước mặt là rạp Casino Đa
Kao, tiệm chè Hiễn Khánh nổi tiếng.
Chấm dứt là ngả tư Đinh Tiên Hoàng – Trần Quang Khải – Phạm Đăng Hưng nơi đó có cầu Bông qua kinh Nhiêu Lộc, nơi đó năm 1965 có chiếc trực thăng H 34 bị rơi ở dốc cầu đè bẹp chiếc xe taxi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét