Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013


Đường des deux Cimetières
Đường số 30
Đường Mayer
Đường Hiền Vương
Đường Võ Thị Sáu


Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đại lộ Maréchal-Foch (Đinh Tiên Hoàng) ở Đa Kao với đường Verdun (Lê Văn Duyệt/Cách mạng Tháng 8).
Không biết thời điểm xây dựng con đường này, trong khi đoạn từ đường Mac Mahon cho đến đường Verdun thì hoàn thành vào năm 1908.

Đầu tiên tên của nó là đường số 30. Ngày 20 tháng 5 năm 1880, người đặt cho nó cái tên là đường Gò Vấp. Còn cái tên Mayer thì không biết đặt vào ngày tháng nào nhưng chắc chắn là năm 1886.


Trong bản đồ 1878 nó còn cái tên là đường de Cimetière


Bản đồ 1898

Nó bắt đầu tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng và kết thúc tại công trường Dân Chủ, đây là con đường tương đối dài. Ở đoạn bắt đầu ta có bệnh viện cảnh sát bên trái, bên phải có văn phòng quảng cáo trên phim ảnh thời bấy giờ. Đi tới là đền thờ Trần Hưng Đạo và Hùng Vương bên phải đường là tới ngả ba Hiền Vương – Lý Văn Phúc. Tại dây có một quán cơm ngay góc đường đó là quán cơm của bà Mười nhà ở Gia Định, bà là má nuôi của tôi hồi 1972. Nhìn qua đối diện là viện bào chế OPV, nơi sản xuất sữa Guigoz nổi tiếng một thời. Phía bên này là sở vệ sinh Sài Gòn, bên kia là mặt sau nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Tới chút nữa là ngả ba  Hiền Vương – Lý Trần Quán. Qua ngả tư này là trường Michelet, tôi có học thêm tại trường này, qua trường này có con hẽm đi ăn thông ra đường Hài Bà Trưng.




Nơi bắt đầu đường Hiền Vương


Đền thờ Trần Hưng Đạo và Hùng Vương


 Đường Hiền Vương đoạn qua đền thờ Trần Hưng Đạo  và Hùng Vương












Ngả tư  Hiền Vương - Hai Bà Trưng  



                                             Ngả tư  Hai Bà Trưng - Hiền Vương 







Bây giờ ta tới một ngả tư lớn là Hiền Vương – Hai Bà Trưng, đây là nơi mua bán sầm uất vì gần chợ Tân Định và qua khỏi đây có một con hẽm lớn bên trong là trường Lasan Đức Minh và phía sau của nhà thờ Tân Định, hẽm này ăn thông ra phía đường Pasteur và đường Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn xéo qua là ngả ba Hiền Vương – Duy Tân, ta thấy cây xăng ở góc, đi tới ta có tiệm chụp hình Nam Hưng rồi tiệm bán chả lụa nổi tiếng Phú Hương, là ta tới ngả tư Hiền Vương – Pasteur.




Ngả ba Hiền Vương - Duy Tân

                                         Đường Hiền Vương gần ngả ba Duy Tân




Trường Lasan Đức Minh









 SAIGON 1971 - Tiệm giò chả Phú Hương góc Hiền Vương-Pasteur



Ngả tư Hiền Vương – Pasteur




          
Qua khỏi ngả tư này phía đối diện là hàng rào hảng Terre Rouge của Pháp còn bên này là hông của viện Pasteur.
Giờ là ngả tư Hiền Vương – Công Lý, bên trái là hông của dinh phó tổng thống, bên phải tới một chút là văn phòng của đảng dân chủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là ta tới đoạn kết thúc của đường lê Quý Đôn. Tại đây ta thấy biệt thư tài sản của nước Anh, đi sát tới ngả tư Hiền Vương – Trương Minh Giảng, bên trái là trường Michelet cơ sở chính. Bên kia ngả tư là sân Mayer sau là kho hàng của quân đội Mỹ. Đoạn này rất nhiều biệt thự, ta có ngỏ hẽm mà trong đó là hảng phim Alpha của Thái Thúc Nha.



Ngả tư Hiền Vương - Công Lý 


Đoạn đường Hiền Vương qua ngã ba Lê Quý Đôn
 đến ngã tư với Trương Minh Giảng trong ngày 30/4/75


Trường Michelet



 Góc Hiền Vương-Trương Minh Giảng - 

Lãnh sự quán Hy Lạp và Nha Hàng Không Dân Sự












Ngả tư Hiền Vương - Đoàn Thị Điểm






Đây là ngả tư Hiền Vương – Đoàn Thị Điểm, mặt bên phải là căn nhà đầu tiên mà đại sứ Hoa Kỳ ở trước khi dời về ngả ba Phan Thanh Giản - Phùng Khắc Khoan. Bây giờ nó văn phòng thành ủy, đi tới là hai ngả tư Hiền Vương – Bà Huyện Thanh Quan và Hiền Vương – Nguyễn Thông. Đến đây đường Hiền Vương chấm dứt tại công trường Dân Chủ với hông trường Lasan Hiền Vương bên phải.



 Đường Hiền Vương đoạn giữa Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thông











1 nhận xét:

  1. Thanh Lieu o duong Ly Tran Quan. Than Nhi hinh nhu o noi khac.
    Phuoc

    Trả lờiXóa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...