Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013


Đường Avalanche
Đường Champagne
Đường Yên Đỗ


                 
Đường khúc khuỷu hướng Bắc Tây Bắc – Nam Tây Nam kết nối đường Paul-Blanchy với đường Verdun.
Là một con đường xưa dành cho xe ba gác chạy dọc theo kênh Thị Nghè. Tên đầu tiên của nó là Avalanche. Trong phiên họp ngày 26 tháng 4 năm 1920, hội đồng thành phố quyết định đặt tên là Champagne.


Bản đồ năm 1898 ghi là đường Avalanche


Bản đồ năm 1942 ghi là đường Champagne


Bản đồ năm 1958 đổi tên là Yên Đổ


Bản đồ hiện tại là đường Lý Chính Thắng
   

Con đường này bắt đầu từ giao lộ của ba con đường là Yên Đỗ, Hai Bà Trưng và Trần Quang Khải. Đi dọc theo đường chúng ta thấy quán phở Bình nơi VC đặt bộ chủ huy trong tết Mậu Thân, tới một chút có con hẽm đi thông ra rạp Kinh Thành, trong con hẽm này có lớp học Anh Văn tên Minh Phụng. Qua khỏi đây là ngả ba Yên Đỗ - Huỳnh Tịnh Của, ở đó có nhà của Hoàng Đức Ninh là anh của Hoàng Đức Nhã. Đối diện ngả ba là khu Hầm Sỏi, tới một chút có con hẽm.









                                                    
Ngả tư Yên Đỗ - Công Lý






Ngôi nhà nơi có tấm banderolle là nhà của luật sư Trương Đình Út








Viện bào chế Vanco gần ngã tư Công Lý - Yên Đổ



Chúng ta thấy đường Yên Đỗ thời đó có hai chiếu lưu thông và đường Công Lý còn có đường dành riêng cho xe hai, ba bánh
               


Giờ ta tới ngả tư Yên Đỗ - Công Lý. Bước tới bên phải là viện bào chế thuốc tây Vanco. Kế bên là một khu chung cư và là nhà hàng Y Pha Nho. Cũng phía bên này cạnh một hẽm lớn là bót Đặng Văn Bắc. Bên trái chúng ta thấy một lớp học đánh máy cạnh đình Xuân Hòa và tiệm sửa xe của ông Sáu Lòng. Con hẽm kế cận có một trạm điều áp nước, nơi đó là sân đánh boule. Nhìn qua bên đường là hẽm 146 có tiệm hớt tóc Hoàng Lộc, tiệm thuốc bắc Hồi Xuân, hẽm 148 có tiệm phở Đồng Thịnh và Nam Hà, hẽm 150 có tiệm thuốc bắc Khương Ninh đối diện cư xá Yên Đổ, đi tới là tiệm giầy Thanh Dung nơi nghệ sĩ Vân Hùng đoàn Kim Cương thường đặt giầy. Cạnh cư xá là Nha Quản thủ điền địa, kề bên là viện bào chế La Thành Nghệ chuyên làm thuốc Cortal. Nhìn đối diện là một cơ quan của Mỹ, cũng như bên kia đường là “building 7 tầng” của Mỹ. Đây là ngả ba Yên Đỗ - Đoàn Công Bửu, khu vực này là khu an toàn của các cơ quan cao cấp của Mỹ. Xong là chúng ta tới ngả tư Yên Đỗ - Trương Minh Giảng. Nhìn qua ta thấy một cây xăng bên phải, giờ đây nó không còn, bên trái là trung tâm Đắc Lộ.


Nhà lầu 7 tầng xưa là của SuFo công ty Shell




                


Chổ nhà màu trắng chổ chiếc xe màu trắng nhìn xéo vô là tiệm giầy Thanh Dung, chổ cột lồng đèn là hẽm 150. Phía cua quẹo là hẽm 148, ngay đều hẽm là tiệm phở Đồng Thịnh khi chưa xây lại, còn bên kia là nhà Thái Đen, một gian thương bị xử bắn năm 1966.




Vòng cua Yên Đổ chụp từ đầu hẽm 152. Chúng ta thấy nên trái là nhà in Phương Quỳnh rồi tới tiệm sữa điện lạnh. Qua cột đèn bê tông là phông tên nước công cộng và tiệm giầy Thanh Dung. Bên phải chúng ta thấy vách tường trắng sau xe taxi là của Nha Quản thủ điền địa. Hình này chụp năm 72 trở về sau vì Nha Quản thủ điền địa hồi trước đó không có vách tường mà là hàng rào bằng dây kẽm gai.



                                               Trên sân thượng nhà lầu 7 tầng




Đình Xuân Hòa bây giờ


Ngả tư Yên Đổ - Trương Minh Giảng cuối thập niên 50 đầu thập niên 60






Ngả tư Yên Đổ - Trương Minh Giảng




Ngả tư Yên Đổ - Trương Minh Giảng, ta thấy phía bên trái có một cây xăng. Còn góc phía bên phài là trung tâm Đắc Lộ và văn phòng của hảng Air France.

              
          Tới ngả ba Yên Đổ - Trương Công Định (giờ là ngả tư) ta thấy một cây xăng ở góc ngả tư. Bên góc kia của ngả tư là biệt thư số 200. Nó từng là trụ sở Société française d'entreprises de dragages et de travaux publics (Công ty xí nghiệp nạo vét và lao động công cộng Pháp). Công ty này Được thành lập ngày 10 tháng hai năm 1902, dưới cái tên Société française industrielle d'Extrême-Orient 1 theo sự khởi xướng của kỹ sư Louis-Félix Dussoliers. 

               Như thế con đường này băng qua Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thông và chấm dứt ở công trường dân Chủ. Ở đoạn này khi xưa có một "phú de" là nơi chuyên đi bắt chó chạy rong ngoài đường, ai tới lãnh cho phải đóng tiền phạt. Đoạn ra công trường Dân Chủ có đoạn đường ray xe lửa chạy từ ga Sài Gòn vô ga Hòa Hưng.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...