Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013


Đường số 29
Đường Legrand-de-la-Liraye 
Đường Phan Thanh Giản
Đường Điện Biên Phủ



Đường hướng Đông Bắc – Tây Nam nối đường Rousseau (Angier/Nguyễn Bĩnh Khiêm) cạnh kênh Thị Nghè tới đường Verdun (Lê Văn Duyệt/Cách mạng Tháng 8) và nối tiếp đường Général-Lizé đi vào Chợ Lớn.

Con đường này lúc đầu chỉ giới hạn ở đường Albert-1er (Đinh Tiên Hoàng) tới đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) và có tên là đường số 29. Rồi một quyết định ngày 2 tháng 6 năm 1871 đổi tên là đường Bà Rịa và năm 1897 mới có tên là Legrand-de-la-Liraye.

Bản đồ 1878 cho thấy giới hạn của đường này


Bản đồ 1898 cho thấy đường này giới hạn tới đường Thuận Kiều (Verdun)


Bản đồ 1943 cho thấy đường này nối liền với đường Général-Lizé 

Hồi thời thuộc địa đường này được đặt tên là Legrand de la Liraye. Legrand de la Liraye là một nhà truyền giáo được Hội truyền giáo ngoại quốc ở Paris [Missions Étrangères de Paris] gửi đến Đồng bằng sông Hồng năm 1843, nơi ông làm việc cho đến khi bệnh tật buộc ông phải trở lại Pháp năm 1856. Ông hồi phục và trở lại châu Á để giúp quân đội Pháp với tư cách thông ngôn trong cuộc tấn công triều Nguyễn của họ bắt đầu năm 1858.
Những năm sau đó khi người Pháp chiếm Sài Gòn, Legrand de la Liraye định cư ở đó và tiếp tục thiên hướng tôn giáo của mình. Tuy nhiên, một năm sau ông lại trở lại nghề thông ngôn và tiếp tục nghề này suốt thập niên 1860 khi người Pháp thiết lập quyền cai trị ở Đồng bằng sông Mekong.

Phan Thanh Giản là một con đường dài, nó bắt đầu từ cầu Phan Thanh Giản và cuối cùng là ngả bảy Sài Gòn. Ở đoạn đường này có nhiều địa điểm mà giờ đây tôi đã quên rồi, tôi chỉ nhớ những điểm quan trọng còn in dấu trong con người sài Gòn xa xứ. Chúng ta bắt đầu đi từ cầu Phan Thanh Giản mặc dù theo hướng lưu thông thì ngược chiều nhưng theo số thứ tự địa chỉ là đúng hướng. Ở đây bên tay phải là đài cao áp nước Đồng Nai đưa về Sài Gòn, bên trái là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giờ đây khi đến nơi này ta không còn nhận ra nữa vì nó đã biến thành vòng xoay. Tới một chút là ngả tư Phan Thanh Giản – Phạm Đăng Hưng, chúng ta thấy một building Le Regent 13 tầng. Vào thời đó nó là building cao nhất nhì Sài Gòn chỉ thua hotel ICI ở Trần Hưng Đạo của Nguyễn Tấn Đời. qua ngả tư này là tới ngả ba Phan Thanh Giản – Phan Kế Bính và tiếp là ngả tư Phan Thanh Giản – Đinh Tiên Hoàng.










Viện Khoa Học Đông Dương trên đường Legrand de la Liraye





Đường Phan Thanh Giản giáp ngả ba Nguyễn Bỉnh Khiêm



                            Đường Phan Thanh Giản nhìn từ hướng đường Đinh Tiên Hòang






                                                         Building Le Regent



                                                   Mặt sau building Le Regent

Đường Phan Thanh Giản nhìn từ hướng Đinh Tiên Hoàng





                               Đường Phạm Đăng Hưng cắt ngang Phan Thanh Giản



                                                        Cầu Phan Thanh Giản












                                         Ngả tư Phan Thanh Giản – Đinh Tiên Hoàng








Qua ngả tư này ta thầy bên tay trái là hẽm Cây điệp, bên phải là đường Phan Ngữ, nơi đây khi xưa có một quán ba tên là Calyso, tôi nhớ lúc đó năm 1964 đã bị đặt chất nổ. Sự việc bị một người lính Mỹ phát hiện, anh liền lấy gói chất nổ chạy ra khỏi quán nhưng không còn kịp nữa, anh bị nổ tung, thịt của anh dính đầy xung quanh của quán ba. Qua đường Phan Ngữ là đường Phan Tôn rồi đến Phan Liêm, tên 3 con đường này là 3 người con của cụ Phan Thanh Giản. Ngả tư đường Phan Thanh Giản – Mạc Đĩnh Chi hiện ra trước mắt. ở bên tay trái là văn phòng của hảng gạch Đồng Nai, tiếp đến là một lớp dạy tư tiếng Pháp (tôi có học ở nơi đây) và dãy tiệm chuyên làm mộ bia, bên kia đường là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi.


                                         Ngả tư Phan Thanh Giản – Mạc Đỉnh Chi


                                                        Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi


                                                Bên trong Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi


Qua ngả tư Phan Thanh Giản – Mạc Đĩnh Chi  là tới ngả ba Phan Thanh Giản – Phùng Khắc Khoan, tại đây có một biệt thự ở góc ngả ba là nơi ở của đại sứ Mỹ Bunker, Graham Martin trước năm 1975.





                    Ngả tư Phan Thanh Giản – Hai Bà Trưng hồi còn lưu thông hai chiều









Hết đoạn nghĩa trang là ngả tư Phan Thanh Giản – Hai Bà Trưng, đi qua chúng ta thấy một ngả ba và tới ngả tư Phan Thanh Giản – Duy Tân. Xong rồi ta tới ngả tư Phan Thanh Giản -  Pasteur rồi ngả tư Phan Thanh Giản – Công Lý, qua ngả tư này ta thấy bên tay trái là hông trường Marie Curie, bên phải là trường Regina Mundi. 



Phan Thanh Giản – Duy Tân.


Ngả tư Phan Thanh Giản - Công Lý thời còn lưu thông hai chiều

 
                                    Đoạn Phan Thanh Giản qua trường Marie Curie


Rồi chúng ta đến ngả tư Phan Thanh Giản – Lê Quý Đôn và ngả tư Phan Thanh Giản – Trương Minh Giảng, đoạn này có nhiều biệt thự.


Ngả tư Phan Thanh Giản - Trương Minh Giảng lúc chưa mở rộng. 
phía trái là tư gia đại sứ Anh.







Biệt thư số 273 Phan Thanh Giản

Ngả tư Phan Thanh Giản – Đoàn Thị Điểm hiện ra với trường Gia Long nằm ở bên trái.



Ngả tư Phan Thanh Giản – Đoàn Thị Điểm




                                              Nữ sinh Gia Long bên hông trường












202 Phan Thanh Giản








  Chúng ta thấy bệnh viện Saint Paul ở bên trái hình

Chúng ta qua hai ngả tư Phan Thanh Giản – Bà Huyện Thanh Quan và Phan Thanh Giản – Nguyễn Thông, hình như đọan này có trung tâm phục hồi chức năng thì phải? là chúng ta tới ngả tư lớn là Phan Thanh Giản – Lê Văn Duyệt, ở đây về phía tay phải ta thấp thấp thóang bộ chỉ huy cảnh sát quận 3.




Qua ngả tư này chúng ta còn hai ngả tư nữa là Phan Thanh Giản – Cao Thắng và Phan Thanh Giản – Nguyễn Thiện Thuật, tại đây ta có bệnh viện Bình Dân và một cổng xe lửa. Tại góc ngả tư Phan Thanh Giản – Cao Thắng ta thấy nhà của chiêm tinh gia Hùynh Liên. Ở đọan Phan Thanh Giản – Nguyễn Thiện Thuật trước khi đến bùng binh Ngả bảy ta có rạp Long Vân và một trường tư thục Phan Sào Nam.


Ngả tư Phan Thanh Giản - Cao Thắng





 Đoạn Phan Thanh Giản gần ngả tư Cao Thắng với chợ 20 bán đồ nhôm, xoong chảo







Bệnh viện Bình dân 



                                                      
                                               Bệnh viện Bình dân bi pháo kích





Số 502 Phan Thanh Giản



Chúng ta bên tay phải ở xa là rạp Long Vân

                                   Đường Phan Thanh Giản trong tết Mậu Thân 1968



Rạp Long Vân






Một vụ đốt xe Mỹ trước trường Phan Sào Nam


Ngả bảy Sài Gòn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...