Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013



Đường Norodom
Đường Thống Nhứt

Hướng Đông Bắc – Tây Nam. Là đại lộ lớn nối đường Mac-Mahon (Công Lý/Nam Kỳ Khởi Nghĩa) với đường Rousseau (Angier/Nguyễn Bĩnh Khiêm) trước Thảo cầm viên.
Con đường xưa được xây dựng từng đoạn. Đoạn đầu tiên chỉ nối đường Mac-Mahon với đường Catinat prolongée (Duy Tân/Phạm Ngọc Thạch) và lúc đó chưa có nhà thờ Đức Bà theo quyết định của đô đốc DUPERRÉ ngày 27 tháng 1 năm 1871. Cái tên Norodom được đặt ở giai đoạn này. Năm 1886, thị trưởng thành phố đề nghị kéo dài con đường này nhưng chưa xác định tới đâu.

Những giai đoạn chính của việc nới dài con đường: đường Catinat prolongée (1871), Paul-Blanchy (1886); đến năm 1912 nó kéo dài tời đường Rousseau. Thời điểm đó tại đây là ngoại ô thành phố cho nên việc thắp sáng ban đêm bằng đèn dầu hỏa thay vì bằng điện như ở trung tâm thành phố.



Bản đồ 1873



Bản đồ 1878


Bản đồ 1920

Đây là con đường quan trọng của Sài Gòn vì cơ quan đầu não là dinh Độc Lập được đặt tại đây và là một trong những con đường chứng kiến biết bao biến cố lịch sử của Sài Gòn. Nó được thiết kế rộng rãi dành cho các buổi diễn binh trong các dịp lễ quốc khánh, lễ Hai Bà Trưng. Nó bắt đầu từ ngả ba Thống Nhứt – Công Lý và tận cùng là ngả ba Thống Nhứt – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai đầu và cuối của nó là hai công trình lớn: Dinh Độc Lập và thảo cầm viên.

Ở đoạn đầu như chúng ta đã biết đó là dinh tổng thống. Ngày xưa nó là dinh toàn quyền Đông Dương và tên của nó là Norodom. Dinh này còn giữa dáng vẻ cho đến khi Phạm Phú quốc bỏ bom hồi năm 1962. Sau đó chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành dỡ bõ và cho xây dựng lại nhưng một năm sau thì bị đảo chính. Dinh được tiếp tục xây dựng sau đó do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.




Đường Norodom


                                             Dinh tổng thống hồi chưa bị bõ bom



Toàn cảnh dinh Độc Lập nhìn từ đại lộ Thống Nhứt




Trước mặt dinh có một công viên lớn và hai con đường song song là Alexandre De Rhodes, nơi đó có bộ Ngoại giao và đường Hàn Thuyên có văn phòng hảng thông tấn Reuter. Công viên này chứa luôn ngả tư Thống Nhứt – Pasteur và cuối công viên là khu bùng binh sau lưng nhà thờ Đức Bà, bên kia là đường Duy Tân nơi có tượng của Petrus Trương Vĩnh Ký và Hảng ô tô Sài Gòn.




Bộ Ngoại giao VNCH




Giao lộ Thống Nhứt - Duy Tân



Sài Gòn xe hơi công ty






Tượng Petrus Ký




Viện Bảo tàng đầu tiên của SG tại số 12 Norodom (Lê Duẩn), cạnh tòa nhà Diamond Plaza, sắp bị đập bỏ để xây cao ốc mới

Đi tới là ngả tư Thống Nhứt – Hai Bà Trưng, ngó bên tay trái ờ góc đường là trụ sở hảng xăng dầu Esso, bên kia là tòa đại sứ Pháp. Bên phía bên này có một miếng đất trống mà theo lời ba tôi kể ở dưới có trái bom không nổ khi không quân Mỹ dội bom quân Nhật tại Sài Gòn.


Ngả tư Thống Nhứt - Hai Bà Trưng


Cty xăng dầu Standard Vacuum Oil Company tại góc Thống Nhứt-Hai Bà Trưng Q1 Saigon khi mới xây dựng năm 1955. 




Khối Thanh Tra của Bộ Nội vụ VNCH



                                                           Tổng lãnh sự Pháp








Sở tư pháp Sài Gòn số 47 Thống Nhứt



Qua khỏi đây một đoạn là tòa đại sứ Mỹ, tới là tòa đại sứ Anh bên phải đường là ta tới ngả tư Thống Nhứt – Mạc Đỉnh Chi.


Tòa đại sứ Mỹ


Nền của tòa đại sứ Hoa Kỳ là tòa Conseil de geurre


Tòa đại sứ Anh







Ngả tư Thống Nhứt – Mạc Đỉnh Chi tết năm 1968


Ngôi Nhà Thờ này nằm đối diện với Tòa Đại Sứ Anh trên Đại lộ Thống Nhứt sát bên góc ngã tư Thống Nhứt - Mạc Đĩnh Chi.






Tổng cục chiến tranh chánh trị






Dinh thủ tướng




Cư xá Norodom, trên ĐL Thống Nhứt, gần Sở Thú. Trước 1975 là Phủ Thủ tướng.













Tư dinh thủ tướng

Qua ngả tư này chúng ta tới khu vực thành Cộng Hòa cũ, dây là thành lính bảo vệ cho dinh Độc lập thời Ngô Đình Diệm, bên tay phải ta có trụ sở hảng xăng Shell của Hòa Lan và Anh, tới một chút nữa là hội trường Thống Nhất nơi tổ chức hoạt động xổ số kiến thiết quốc gia và trường cao đẳng quốc phòng.



Trụ sở hảng xăng Shell




Hội trường Thống Nhứt khi xưa





                                               Một góc thành Cộng Hòa ngày xưa



Thành 11er (Cộng Hòa) thời Pháp


Góc Thống Nhứt - Nguyễn Bỉnh Khiêm trước Thảo cầm viên


Cuối cùng chúng ta đến ngả ba Thống Nhứt - Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước mặt chúng ta là thảo cầm viên. Đây là một trong bốn thảo cầm viên lâu đời nhất của thế giới. bên phải về phía Nguyễn Bỉnh Khiêm là trường nam Võ Trường Toản và trường nữ Trương Vương, bên phải là trường Lamartine và hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Trường cao đẳng quốc phòng






                                 Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước cổng thảo cầm viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...