TRƯỜNG QUỐC GIA ÂM NHẠC VÀ KỊCH NGHỆ SÀI GÒN
Hai mươi năm tồn tại của trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài
Gòn,là hai mươi năm đào tạo ra những nhân tài trong lĩnh vực âm nhạc và kịch
nghệ của miền Nam, Thật vậy việc thi đậu vào trường là một điều rất khó và càng
khó hơn khi thi tốt nghiệp ra trường, nhiều khi một khoa ra trường chỉ có một
người. Cũng như đối với bản thân tôi khi thi vào năm thứ hai môn guitare tôi phải chọi với số thí sinh là trên 50 người; năm đó tôi đậu. Chính vì vậy mà chất lượng đào tạo của trường đã cho ra những nghệ sĩ
tầm cỡ. Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, một ngôi trường
khiêm tốn về diện tích nằm trên đường Nguyễn Du, quận nhất nép mình bên vườn
Tao Đàn xanh mát, cạnh bộ phát triển sắc tộc. Điều rất tiếc là hầu như giờ chỉ còn rất ít hình ảnh về ngôi
trường này, chủ yếu là sau năm 1975. Còn tư liệu trên trang wikipedia chi có
một ít thông tin nhưng may sao tôi tìm được trang tranquanghai1944.com/
đăng nhiều chi tiết về ngôi trường này. Tôi mạn phép biên tập lại gởi đến các
bạn đọc.
Ban đầu chỉ là Ban học âm nhạc nằm trong trường cao đẳng
Mỹ thuật Gia Định và giám đốc lúc bấy giờ là họa sĩ Lê Văn Đệ.
Trường cao đẳng Mỹ thuật Gia Định nơi Ban học âm nhạc được ghép
Họa sĩ Lê Văn Đệ giám đốc trường Cao Đẳng Mỹ thuật Gia Định
Đến
năm 1955, chính phủ quốc gia Việt Nam tách Ban học âm nhạc ra khỏi trường Cao
Đẳng Mỹ thuật Gia Định theo Công Lịnh số 352/GĐ/CL về Nha kỹ thuật học vụ số 48
đường Phan Đình Phùng đối diện qua buiding Richaud và sử dụng cổng sau của nha
ở phía sau số 2 Phạm Đăng Hưng Nha kỹ thuật học vụ khi xưa là văn phòng công ty
Établissements Brossard et Mopin - công ty xây dựng những công trình lớn thời Pháp thuộc.
Nha kỹ thuật học vụ ngày nay
Cơ cấu lãnh đại và điều hành của Nha kỹ thuật học vụ lúc này là:
Giám đốc:
- Ông
Nguyễn Văn Bạch, Kỹ sư Cầu đường (École Polytechnique de Paris). Sau đó là ÔngNguyễn
Được, Kỹ sư (École Centrale de Paris)
Giám đốc sáng lập viên (Directeur – Fondateur)
- Ông Nguyễn Phụng Michel.
Giám
học:
- Giáo sư Nguyễn Hữu Ba
Trường có
hai ngành học :
Nhạc Tây
phương và Cổ nhạc Việt Nam: Nam, Trung, Bắc.
Ngành
nhạc Tây phương dạy: Dương cầm, Vĩ cầm, Nhạc pháp, Nhạc sử. Hòa âm.
Thành phần Giáo sư:
- Dương
cầm: Ông Nguyễn Cầu, Ông Võ Đức Thu, Bà Amiel Nguyễn văn Đẩu, Bà Clara Phạm.
-
Vĩ cầm: Bà Nguyễn Văn Huấn, Ông Nguyễn Văn Giệp, Ông Phạm Gia Nhiêu.
Ngành Cổ nhạc
Nam, Trung, Bắc dạy :đàn Kìm, đàn Tranh, đàn Cò, đàn Gáo, đàn Tỳ bà, đàn
Bầu, đàn Đáy, ỐngTiêu, Ống Sáo.
Ông Võ Đức Thu
Thành phần Giáo sư:
Miền Nam:
Đàn
Tranh: Ông Nguyễn Văn Kỳ (Chín Kỳ), Ông Huỳnh Văn Biểu (Hai
Biểu), Ông Nguyễn Vĩnh Bảo kiêm Trưởng Ban Giáo sư.
Đàn Kìm: Ông Võ Văn Khuê (Hai Khuê).
Miền Trung:
Đàn
Kìm, đàn Tranh, đàn Tỳ bà, đàn Cò, đàn Bầu: Ông Nguyễn Hữu Ba dạy.
Miền Bắc (chưa có).
Cuối đời chính phủ Bảo Đại, Ban này lại dời về trụ sở Hội Hòa tấu Nhạc cụ của thời Pháp (Société
Philarmonique) nằm ở 112 đường Nguyễn Du theo nghị
định ban hành ngày 12-04-1956. Société Philarmonique là một phòng hòa nhạc vừa có chức năng dạy nhạc của Pháp thành lập năm 1896, khi trường dời về đây diện tích được mở rộng ra bằng cách xây thêm khu phòng học và phòng làm việc của trường theo hình chữ U ôm phòng hòa nhạc vô giữa và chính thức có tên Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn từ năm 1960. Trong kỳ thi tuyển, ngày 10-10-1956, trong số 2500 đơn dự thí chỉ
lấy 150 nhạc sinh.
Cơ cấu điều hành của trường gồm:
- Giám đốc: Giáo sư Nguyễn Phụng Michel.
- Giám học ngành Nhạc Tây
phương: Giáo sư Phạm Gia Nhiêu (Vĩ cầm)
- Giám học ngành Cổ Nhạc: Giáo
sư Nguyễn Hữu Ba
- Tổng Giám thị: Giáo sư Hoàng Văn
Hường (Hùng Lân)
- Giám thị: Nguyễn Văn Trạch, Lý Văn
Đồ, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Hữu Phụng, Lê Cao Phan, Võ Minh Đầy.
Cơ cấu phụ trách chuyên môn gồm:
Ngành Nhạc Tây Phương:
-
Dương cầm: Bà Amiel Nguyễn Văn Đẩu, Bà Nguyễn Khắc Cung, Bà Lạc Nhân, Bà
Tạ Toàn, Bà Cúc-Xuân, Bà Đỗ Thế Phiệt, Bà Clara Phạm, Ông Võ Đức Thu, Ông
Nguyễn Cầu, Ông Nghiêm Phú Phi, Ông Mousny.
Ông Nghiêm Phú Phi
- Vĩ cầm: Bà Nguyễn Văn Huấn, Ông Nguyễn Văn
Giệp, Ông Đỗ Thế Phiệt, Ông Nguyễn Khắc Cung, Ông Tạ Toàn, Ông Phạm Gia Nhiêu.
- Trung vĩ cầm: Ông Phùng Hán Cao.
- Hạ vĩ cầm: Ông Nguyễn Quý Lãm.
- Đại vĩ cầm: Bà Barthélémy Phạm Thế Mỹ.
- Sáo: Ông Vũ Thành.
- Clarinette: Ông Nguyễn Văn Thành.
- Trompette: Bà Barthélémy Phạm Thế Mỹ.
- Tây ban cầm: Ông Bénito Cruz, Ông Dương
Thiệu Tước
- Măng cầm: Ông Trần Anh Tuấn (Pierre Trần)
- Nhạc pháp: Ông Hoàng Văn Hường (Hùng Lân), Ông Nguyễn Cầu, Ông Vũ Văn Tuynh, Bà Thẩm
Oánh.
Ông Vũ Văn Tuynh
- Nhạc sử: Cô Bình Minh, Ông Nguyễn
Văn Huấn.
- Hòa âm: Ông Nguyễn Phụng, Linh mục Labbé
Ngô Duy Linh.
- Hợp ca: Ông Hải Linh
- Dân ca nhạc sử Việt Nam: Ông Ngô Đình Hộ
(Lê Thương)
Ngành Cổ nhạc:
- Giám học Giáo sư Nguyễn Hữu Ba (1955 –
1960), Ông Nguyễn Văn Thinh (1961 – 1964)
Nhạc Miền Nam:
-
Trưởng Ban Giáo sư: Ông Nguyễn Vĩnh Bảo (Tranh)
- Ông
Nguyễn Văn Thinh (Kìm, Tranh, Tỳ bà)
- Ông
Huỳnh Văn Biểu (Hai Biểu) (Tranh)
- Ông
Phạm Văn Nghi (Kìm, Tranh, Cò, Gáo)
- Ông
Trương Văn Đệ (Bảy Hàm) (Kìm)
- Ông
NguyễnThế Huyện (Tư Huyện) (Cò, Tiêu)
- Ông
Lê Văn An (Tranh)
- Ông Võ
Văn Khuê (Hai Khuê) (Kìm, Tỳ bà)
- Ông Trần
Công Sính (Kìm)
- Ông Cao
Hoài Đông (Kìm)
- Ông
Nguyễn Đình Nghĩa (Sáo)
- Ông Ngô
Nhật Thanh (Bầu)
- Ông Chín Tâm (Tranh)
- Bà Hồ
Thị Bửu (Phạm Văn Nghi phu nhân) (Ca)
Nhạc Miền Trung:
- Trưởng Ban Giáo sư: Ông Nguyễn Hữu Ba (Kìm,
Tranh, Cò, Bầu,Tỳ bà)
- Ông Vĩnh Trân (Bầu, Tỳ bà)
- Ông Nguyễn Gia Cẩm (Kìm)
- Ông Vĩnh Phan (Kìm, Tranh, Tỳ bà)
- Ông Bửu Lộc (Tranh)
- Ông Trịnh Chức (Tranh)
- Bà Tuyết Hồi (Ca)
Nhạc Miền Bắc:
- Trưởng Ban Giáo
sư: Ông Nguyễn Văn Năng (Kìm)
- Ông Trần Viết Vấn
(Tranh, Sáo)
- Ông Vũ Hòa (Cò,
Tiêu, Sáo)
- Ông Kim Mã
(đàn Đáy)
- Ông Mại (đàn
Kìm)
- Bà Kim Bảng
(Ca)
Hát Bội:
Ban Cố vấn:
- Giáo sư Đoàn Quang Tấn, nguyên Bộ Trưởng
Bộ Giáo dục
- Ông Nguyễn Văn Quí, Đốc phủ
- Ông Ngô Công Thiện, Đốc phủ, Bộ Nội vụ
- Ông Đỗ Văn Rỡ (Đốc phủ – Phủ Đặc trách
Văn hóa)
- Ông Ngọc Linh (soạn giả)
Thành phần Giảng
viên:
- Quý Ông: Ba Hạnh, Thành Tôn, Chín Tài
Đàn đệm:
- Sáu Vửng (đàn Cò)
- Văn Lựa (đàn Cò, đàn Gáo, Kèn thau)
- Tám Nhứt (bộ Gõ)
Sân khấu Cải Lương:
Quý Bà:
- Trương Phụng Hảo (Bà Bảy Phùng Há)
- Kim Cúc (ái nữ Ông Huỳnh Năng Nhiêu
(Bảy Nhiêu), phu nhân Ông Năm Châu)
- Kim Lan (ái nữ ông Bảy Nhiêu, em Cô
Kim Cúc, phu nhân Nhạc sỹ Guitare – Mando Bảy Y)
- Bích Thuận
Quý Ông:
- Nguyễn Thành Châu (Năm Châu)
- Lê Hoài Nở (soạn giả)
- Huỳnh Năng Nhiêu (Bảy Nhiêu)
- Duy Lân (soạn giả)
- Duy Chức (em Ông Duy Lân)
- Vi Huyền Đắc (soạn giả)
- Trần Tấn Quốc (nhà báo)
Ông Duy Lân
Đàn đệm:
- Huỳnh Văn Sâm (SáuTửng) (Kìm)
- Trần Văn Dư (Ba Dư) (Tranh)
- Hà Văn Tân (Chín Trích) (Cò)
Ban văn nghệ và giáo sư Kim Oanh đại diện Gia Long
trình diễn tại trường Quốc Gia Âm Nhạc 6 1967
Trên đây là danh sách ban giám đốc và các giảng viên nhưng thực sự chưa đầy đủ, theo tra cứu trên mạng thì có phần bổ sung ban giám đốc như sau:
1.
Nguyễn Phụng
2.
Nguyễn Khắc Cung
3.
Đỗ Thế Phiệt (-1970)
4.
Nghiêm Phú Phi (1970 -1975)
Trong thời gian tôi học trường này, tôi được biết thêm một số giảng viên nữa là:
1. Nhạc sĩ Phạm Duy (giáo sư nhạc ngữ)
2. Nhạc sĩ Văn Giảng (giáo sư nhạc sử đông phương)
3. Ông Võ Minh Đầy. (giáo sư nhạc sử tây phương)
4. Nhạc sĩ Trần Anh Linh (giáo sư nhạc lý và hợp ca)
5. Ông Lê Xuân Cảnh (giáo sư môn guitare)
6. Ông Nguyễn Quang Tri (giáo sư môn guitare)
7. Ông Lâm Cao Khoa (giáo sư môn guitare)
8. Bà Nguyễn Thị Nhung (giáo sư môn mandoline)
9. Ông Phan Thế (Giáo sư Môn ca)
10. Ông Đoàn Chính (Giáo sư Môn ca)
11. Ông Lê An (Giáo sư Môn ca)
12. Ông Đinh Bằng Phi (giáo sư môn hát bộ)
13. Nhạc sĩ Lê Thương
14. Ông Vũ Khắc Khoan (Môn thoại kịch)
15. Ông Thanh Tâm Tuyền (Môn thoại kịch)
16. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu
17. Nhạc sĩ Bùi Thiện
18. Nhạc sĩ Tiến Dũng
19. Nhạc trưởng Hải Linh
.....
Ngoài ra còn có anh Mai chuyên về in roneo các tài liệu sao lại từ các sách nước ngoài cho sinh viên.
Những sinh viên trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn thành danh:
1. Nhạc sĩ Anh Việt Thu
2. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
3. Nhạc sĩ Quốc Dũng
4. Nghệ sĩ Tú Trinh
5. Nghệ sĩ Huỳnh Thanh Trà
6. Nhạc sĩ Võ Tá Hân
7. Ca sĩ Họa Mi
8. Ca sĩ Lâm Xuân
9. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
10. Nhạc sĩ Đỗ Đình Phương
11. Nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan
12. Nhạc sĩ Trần Quang Hải
13. Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng
14. Nhạc sĩ Viết Chung
15. Nhạc sĩ Đỗ Thị Phương Oanh (Paris)
16. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thi
17. Ca sĩ Quỳnh Giao
18. Tài tử Trần Quang
.......
Ngày xưa tôi học violon với thầy Phiệt. Sau khi thầy mất tôi chuyển qua thầy Nguyễn Huy Chương. Thầy Chương ở trong một căn phòng nhỏ trong dãy nhà sau lưng Hội Trường và mở lớp ở đó. Nghe nói sau 75 thầy đi vượt biên và mất tích luôn.
Trả lờiXóaCác bác cho cháu hỏi thông tin về thầy Nguyễn Quý Lãm giáo viên dạy Cello (Hạ vĩ cầm) của trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ sài gòn?????
XóaCháu vô cùng biết ơn nếu nhận được thông tin về người thầy dạy cello đầu tiên tại miền nam Việt Nam.
Rất mong các bác có ai biết thông tin gì về thầy Nguyễn Quý Lãm xin trao đổi theo địa chỉ: daothanhhuyencello@gmail.com
Cháu xin chân thành cảm ơn.
NGUYỄN QÚY LÃM dạy Viola ( violon d' alto ) chứ không phải Cello ( violoncelle ) ...
Xóacám ơn góp ý của bạn nhưng phần thông tin về thầy Lãm là của nhạc sĩ Quang Hải cho nên tôi không dám sửa lại.
XóaXin bổ xung thêm tên các Giảng viên Guitar , trên vẫn còn thiếu Thầy Trần Văn Phú,các giảng viên mà tôi đã học qua là Nguyễn Quang Tri, Trần văn Cảnh, Lâm cao Khoa, Dương Thiệu Tước, Đỗ Đình Phương,Trần Văn Phú (thiên về Flamenco). qua diễn đàn này tôi mong tìm lại các sinh viên QGAN &KN saigon trong 2 đời Giám Đốc mà Giam đốc sau cùng là thầy Nghiêm Phú Phi, mong được liên lạc lại với bạn bè đồng môn, tôi tên Nguyễn Thanh Tòng khoa Guitar , địa chỉ email là chu8tong@gmail.com . cám ơn chủ bút rất nhiều.
Trả lờiXóaChào bạn, mình muốn hỏi nhà trường có bà Trần thị Long - giáo sư lý thuyết âm nhạc cổ điển phương tây không ạ?
Trả lờiXóa