Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

THEO DÒNG THỜI GIAN


KHÁCH SẠN CONTINENTAL 


               Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn số 132 - 134 đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Năm 1878 một doanh nhân trong ngành vật liệu xây dựng là ông Pierre Cazeau đã cho xây tại nơi đây một khách sạn lấy tên là Continental. Trong những năm 20 thế kỷ XX, con đường Catinat trở thành một phố  "Canebière" của sài Gòn. 
             Năm 1911, khách sạn được bán cho Công tước De Montpensier (người xây Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết). Nhà văn nổi tiếng André Malraux và vợ Clara đã ở nơi này từ năm 1924 đến năm 1925, nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (Giải Nobel văn chương 1913)
               Năm 1930, Mathieu Francini một tay trùm người đảo Corse đã mua lại khách sạn này và đã điều hành suốt 30 năm. Trong những năm 70 khách sạn được đổi tên là Đại lục lữ quán theo lệnh của chính quyền VNCH. 
               Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, khách sạn trở thành nơi đặt văn phòng của các tờ báo nổi tiếng như "TIMES" ở tầng một, "NEWSWEEK" ở tầng hai. Sau thất bại Điện Biên Phủ, Mathieu Franchini trở về Pháp.
               Từ năm 1964 đến năm 1975, con trai của Mathieu Franchini là Philip, điều hành khách sạn cho đến sự sụp đổ của chính quyền miền Nam Việt Nam.
               Tại sao các phóng viên lại chọn khách sạn Continental? Rất đơn giản vì nó nằm ở trung tâm của Sài Gòn trước Quốc hội (nay là Nhà hát thành phố), nơi các nhà báo quốc tế tụ tập để thu thập thông tin về cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương. Tại thời điểm đó, khách sạn Continental có một biệt danh rất đặc trưng: "Radio Catinat" với nhà hàng nổi tiếng "Le Perroquet".
                Khách ở nơi này đều cảm thấy thoải mái như đang ở nhà như André Malraux và Briton Graham Greene (ở phòng 214) tác giả tác phẩm  "The Quiet American" hai lần được chuyển thể thành phim vào năm 1958 và vào năm 2002. một cuốn sách nói về những ngày cuối cùng của Pháp ở Đông Dương và bắt đầu sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam.
               Khách sạn đóng cửa vào năm 1975 một vài tuần sau sự sụp đổ của Sài Gòn và mở cửa trở lại vào năm 1989. Ngày nay, khách sạn Continental vẫn là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của sự hiện diện của Pháp tại Nam Kỳ. Corsica chủ cũ của khách sạn vẫn còn là một bức tượng  Napoleon tuyệt đẹp  bằng đồng trong sảnh ra vào. 





                                 Khách sạn Continental thời Pierre Cazeau làm chủ


                                           Khách sạn Continental năm 1905





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...