100
NĂM PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT
KỲ
6: MUA ĐẤT MỞ RỘNG PHI TRƯỜNG
TÂN
SƠN NHẤT
Mặc
dù gặp nhiều khó khăn trong việc trưng thu các phần đất tư hữu xung quanh Tân
Sơn Nhất, nhưng diện tích phi trường vẫn không ngừng được mở rộng.
Vành
đai phát triển phi trường Tân Sơn Nhất trước năm 1975 rất rộng – Ảnh tư liệu
Nó rộng đến mức chỉ riêng hệ thống
tiêu thoát nước phi trường đã dài nhiều kilômet thông ra thượng nguồn kênh
Nhiêu Lộc, kênh Tham Lương và phía Gò Vấp
Cựu
phi công Nguyễn Thành Trung
“Hồi chiến sự chưa khốc liệt trước
Tết Mậu Thân năm 1968, đặc biệt là nửa đầu thập niên 1960 về trước, tôi còn nhớ
mình và bạn bè hay lái xe ra Tân Sơn Nhất chơi. Phi trường lúc ấy đã mở rộng ra
các hướng ngã tư Bảy Hiền, Bà Quẹo, Tân Bình, rồi ra cả hướng Hạnh Thông, Gò
Vấp, Phú Nhuận.
Phần ngoại vi vẫn còn rất nhiều cây
xanh lớn, chúng tôi mang cả sách nằm đọc dưới bóng mát, ngắm máy bay lên
xuống…” – nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, chứng nhân Sài Gòn một thời, cho
biết…
Truy
tố người lấn đất
Theo ông Đầu, Tân Sơn Nhất thời
người Pháp mới khởi xây chỉ có diện tích vài trăm hecta, nhưng nó liên tục được
mở rộng đến tận năm 1975.
Ngoài nội khu nhà ga, bến đậu máy
bay, đường băng và các cơ sở hạ tầng để hàng không dân sự và quân sự hoạt động,
phần lớn diện tích bao quanh nội khu này để làm vành đai an ninh và quỹ đất dự
phòng phát triển phi trường.
Hệ thống cống, kênh lộ thiên thoát
nước trong phi trường lẫn bên ngoài chỉ mở rộng, khơi sâu thêm, chứ không ai
được quyền san lấp, lấn chiếm. Người nào vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí
phạt tù bất kể quân đội hay ngoại kiều.
Hồ sơ của Trung tâm lưu trữ quốc gia
II còn tài liệu năm 1965 về một vụ án đặc biệt liên quan đến Tân Sơn Nhất có
thể ảnh hưởng quan hệ ngoại giao Việt – Pháp. Nội dung liên quan đến việc truy
tố ngoại kiều Marius Didier trước tòa án về tội xây cất bất hợp pháp một cư xá
quy mô 40 phòng trong phi trường.
Ngày 2-9-1965, đổng lý văn phòng Bộ
Nội vụ đã gửi chủ tịch Ủy ban Hành pháp trung ương Nguyễn Cao Kỳ và đồng gửi
đến Phủ Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công chánh và giao thông, Tổng nha Kiến
thiết và thiết kế đô thị… về trường hợp ông Marius Didier xây cất công trình
trái phép cho người Mỹ thuê trên phần đã được trưng thu mở rộng phi trường.
Khi được yêu cầu tháo dỡ, trả lại
nguyên trạng, Pháp kiều này không trả lời mà vẫn tiếp tục xây cất.
Sau đó, đại tá Dương Hồng Anh, đổng
lý văn phòng Ủy ban Hành pháp trung ương, trợ lý ông Nguyễn Cao Kỳ, đã trả lời
dứt khoát: “Không thấy chi trở ngại, về phương diện chánh trị, để tỉnh Gia Định
truy tố ông Marius Didier trước tòa án về tội xây cất bất hợp pháp trên sở đất
trưng thu… Việc truy tố là quyền của tỉnh Gia Định để bảo vệ luật pháp”.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc
trưng thu các phần đất tư hữu xung quanh Tân Sơn Nhất, nhưng diện tích phi
trường vẫn không ngừng được mở rộng. Tài liệu của Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng
hòa ghi năm 1960, tổng diện tích Tân Sơn Nhất gần 1.532ha.
Và theo kỹ sư Nguyễn Mạnh Cung, chỉ
huy phó kỹ thuật phi trường, chỉ bảy năm sau, tức đầu năm 1967, tổng diện tích
đã được mở rộng lên 1.920ha, đó là chưa kể phần đất vành đai hành lang an ninh
bên ngoài coi như cũng thuộc phạm vi sân bay.
Tuy nhiên, dù đã ở tầm lớn nhất Đông
Nam Á thời điểm ấy, Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục được chính quyền Sài Gòn mở rộng,
nâng cấp thêm.
Đến tháng 4-1975, toàn bộ diện tích
bao gồm cả hành lang an toàn và an ninh phi trường đã lên đến 3.600ha.
“Nó rộng đến mức chỉ riêng hệ thống
tiêu thoát nước phi trường đã dài nhiều kilômet thông ra thượng nguồn kênh
Nhiêu Lộc, Tham Lương và phía Gò Vấp.
Hồi ấy có riêng những đội lao công
người Phi, Đại Hàn chỉ làm mỗi việc vệ sinh, nạo vét hệ thống thoát nước và cắt
cỏ làm quang phi trường. Họ vừa làm đến phần cuối lại quay vòng lên làm phần
đầu vì Tân Sơn Nhất rộng quá” – cựu phi công Nguyễn Thành Trung kể.
Ngoài lý do cần quỹ đất lớn để có
thể phát triển phi trường sau này, quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng muốn có phần
đất rộng bao quanh nội khu sân bay để thiết lập bảy lớp phòng vệ chống xâm nhập
và giảm thiểu độ chính xác từ pháo kích của quân cách mạng.
Phi trường Tân Sơn Nhất trước 1975 – Ảnh tư
liệu
Mua
đất, ra tòa để mở rộng sân bay
Trong các tài liệu của Bộ Công chánh
và giao thông, Bộ Tài chính, Phủ Thủ tướng, Nha Căn cứ hàng không Tân Sơn Nhất
trước năm 1975, chỉ trong 20 năm sau 1954 họ đã giải quyết hàng chục đợt thương
lượng, thanh toán, kể cả phải ra tòa phân xử việc truất hữu đất đai của hàng
ngàn chủ tư hữu để mở rộng Tân Sơn Nhất.
Ngay trong năm 1955, miền Nam Việt
Nam vừa được chuyển giao Tân Sơn Nhất từ tay quân đội Pháp, đã quyết định mua
385ha đất, trong đó dành riêng 300ha để làm khu hàng không dân sự.
Bộ Công chánh gửi công văn sang Bộ
Tài chính và kinh tế giải thích việc phải thanh toán gấp đợt này vì “tránh bất
công và đất lên giá”.
Đến năm 1963, chính quyền Việt Nam
Cộng hòa vẫn phải xem xét, trả tiền trưng thu đất của 548 chủ sở hữu Việt, Pháp
với hơn 342ha được chính quyền Pháp thực hiện từ trước năm 1954 mà chưa thanh
toán.
Đặc biệt, chỉ từ năm 1964 – 1970, Bộ
Tài chính Sài Gòn tiếp tục duyệt 7 đợt thanh toán tiền mua gần 1.178ha đất mở
rộng sân bay với tổng số tiền hơn 35 triệu đồng. Trong đó có đợt mua gần 508ha
với số tiền phải thanh toán lên đến hơn 15 triệu đồng.
Hầu hết phần đất mua làm phi trường
đều không có diện tích lớn, chính quyền phải mua từng lô đất nhỏ gộp lại và đa
số nằm ở các xã Hạnh Thông, Hạnh Thông Tây, An Hội, Tân Sơn Hòa… thuộc tỉnh Gia
Định cũ. Nhiều vụ thương lượng mua bán bất thành, chính quyền không thể dùng
sức mạnh cưỡng chế dù mục đích làm đất công sản.
Cuối cùng, Bộ Công chánh phải tiến
hành theo thủ tục tư pháp để tòa án phán xử. Chủ đất có luật sư bảo vệ quyền tư
hữu. Bộ Công chánh cũng phải mời luật sư chính phủ ra bảo vệ quyền lợi nhà
nước.
Kể từ năm 1965, Tân Sơn Nhất rộng
lên đáng kể. Ngoài các nhà ga, đường băng, bãi đậu được gấp rút xây thêm, “trái
tim” không thể thiếu của phi trường, tức đài kiểm soát không lưu hiện đại hàng
đầu châu Á cũng được xây mới.
Ngày 18-6-1969, lễ đặt viên gạch đầu
tiên xây đài kiểm soát không lưu (mới) lần thứ ba (lần đầu năm 1949, lần thứ
hai do chính phủ Ngô Đình Diệm thực hiện năm 1959) được tổ chức tại Tân Sơn
Nhất với sự có mặt của thiếu tướng Johnson, Không lực Mỹ, phó tổng thống Nguyễn
Cao Kỳ và đại diện Nha Hàng không dân sự.
Dự án này đặc biệt quan trọng để Tân
Sơn Nhất có thể vận hành trung bình 1.500 lượt chuyến bay mỗi ngày, thậm chí có
những ngày còn cao hơn hẳn như 1.835 chuyến vào ngày 28-4-1966. Đó là chưa kể
rất nhiều chuyến bay quốc tế ngang qua bầu trời Sài Gòn.
Đài kiểm soát này tiêu tốn 32 triệu
đồng của chính phủ miền Nam và 1.100.000 USD do Mỹ viện trợ với sự phối hợp
chín nhà thầu và bảy cơ quan đại diện Việt – Mỹ. Nó được hoàn thành vào cuối
năm 1971, thời điểm chiến trường Việt Nam đang đạn bom khốc liệt…
Theo
TTO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét