Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)



JAURÉGUIBERRY. Hướng Tây Nam – Đông Bắc nối đường Mac-Mahon với đường Verdun. Chạy dài sau trường primaire supérieure des jeunes filles françaises và trường collège des jeunes filles annamites.
Đường này đạt được độ dài qua ba lần. Khi mới hình thành, nó vươn tới đường Pierre Flandin (sau lưng trường collège des jeunes filles annamites). Sự kéo dài của nó tới đường Éparges rồi đường Verdun vào khoảng năm 1926. Hai đoạn (một là từ đường Flandin) và hai là từ đường Éparges được nối lại vào năm 1956.
Ngày 30 tháng 3 năm 1906 tên JAURÉGUIBERRY được thay vào cho con đường mà tên cũ của nó là số 5.


Bản đồ 1942



Bản đồ 1958 là đường Ngô Thời Nhiệm

Jean, Bernard JAURÉGUIBERRY sinh ở Bayonne ngày 26 tháng 8 năm 1815. Ông vào trường hàng hải năm 1831. Ông tham gia chiến dịch ở Trung Hoa và Nam kỳ.
Năm 1859, ông đến Sài Gòn tham gia chiến dịch đánh thành Gia Định. Tháng 7 năm 1868, ông đến Tourane theo lệnh của dô đốc RIGAULT DE GENOUILLY. Năm 1879 ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng hải quân.
Ông mất tại Paris ngày 21 tháng 19 năm 1887.


Jean, Bernard JAURÉGUIBERRY


JOUBERT. Hướng Đông Tây nối đường Général-Mangin tới vùng đất trồng ở Tân Định. Đường này được xây dựng năm 1928 bởi Compagnie foncière d'Indochine trên mảnh đất sở hữu.


Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đường Trân Khánh Dư


Jacques JOUBERT là viên chức biên chế của Compagnie des Messageries maritimes ở Sài Gòn và là trong những nhà quản lý Compagnie foncière d'Indochine.


KERLAN. Đường De. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đại lộ Norodom vối đường Lucien-Mossard, đổ ra đại lộ trước hôtel de la brigade.
Tên Kerlan được đô đốc DUPERRÉ đặt theo quyết định ngày 14 tháng 5 năm 1877.


Bản đồ 1898


Bản đồ 1958 là đường Lê Văn Hưu

Henri, Marie-Thérèse, Alexandre JUHEL DES ISLES DE KERLAN sinh ở Angers năm 1844. Ông học trung học ở Combrée và vào hội truyền giáo ngoại quốc ngày 26 tháng 9 năm 1864. Ông được phong linh mục ngày 15 tháng 6 năm 1867 và khởi hành đi Nam kỳ ngày hôm sau.
Ông đến Bà Rịa năm 1871. Năm 1874 ông lập trường Taberd. Ngày 27 tháng 3 năm 1877 ông mất vì bệnh.


Henri, Marie-Thérèse, Alexandre JUHEL DES ISLES DE KERLAN


KIPLING. Đường Rudyard. Hướng Tây Nam – Đông Bắc nối đường Paul-Blanchy với đường Pasteur phía sau nhà hát thành phố.
Tên đường được đặt theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.


Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Siêu

Rudyard KIPLING sinh ở Bombay năm 1865. Cha là người Anh, mẹ là người Ấn. Là nhà văn, nhà thơ Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 1907.


Rudyard KIPLING


KITCHENER. Đại lộ. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Colonel-Grimaud phần phía nam nhà ga tới cảng Belgique sau khi băng qua đại lộ Galliéni.
Đại lộ này lớn nhưng rất ngắn, đầu tiên tên là Abattoir. Vào năm 1906, tên Kitchener được đề nghị đặt cho một con đường của thành phố. Trong cuộc họp ngày 29 tháng 3 năm 1917 cái tên này được đặt cho đường Abattoir.


Bản đồ 1898 là đường Abattoir


Bản đồ 1942 là đường Kitchener


Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Thái Học

Huân tước Horatio, Herbert, comte KITCHENER DE KHARTOUM, thống chế Anh, sinh ở Bally-Longford năm 1850. Chết ở biển cạnh bờ Orcades năm 1916.


Comte KITCHENER DE KHARTOUM


KRANTZ. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đường ngắn nối giao lộ Verdun, LaGrandiière, Lacote, Colonel-Boudonnet (Mặt Tây Bắc nhà ga).
Cái tên KRANTZ đầu tiên được đề nghị đặt cho một trong hai con đường bọc theo đại lộ la Somme và đường kia là Duperré. Cả đô đôc thống soái và hội đồng thành phố trong cuộc họp ngày 6 tháng 4 năm 1920 đã cắt cái tên DUPERRÉ vì dể lẫn lộn với tên DUPRÉ của một vị đô đốc thống soái, đem tên KRANTZ đặt cho con đường ở cực bắc của đại lộ Kitchener cắt ngang nhà ga.


Bản đồ 1926



Bản đồ 1958 là đường Phan Văn Hùm

Jules, François, Émile KRANTZ (1821-1914. sinh ở Arches (Vosges) ngày 29 tháng 12 năm 1821. Ông vào hải quân năm 1834. Ba mười năm sau là chỉ huy chiến hạm.
Ông rời trường hàng hải năm 1837, ban đầu phục vụ ngoài khơi bờ biển Tây Phi và sau đó ở Địa Trung Hải và Brazil. Sau đó ông qua Việt Nam (1858-59) và biển Trung Quốc và Nhật Bản.
Ông chỉ huy bộ phận hải quân trên biển Trung Quốc vào năm 1873 và trở thành thống đốc Nam Kỳ từ ngày 16 tháng 3 đến ngày 30 tháng 11 năm 1874. Ông tham gia cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, chỉ huy trận đánh pháo đài Ivry. Năm 1877, ông được bổ nhiệm làm Phó đô đốc. Sau đó ông trở thành Bộ trưởng Bộ Hải quân và các thuộc địa từ ngày 5 tháng 1 năm 1888 đến ngày 22 tháng 2 năm 1889, rồi là bộ trưởng hải quân từ ngày 19 tháng 3 năm 1889 đến ngày 17 tháng 3 năm 1890.



Jules, François, Émile KRANTZ


LACANT. Hướng Tây Nam – Đông Bắc. Đường song song với đường Testard và Richaud, nối đường Verdun với đường Pierre-Flandin.
          Hội đồng thành phố trong phiên họp ngày 3 tháng 5 năm 1929 đặt tên đường này cho người hiến tặng mảnh đất. Nhưng con đường lúc đó dài hơn ngày hôm nay. Ngày 1 tháng 9 năm 1931, hội đồng thành phố chỉ định một phần của con đường  này được hiểu là giữa con đường Flandin và đường Larégnère cái tên TRUONG-MINH-KY và một quyết định ngày 13 tháng 1 năm 1943 cái tên nêu trên được đặt cho toàn bộ con đường này.


Bản đồ 1943 tên Lacant được thay thế bằng tên Trương Minh Ký



Bản đồ 1958 giữ nguyên tên

LACANT. Không có thông tin gì về nhân vật này.


LACOTE. Hướng Đông Tây nối đường Colonel-Boudonnet với giao lộ Verdun, Krantz, Frères-Louis, La Grandière.
Không có thông tin gì về con đường này.


Bản đồ 1926


Bản đồ 1958 là đường Phạm Hồng Thái


Théodore, Pierre, Marie, Moïse LACOTE (1846-1904) sinh ở Dun-le-Palleteau (Creuse) ngày 10 tháng 7 năm 1846. Ông vào học quản lý hành chánh trong Collège des stagiaires ở Nam kỳ ngày 7 tháng 11 năm 1877. Nhân viên tập sự ngày 25 tháng 6 năm 1881. Làm việc ở Bắc kỳ, Sơn Tây tháng 9 năm 1891. Ông được bố trí về Nam kỳ ngày 24 tháng 6 năm 1892. Chức vụ quản lý hành chánh hạng 1 năm 1896, ông điều hành tỉnh Gia Định. Cuối cùng là sở thuế Nam kỳ (1896 – 97).


LACOUTURE. Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam. Đường ngắn nối đường Duranton với đường Frère-Louis. Song song và gần đường Arras. Đường sắt băng ngang đường ở phần Bắc Tây Bắc.
Xưa là đường số 1. Tên mới được đặt theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.


Bản đồ 1943



Bản đồ 1958 là đường Đặng Đức Siêu

Lucien LACOUTURE con của một nhân viên bưu điện Nam kỳ, sinh tại Sài Gòn ngày 22 tháng 4 năm 1895. Hy sinh trong trận chiến tranh thế giới.


LA-FAYETTE. Hướng Bắc Đông Bắc – Nam Tây Nam nối đường Jean-Eudel với cảng Yser trong khu Chargeurs réunis.
Xưa là đường Église de Xom-Chieu. Trong chiến tranh thế giới, nó được đề nghị với cái tên là Lusitania nhưng qua cuộc bàn cãi ngày 26 tháng 4 năm 1920, cuối cùng tên La Fayette được ưa chuộng hơn.
Đây là để tưởng nhớ tới phi đội La Fayette của những phi công Mỹ (Thaw, Norman, Prince, Chapman, Rockwell).


Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Xuân Ôn


           Ghi chú: Con đường này về sau không tồn tại vì nằm trong cảng Sài Gòn

Marie, Joseph, Paul, Roch, Yves, Gilbert MOTIER, hầu tước de LA FAYETTE sinh năm 1757 ở lâu đài Saint-Roch de Chavagnac (Haute-Loire). là một quân nhân, nhà quý tộc người Pháp từng tham gia Cách mạng Hoa Kỳ với hàm trung tướng và là chỉ huy lực lượng Vệ binh quốc gia trong thời kỳ Cách mạng Pháp.



Hầu tước de LA FAYETTE



       LAFONT. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Espagne với đường Lucien-Mossard chạy dọc theo hướng đông bắc nhà thương Grall.


Bản đồ 1943




Bản đồ 1958 là đường Chu Mạnh Trinh

Bá tước Louis, Charles, Georges, Jules LAFONT (1825-1908) sinh ở Fort-de-France (Martinique) ngày 24 tháng 4 năm 1825. Với cấp bậc trung úy, ông tích cực tham gia các hoạt động chiến dịch và hàng hải trong Chiến tranh Crimée (1854-1855). Đi cùng hạm đội RIGAULT DE GENOUILLY, ông tham gia chiến dịch ở Trung Quốc và Nam Kỳ. Phó Đô đốc. Năm 1875 ông được bổ nhiệm làm thống đốc Nam Kỳ. Ông được đề bạt lên Phó Đô đốc năm 1881.


Bá tước Louis, Charles, Georges, Jules LAFONT


LA-GRANDIÈRE. Đường De. Hướng Tây Nam – Đông Bắc nối phần phía bắc nhà ga của giao lộ Verdun, Krantz, Frère-Louis, Lacote với đại lộ Luro trước tòa Sainte-Enfance.
Đường này được xây dựng trên những hố bờ thành mà Minh Mạng ra lệnh phá năm 1835. Xưa là đường số 17, một quyết định của DE LA GRANDIÈRE ký ngày 1 tháng 2 năm 1865 đặt tên là đường du Gouverneur vì một lẽ tòa dinh thư tạm (về sau là trường Taberd) nằm trên đường này
Quyết định của DE CORNULIER-LUCINIÈRE ký ngày 1 tháng 7 năm 1870 đặt lại là La Grandière.


Bản đồ 1879 là đường Gouverneur


Bản đồ 1879 là đường DE LA GRANDIÈRE 


Bản đồ 1958 là đường Gia Long


Bản đồ hiện tại là đường Lý Tự Trọng

Pierre, Paul, Marie DE LA GRANDIÈRE (1807-1876) sinh ở Redon (Ille-et-Vilaine) ngày 28 tháng 6 năm 1807. Thống đốc Nam kỳ từ tháng 10 năm 1863 – tháng 12 năm 1864.


Pierre, Paul, Marie DE LA GRANDIÈRE


LANESSAN. Đường De. Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam. Đường Lanessan nằm trong khu vực ngoại ô nối cảng de la Marne trên kênh Bến Nghé vào một con dường chạy dọc theo kênh.
Con đường có những lý do khó giải thích, gọi là đường Cholon. Nó cũng không được sụ ưu đãi nào và là lối vào Chợ Lớn. Năm 1920, hội đồng thành phố muốn vinh danh ông de LANESSAN, cựu toàn quyền Đông Dương quyết định đặt tên ông cho con đường.


Bản đồ 1943




Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Khoái

Jean Marie, Antoine DE LANESSAN (1843-1919) sinh Saint-André de Cubzac (Gironde) ngày 13 tháng 1 năm 1843. là một nhà tự nhiên học, bác sĩ, chính trị người Pháp. Ông giữ chức toàn quyền Đông Dương từ tháng 6 năm 1891 đến tháng 12 năm 1894.


Jean Marie, Antoine DE LANESSAN



LANZAROTTE. Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam. Đường ngắn nối đường  Arfeuille với đường Champagne gần với đường Eyriaud-des-Vergnes.
Xưa là đường số 48, nó nhận tên mới này vào năm 1906.


Bản đồ 1942



Bản đồ 1958 là đường  Đoàn Công Bữu

Don Bernardino Ruiz DE LANZAROTTE là một đại tá quân Tây Ba Nha ở Manille. Ông đến Tourane trên chiếc tàu mang tên Durance tháng 9 năm 1858. Tháng 2 năm 1859, ông đến Sài Gòn.


LARCLAUSE. Hướng Đông Bắc –Tây Nam nối quảng trường Maréchal-Joffre với đường Massiges.
Năm 1877, một đường dự tính từ đường Nationale về sau là Paul-Blanchy tới đường Bangkok về sau là Massiges, lấy tên là đường Larclause.Dự án này được thi hành.


Bản đồ 1898



Bản đồ 1942



Bản đồ 1958 là đường Trần Cao Vân

Benjamin SAVIN DE — LARCLAUSE (1835-66). Ông sinh ra ở lâu đài de Monts thuộc xã de Ceaux gần Vienne ngày 23 tháng năm 1835. Ông vào trường quân sự Saint-Cyr năm 1854, trong thời gian học, ông có ước nuốn được đến phương đông. Ngày 1 tháng 10 năm 1856, ông là thiếu úy trung đoàn 4 thủy quân lục chiến ở Toulon. Ông đến Tourane ngày 1 tháng 9 năm 1858. Ông tham gia vào trận đánh Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1859. Tháng 3 năm 1860, ông đi Quảng Đông tham gia chiến dịch của tướng COUSIN-MONTAUBAN.
Ngày 25 tháng 11 năm 1861, ông về Nam kỳ tham gia chiến dịch đánh Biên Hòa. Ngày 7 tháng 2 năm 1866, ông bị giết.

                                                                                          (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...