Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)



FOUCAULT. Hướng Đông Tây nối đại lộ Paul-Bert với đại lộ Maréchal Foch.
Trước đó là đường số 35. Nó mang tên đường de Foucault ngày 30 tháng 3 năm 1906.


Bản đồ 1942


Trong bản đồ 1958 là đường Nguyễn Phi Khanh

DE FOUCAULT (Louis, François) tới Nam kỳ cùng với hạm đội của đô đốc CHARNER năm 1861. Ông là thiếu úy chiến hạm và chỉ huy thứ hai của tàu Laplace. Trong trận đánh vào đồn Kỳ Hòa ngày 25 tháng 2 năm 1861, ông đã bị thương.


FROSTIN. Hướng Bắc Nam. Đường ngắn nối đường Paul Blanchy với đường Paul-Bert, gần khu vực đường Paul-Bert đổ ra đường Paul Blanchy.
Con đường này mang tên số 42 tới khi hội đồng thành phố đặt tên mới cho nó vào ngày 30 tháng 3 năm 1906.


Bản đồ 1942


Trong bản đồ 1958 là đường Bà Lê Chân

FROSTIN (Alexandre, Louis, Marie, Anne) (1841-1861) sinh ở Saint Brieuc (Côtes-du-Nord) ngày 23 tháng 6 năm 1841. Ông là chuẩn úy hải quân hạng 2 khi tham gia chiến dịch ở Viễn Đông.
Năm 1861, ông đến Trung Hoa trên chiến tàu Impératrice-Eugénie cùng với đô đốc CHARNER. Rồi sau đó ông tham gia chinh phục Nam kỳ. Trong trận đánh vào đồn Kỳ Hòa ngày 25 tháng 2 năm 1861, ông bị trọng thương và mất ngày 6 tháng 3 năm 1861 khi ông mới 29 tuổi.


FRYATT. Đường Capitaine. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Paul-Blanchy với đường Pasteur. Chạy dài theo cạnh phía bắc của văn phòng Compagnie des eaux et électricité.
Con đường trước đó không tên. Nó được đặt tên capitaine FRYATT theo quyết đĩnh của hội đồng thành phố ngày 26 tháng 4 năm 1920. Trước đó nó được đề nghị đặt tên là Lusitania.


Bản đồ 1942


Trong bản đồ 1958 là đường Cao Bá Quát

FRYATT là tên viên đại úy chỉ huy tàu Lusitania và tàu của ông đã bị ngư lôi Đức đánh đắm vào ngày 7 tháng 5 năm 1915 ở ngoài khơi Kinsale (Irlande) kéo theo 1.198 người.


GAGE. Hướng Bắc Nam. Nối đường Jean-Eudel với cảng Yser. Nằm bên trong khu vực của Compagnie des Chargeurs réunis cạnh cửa kênh.
Con đường trước đó không tên. Nó được đặt tên theo quyết đĩnh của hội đồng thành phố ngày 23 tháng 6 năm 1930.


Bản đồ 1943


Trong bản đồ 1958 là đường Trương Đình Hội

Ghi chú: Con đường này về sau là đường nội bộ của cảng Sài Gòn.

M. GAGE sinh ở Saint-Brieuc năm 1860. Năm 16 tuổi ông bước vào nghề kinh doanh, sau đó bốn năm phục vụ quân đội với hàm hạ sĩ quan, ông lại về với nghề kinh doanh năm 1889, dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại. Ông làm việc với anh em nhà Denis ở Bordeaux. Bốn năm sau, vào năm 1893. Ông chịu trách nhiệm quản lý các quầy Hải Phòng và Hà Nội và nó vẫn giữ trách nhiệm này cho đến năm 1906. Năm 1906, sau một thời gian nghỉ ngơi ở Pháp, ông được gọi về để lãnh đạo anh em nhà Denis ở Sài Gòn. Khi đến mình ở Sài Gòn, ông được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị thành phố nơi ông từng là phó chủ tịch. Bầu vào Phòng Thương mại Sài Gòn, ông làm chủ tịch công ty này từ năm 1910 đến năm 1912. Ông mất năm 1921.


GALLIÉNI. Đại lộ. Hướng Đông Bắc – Tây Nam nối Sài Gòn với Chợ Lớn. Là đại lộ nối tiếp của Bonard nhưng tầm nhìn bị che khuất bởi cây cối của quảng trường Cuniac và phía cực nam của nhà ga.
Tới năm 1914, vùng đầm lầy trãi dài ở Tây nam của nhà ga, Con đường des Marins, cửa ngỏ chính của Chợ Lớn đi về phía Sài Gòn cũng chị dừng lại ở vùng đầm lầy này.
Ngày 19 tháng 10 năm 1904, thị trưởng Chợ Lớn đề nghị với thị trưởng Sài Gòn thông qua toàn quyền Đông Dương, về ý kiến của hội đồng thành phố về việc kéo dài đại lộ Bonard đến đường des Marins. Ý kiến đề nghị này bị luân phiên từ chối từ phía Sài Gòn trong suốt 12 năm. Đến năm 1916, việc san lấp đại lộ này mới hoàn tất. Trong 10 năm, một con đường đá ong xấu xí nối liền hai thành phố này. Chỉ đến năm 1928, đại lộ này mới hoàn chỉnh. Chiều rộng của nó từ 15 đến 20 mét, đổ đá xanh, nhựa đường và hệ thống chiếu sáng đồng trục. Chiều dài của nó là 3 km 500 và có hai đường xe tramway.



Bản đồ 1923



Trong bản đồ 1958 là đường Trần Hưng Đạo

Joseph, Simon GALLIÉNI sinh ở Saint-Béat (Haute-Garonne). Sau khi đào tạo tại Học viện quân sự Saint-Cyr và phục vụ trong Chiến tranh Pháp-Đức (1870-1971), Gallieni được đưa tới Châu Phi vào giữa thập niên 1870. 
Tại Bắc Kỳ, ông được phong hàm đại tá năm 1896 và chỉ huy chiến dịch chông quân Đề Thám. Sau đó ông trở về Pháp và được bổ nhiệm thiếu tướng. Ông là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, từu ngày 28 tháng 10 năm 1915 đến ngày 17 tháng 3 năm 1916. Tuy nhiên, bệnh tật, ông phải ngừng tất cả hoạt động. Ông qua đời hai tháng sau, ngày 27 tháng năm 1916 tại Versailles. Năm 1921 chính phủ Pháp truy tặng ông chức thống chế.


Joseph, Simon GALLIÉNI 

GALLIMARD. Hướng Đông Tây nối đại lộ Maréchal-Foch với đường Martin-des-Pallières.Đường ngắn, song song với kênh Thị Nghè.
Con đường này mang tên số 32 tới khi hội đồng thành phố đặt tên mới cho nó vào ngày 30 tháng 3 năm 1906.



Bản đồ 1942



Trong bản đồ 1958 là đường Nguyễn Huy Tự

Jacques, Léon GALLIMARD sinh ở  Meaux (Seine-et Marne) ngày 14 tháng 4 năm 1825. Ông vào trường bách khoa ngày 1 tháng 11 năm 1845. Khi ra trường, ông chọn nghề công binh với quân hàm thiếu úy ngày 1 tháng 10 năm 1847. Ông tham gia chiến dịch đầu tiên vào Trung Hoa năm 1857 với Đô đốc Rigault de Genouilly, tham gia vào cuộc chinh phục Nam kỳ. Ông được vinh thăng Trung Tá Tham Mưu Trưởng Kỹ thuật tại Algiers trong năm 1869 , ông trở thành Tham Mưu Trưởng Rennes. Ông là giám đốc của công sự ở Marseille trong năm 1872, thiếu tướng trong năm 1879, chỉ huy của Ecole Polytechnique trong 1880 để năm 1883, ông được bổ nhiệm thiếu tướng trong năm 1885 và tổng thanh tra trong năm 1887.


Jacques, Léon GALLIMARD

GARCERIE. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối quảng trường Maréchal-Joffre với đường Mayer.
Đường này còn tên gọi nữa là Catinat prolongée. Nó giữ tên mới nêu trên vào ngày 24 tháng 2 năm 1897. Là phần chạm tới khu vực xa nhất của trung tâm thành phố năm 1887 trong tình trạng tệ hại. Các cư dân đưa kiến nghị lên thị trưởng và giám đố sở nội vụ về việc cần tu bổ con đường này.


Trong bản đồ 1878 là đường Catinat prolongée


Trong bản đồ 1898 là đường +Garcerie



Trong bản đồ 1958 là đường Duy Tân



Trong bản đồ hiện tại là đường Phạm Ngọc Thạch

Raphaël GARCERIE sinh 6 tháng 10 năm 1836 tại Saint-Laurent de Cerdagne (Pyrénées-Orientales) và mất ở Sài Gòn ngày 10 tháng 11 năm 1890. Ông tới Nam kỳ năm 1862 làm nhân viên bưu điện rồi trở thành người khai phá. Sau đó, ông làm nghề thăm dò khoáng sản và buôn bán gỗ. Làm tư vấn rồi phó chủ tịch Hội đồng thuộc địa cho đến lúc mất. Ông là nhà cung cấp thanh tà vẹt cho tuyến đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho (1880-1885) và đã lập một xưởng cưa ở Tân Châu trên sông Cửu Long, thuộc tỉnh Châu Đốc.


GARROS. Đường Roland. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đường Espagne trước chợ Bến Thành với đường Taberd (khu chuồng ngựa của toàn quyền).
Khi mới thành lập, nó mang tên de Poulo-Condore (quyết định ngày 2 tháng 6 năm 1871). Hội đồng thành phố đặt tên ban đầu là đường Aviateur-Garros về sau sửa lại là Roland-Garros trong quyết định ngày 28 tháng 2 năm 1919.



Trong bản đồ 1898 là đường Poulo Condore


Trong bản đồ 1942 là đường Roland-Garros 


Trong bản đồ 1958 là đường Thủ Khoa Huân

Roland GARROS (1888-1918). Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1888 tại Saint-Denis de la Réunion. là một trong những phi công người Pháp thời kì đầu tiên và là một phi công chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.


Roland GARROS 

                                                                (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...