Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Đường số 24
Đường Pellerin
Đường Pasteur

(Đây là bài viết lại có bổ sung và sửa chửa)

Đường Pasteur xưa là đường Pellerin, một con đường dài chạy dài băng qua quận 1 và quận 3 của Sài Gòn. Nó bắt đầu từ cảng Belgique (bến Chương Dương) và chấm dứt tại ngả ba với đường Arfeuille (Nguyễn Đình Chiểu hay Trần Quốc Toản sau 1975).

Phần đầu của đường Pasteur khi xưa là một con kênh ăn thông với kênh Gallimard (đại lộ Bonard, Nguyễn Huệ về sau) và được lấp đi năm 1870. Khi còn con kênh thì hai bên mạn tồn tại hai con đường tới năm 1866 gọi là số 24. Về sau, đô đốc DE LA GRANDIÈRE ký quyết định ngày 1 tháng 2 năm 1866 đặt tên cho con đường bên trái là đường Pellerin và con đường bên phải là đường Ollivier. 



Bản đồ 1870 cho thấy tên hai con đường



Bản đồ 1873 cho thấy con kênh đã bị lấp

Sau khi con kênh biến mất thì cái tên Ollivier cũng mất theo chỉ còn đường Pellerin.



Bản đồ 1878 cho thấy con đường chỉ kéo dài tới đường Mois (Phan Đình Phùng)



Bản đồ 1898 cho thấy con đường vươn tới đường Du Marché về sau là Arfeuille

             
Đường Pasteur cũng nổi tiếng là một trong các con đường có nhiều cây xanh. Tại khu vực bến Chương Dương nhìn sang cầu Mống có một tòa nhà lớn đó là ngân hàng quốc gia Việt Nam xưa là Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống Pháp ngày 21 tháng 1 năm 1875. Toàn bộ hoạt động của ngân BIC ngưng hoạt động vào năm 1953 và chuyển giao hoàn toàn lại cho chính phủ VNCH vào năm 1955.


Banque de I’Indochine



Ngân hàng quốc gia Việt Nam


Nằm ở phía sau ngân hàng là ngả tư Pasteur- Nguyễn Công Trứ. Đây là khu tập trung mua bán sầm uất.






Ngã tư Pasteur- Nguyễn Công Trứ. Bên phải là một phần mặt hông trái và góc sau của Ngân Hàng Quốc Gia VN tại góc Pasteur-Nguyễn Công Trứ.
 Phía xa là ngã tư Hàm Nghi-Pasteur


Đến ngả tư Hàm Nghi – Pasteur, chúng ta gặp tòa đại sứ Đài Loan cũ (sau dời về đường Hai Bà Trưng) và tòa nhà giao thông ngân hàng.






Góc đường Pasteur - Hàm Nghi, cạnh Tòa đại sứ Đài Loan.






Cạnh mặt hông bên trái giao thông ngân hàng trên đường Pasteur
là Tòa Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).





Tổng Nha Thuế vụ góc Hàm Nghi-Pasteur


Đường Pasteur gần giao lộ Hàm Nghi-Pasteur (góc sau trường Kỹ thuật Cao Thắng)

Qua ngả tư, bên phải là khu chợ cũ Sài Gòn còn bên trái là trường kỹ thuật Cao Thắng mà bên vách của trường phía đại lộ Hàm Nghi là khu chợ chim chợ chó nổi tiếng một thời.
            Rồi đến ngả tư Huỳnh Thúc Kháng - Pasteur.



Đường Pasteur tại ngã tư Pasteur-Huỳnh Thúc Kháng




           Đi tới là ngả ba Tôn Thất Thiệp – Pasteur với ngôi đền Ấn giáo Thendayuthapani.









Đường Pasteur đoạn qua khỏi đền thờ Ấn giáo.






Qua khỏi nơi này là ngả tư Lê Lợi với bên trái là trạm bưu điện quận 1 và bên trái là nước mía Viễn Đông.



















Khi xưa khu Grands magasins Viễn Đông là một chuổi chung

 với Grands magasins Charner (Tax)

              
Bên kia mặt ngả tư chúng ta thấy tiệm kem Mai Hương. tiệm Kim Hoa và rạp Casino Sài Gòn.







Trước cửa rạp Casino đường Pasteur, nhìn về hướng Lê Thánh Tôn.


Góc đường Pellerin - Bonard (Pasteur - Lê Lợi) ngày xưa


Đoạn qua khỏi rạp Casino Sài Gòn



                   Hết dãy này chúng ta thấy ngả tư Pasteur - Lê Thánh Tôn.



Direction des Services Économiques - Đường Pasteur, gần ngã tư Pasteur-Lê Thánh Tôn


Tòa nhà này là trụ sở của Nhật báo Viễn Đông (Le Journal d'Extrême-Orient), địa chỉ 146 rue Marechal Leclerc (trước đó là rue Pellerin và nay là đường Pasteur), Saigon. Nhật báo này do ông Jules Haag thành lập năm 1947



CENTRAL PALACE HOTEL, số 150 Pasteur, góc ngã tư Pasteur - Lê Thánh Tôn



Phía trước là ngả tư Pasteur - Lê Thánh Tôn (phía bên này là đường Lê Thánh Tôn)

 Bên kia ngả tư, về phía bên phải là góc của tòa đô chánh, bên trái là phần sau của dinh Gia Long. 


Cửa hông phía đường Pasteur của khuôn viên Dinh Gia Long (gần góc Pasteur-Gia Long)


153 Pasteur nhà bác sĩ Út



Tới nữa chúng ta gặp ngả tư Pasteur - Gia Long (Lý Tự Trọng).Tại đây bên góc phải là tòa nhà bộ quốc phòng VNCH.






Góc Pasteur - Gia Long về bên phải là một cửa hiệu chuyên bán dụng cụ y khoa



Ngả tư Pasteur -Gia Long phần bờ tường trắng là khu sau của dinh Gia Long

Bên trái là công viên Liên Hiệp phía trước dinh Gia Long.


Đúng lý con đường Pasteur mà những đoạn vừa đi qua có những toà nhà đáng lưu ý nhưng vì thời đã qua lâu người viết cũng không nhờ hết. Cho nên chỉ điểm lại những chổ quan trọng được mọi người lưu ý nhất.


Đoạn gần đến ngả tư Pasteur - Nguyễn Du


Qua ngả tư Pasteur - Gia Long là chúng ta đến ngả tư Pasteur - Nguyễn Du. Tại đây bên kia góc phải của đường là tòa nhà số 88, bên trái là một apartment building.


Tòa nhà số 88 góc ngả tư Pasteur - Nguyễn Du





Hết đoạn này chúng ta sẽ gặp một giao lộ lớn bao gồm đường Hàn Thuyên, đại lộ Thống Nhất và đường Alexandre de Rhodes. Tại đây có các điểm đáng lưu ý là bên góc trái là Viện quốc gia thống kê, trước mặt là công viên trước dinh Độc Lập. Bên phía bên kia đường là tòa nhà Bộ ngoại giao VNCH.



Viện quốc gia thống kê





Bộ ngoại giao VNCH




Khi xưa nơi đây là tòa giám mục từ năm 1877 đến 1911 sau dời về 180 Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu). Nơi này trong những năm 50 trở thành học viện quốc gia hành chánh đầu tiên chia chung với văn phòng bộ ngoại giao VNCH sau đó. Năm 1958 Hoc viện dời về số 10 Trần Quốc Toản (đường 3/2). đầu 1960 nơi này bị phá ra để xây cơ ngơi mới cho bộ ngoại giao VNCH Sau năm 1975 trở thành sở ngoại vụ thành phố HCM.

Đi tiếp tục chúng ta tới ngả tư Pasteur – Hồng Thập Tự, nhìn xéo về phía tay phải ta thấy tháp nước ở hồ Con rùa, quẹo trái là đến trường Lê Quý Đôn, quẹo mặt là đi ngang trụ sở hội nữ hướng đạo Việt Nam và xa hơn nữa là đài truyền hình THVN 9. Ngay góc ngả tư bên tay phải là trụ sở viện Goethe của Đức, đằng trước có tấm bảng quảng cáo than đá Nông Sơn.






  

    Tới ngả tư Pasteur – Trần Quý Cáp, gặp công viên Vạn Xuân bên trái đường, bên phải là trường tiểu học Trần Quý Cáp, phòng đọc sách thiếu niên Trung tâm Sài Gòn và trường đại học kiến trúc.
















Đoạn gần tới ngả tư Pasteur - Phan Đình Phùng

Ngả tư Pasteur – Phan Đình Phùng hiện ra trước mắt. Chúng ta thấy bên phía trái là sân vận động và bên phải trường đại học văn khoa. Bên trái là tòa nhà viễn thông của Mỹ. Rồi chúng ta đến ngả tư Pasteur – Phan Thanh Giản.


Ngả tư Pasteur – Phan Đình Phùng


Trụ sở MACV, 137 Pasteur



Apartment Building 135 Pasteur (kế bên trụ sở MACV, 137 Pasteur)



Đoạn qua khỏi ngả tư Pasteur – Phan Đình Phùng

Một điều chúng ta lưu ý là từ ngả tư Pasteur - Gia Long kéo dài cho tới ngả tư Pasteur - Phan Đình Phùng là đoạn này có hai dãy phân cách dành cho xe thô sơ.


Đoạn gần đền ngả tư Pasteur - Phan Thanh Giản

Bên kia ngả tư Pasteur – Phan Thanh Giản là phần sau của trường Regina Mundi (Couvent des oiseaux) đi tới chúng ta gặp mặt sau của văn phòng công ty Terre Rouge của Pháp ở bên trái và bên phải là cây xăng. 


Đoạn gần đền ngả tư Pasteur - Hiền Vương


161 Pasteur, former residence of Nguyễn Văn Thiệu,
 president of the Republic of Vietnam from 1967 to 1975.



Ở đây là ngả tư Pasteur – Hiền Vương, chúng ta thấy tiệm chả Phú Hương. Qua ngả tư là khu phở nổi tiếng Sài Gòn ( nơi đây vào cuối thập niên 50 sang đầu thập niên 60 đầu tiên có hai quán phở, một của ông mặc bà ba trắng và một của ông mặc bà ba màu đà. Quán của ông mặc áo bà ba trắng ngon hơn ông bà ba màu đà, giá một tô phở lúc đó có 3 đồng). Nhin qua đường là cổng chính viện Pasteur.








Viện Pasteur

 Và cuối cùng là ngả ba Pasteur – Nguyển Đình Chiểu. Ở đây chúng ta thấy trường tư thục Văn Lang trong con hẽm, bên đường Nguyển Đình Chiểu có ngôi nhà của ban nhạc The peanut company và văn phòng của hảng Cosara Phạm Hòe.




1 nhận xét:

  1. tôi rời khỏi Saigon đến nay đã 43 năm, to^i chỉ mới quay trở lại
    thăm 2015. Cảm giác của tôi là thành phố mất hết nhữ khoảng xanh
    tất cả đều chật chội và đông người . Có những chõ tôi không nhận
    ra được vì thay vào đó là những cao ốc. Theo ý kiến của tôi, ne^n
    phá triển và dời Sàigon mới sang Thủ Thiêm. DDe^? nguyên hình ảnh
    của Sàigon trước 75 bên này sông Sàigon.

    Dù sao thì cũng cám ơn những bài báo và hình ảnh so sánh cũ và mới của
    thành phố, giúp hồi phục trí nhớ của những người xa Sàigon như tôi

    Một lần nữa cám ơn những nỗ lực của tác gỉa trang web.

    Trả lờiXóa

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...