Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Bài này được trích dịch từ chuyên đề GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON của ANDRÉ BAUDRIT.


LAI LỊCH NHỮNG TÊN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
CỦA THÀNH PHỐ SÀI GÒN

(Phần tiếp theo)



GÉNIBREL. Đường R.P. Nối đường  Foucault với đường Barbier khu vực Đa Kao. Con đường hơi quan trọng, nó không hiển thị trên bản đồ bởi do khâu in bản.
Trước năm 1943 đường này mang tên số 40. Một quyết định của toàn quyền ký ngày 23 tháng 1 năm 1943 đặt lại tên là  R.P. GÉNIBREL


Bản đồ 1942 không thấy tên đường


Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 là đường Huyền Quang

Jean, François, Marié GÉNIBREL (1851-1914) sinh ở  Castres (Tarn) ngày 20 tháng 4 năm 1851. Ông là con cả trong một gia đình mười hai trẻ em trong đó người trẻ nhất sinh năm 1875, bước vào Dòng La San và đi làm ở MauritiusĐến Sài Gòn, đầu tháng Tám, 1875, Mgr. Colombert gửi ông đến Mac Bac, với ông Simon, để học ngôn ngữ tiếng việt. Năm 1883, ông đến làm việc và điều hành Imprimerie de la Mission. Trong những năm tiếp theo, cùng với các tác phẩm tôn giáo, Génibrel xuất bản một loạt các ấn phẩm nổi bật, bao gồm Manuel Manuel de Annamite-Français (1893), Vocabulaire Français-Annamite(1898), Vocabulaire Annamite-Français (1906) Dictionnaire Annamite-Français (1898). Génibrel cũng bắt đầu làm việc cho một Dictionnaire Français-Annamite nhưng chưa bao giờ hoàn thành nó.



GRAND-COURONNÉ. Đường Du. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đại lộ Galliéni với cảng Belgique cạnh nhà máy điện. là phần nối tiếp phần phía nam của đường  Nancy. Hai con đường  Nancy và Grand Couronné tạo thành ranh giới giữa Sài Gòn và Chợ Lớn.
Đường Grand Couronné xưa là đường Tân hoà hay còn gọi là đường giới hạn. Hội đồng thành phố đặt tên như trên vào ngày 20 tháng 4 năm 1920.
Sau đó một thời gian, với quyết định của toàn quyền ngày 23 tháng 1 năm 1943 thống nhất đạt tên Nancy cho hai con đường này.


Bản đồ 1942


Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đại lộ Cộng Hòa


Bản đồ hiện tại là đại lộ Nguyễn Văn Cừ

Trận Grand Couronné là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 4 cho đến ngày 11 tháng 9 năm 1914 tại khu vực Meuse-Meurthe ở Lorraine. Trong trận chiến này, tập đoàn quân số 2 của Pháp do tướng Noel de Castelnau chỉ huy đã bẻ gãy cuộc phản công từ Lorraine của tập đoàn quân số 6 do thái tử Rupprecht xứ Bayern chỉ huy chỉ huy, gây cho quân đội Đức thiệt hại nặng nề.


GRIMAUD. Đường Colonel. Hướng Tây Nam – Đông Bắc. Chạy dài cạnh phía nam nhà ga. Nó nối đường Frère-Louis tời quảng trường Cuniac.
Xưa là đường Latérale Sud de la gare. Nó được đặt tên mới này vào ngày 29 tháng 3 năm 1917.



Bản đồ 1942


Đại tá GRIMAUD đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình trong bộ binh thuộc địa. Ở Bắc kỳ, ông là chỉ là sĩ quan vai trò thứ yếu, ông đã thể hiện chính mình trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi ông theo lệnh của Gallieni trong chiến dịch đầy khó khăn ở Yên Thế (1896). Sau đó, ông đã tham gia vào chiến dịch chống quân Quyền phỉ tại Trung Hoa năm 1900. Cuối cùng, ông đã tham gia chỉ huy tiểu đoàn 9e R.I.C. tại Hà Nội, và bình định An Nam, vào năm 1908. Năm 1914, ông là đại tá, ông đã chỉ huy quân đồn trú tại Nam kỳ. Ông rời thuộc địa sau khi Pháp tuyên bố tham gia chiến tranh thế giới. Ông bị giết chết tám ngày sau khi ra trận.



Bản đồ 1958 là đường Phạm Ngũ Lão


        GUILLERAULT. Đường des Frères. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối Chasseloup-Laubat tới đường Colonel Boudonnet khu vực trại Testard (des Mares).
Đường này mang tên số 24 đến ngày 26 tháng 4 năm 1920. Tên GUILLERAULT xuất hiện trong thông báo trên báo chí năm 1919 về các công dân Sài Gòn hy sinh trong chiến tranh thế giới.


Bản đồ 1942



Bản đồ 1958 là đường Bùi Chu


Bản đồ hiện tại là Tôn Thất Tùng


           Roland GUILLERAULT con của một cựu thương gia ở Sài Gòn sinh ngày 8 tháng 6 năm 1890. Ông mấy ngày 31 tháng 10 năm 1915 trong trận chiến tranh thế giới.
Léon GUILLERAULT sinh ở Sài Gòn ngày 3 tháng 9 năm 1893. Ông trở về thuộc địa sau chiến tranh trên tàu Amiral Ponty. Chẳng may tàu bị hỏa hoạn khi vào kênh Suez và ông bị chết khi nhảy ra khỏi tàu.


GUYNEMER. Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam nối đường Do-Huu-Vi phía sau tòa Justice de Paix đến cảng Belgique trước cầu quay Khánh Hội.
Xưa là đường Adran. Nó được đặt cho tên mới này theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.



Bản đồ 1926


Bản đồ 1958 là đường Võ Di Nguy


Bản đồ hiện tại là Hồ Tùng Mậu

Georges (Marie) GUYNEMER sinh ở Paris ngày 24 tháng 12 năm 1894, là một trong những phi công chiến tranh Pháp nổi tiếng nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông chết trong trận chiến ngày 11 tháng Chín năm 1917 tại Poelkapelle (Bỉ).


Georges (Marie) GUYNEMER


HAMELIN. Hướng Tây Nam – Đông Bắc nối đường Alsace-Lorraine với đại lộ Kitchener.
Thuở đầu, đường Hamelin đi từ đại lộ Kitchener tới đại lộ Charner và tên của nó là số 7. Năm 1866 nó nhận tên mới này.
Từ đầu thế kỷ 20, những công trình xây dựng của thành phố đã cắt con đường này làm hai phần để hình thành đại lộ la Somme nhưng hai đoạn này vẫn lấy cùng một tên. Năm 1917, để vinh danh những công dân Sài Gòn chết vì chiến tranh thì phần đầu của đường Hamelin đổ ra đại lộ Charner đổi lại là Do-huu-Vi còn phần tây nam vẫn giữ tên cũ.



Bản đồ 1942


Bản đồ 1958 là đường Hồ Văn Ngà

Ferdinand, Alphonse HAMELIN (1796-1864) sinh ở Pont-l'Évêque (Calvados) năm 1796. Ông vào Hải quân, nơi ông thực hiện một sự nghiệp rực rỡ. Năm 1827, ông chỉ huy một hải trình chống lại hải tặc Algeria và đã có sự chỉ huy tuyệt vời trong trận đánh chiếm  Algiers (1830). Ông trở thành phó đô đốc trong năm 1848. Thăng chức đô đốc vào năm 1854 và vào năm sau đó, được bổ nhiệm bộ trưởng Hải quân của Napoleon lll và giữ chức vụ của mình từ năm 1858 đến năm1860.


Ferdinand, Alphonse HAMELIN



HÉRAUD. Hướng Bắc Nam. Đường móc nối với đại lộ Paul-Bert trước đường Frostin và đổ ra kênh Thị Nghè khu Tân Định.
Đường này được xây dựng năm 1928 bởi Compagnie foncière d'Indochine trên mảnh đất sở hữu.



Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đường Trần Nhật Duật

         René HÉRAUD giám đốc Compapgnie franco-asiatique des pétroles Shell và là thành viên của Compagnie foncière d'Indochine vào năm 1928. Ông mất năm 1930.


HEURTEAUX. Hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam nối đường Charles-De-Cappe đến cầu des Messageries maritimes.
Xưa là đường des Messageries-maritimes nối riếp đường Fonck tao thành một góc thẳng. Nó được đặt cho tên mới này theo quyết định ngày 26 tháng 4 năm 1920.


Bản đồ 1943


Bản đồ 1958 là đường Nguyễn Trường Tộ

Alfred Heurtaux dường như những người cùng thời ít quan tâm. Ông được coi như có tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới. Tám năm sau khi tên của ông đã được đặt cho đường phố, vị thư ký của thị trưởng đã công bố một thông báo tóm tắt các đường phố Sài Gòn, không biết gì về người nhân vật này. Tiểu sử của ông được làm bằng đường chấm.
Alfred Heurtaux được sinh ra tại Nantes (Loire Atlantique) ngày 20 tháng năm 1893. Ông thành công kỳ thi tuyển sinh Saint Cyr vào năm 1932. Như là quy luật, đầu tiên ông đã trải qua một năm như một người lính, vào Trung đoàn 4 kỵ binh tháng năm 1912. Một năm sau, ông vào St. Cyr như aspirant (Promotion Montmirail). Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, ông được chuyển sang Trung đoàn kỵ binh thứ 9 và ngày 04 tháng tám 1914, ông được thăng cấp lên thiếu úy.
Vào ngày 26 tháng 12 năm 1915 ông được thăng Trung úy và 05 Tháng Sáu 1916 gia nhập Squadron N 3 Combat Nhóm 12.
Vào ngày 18 tháng 2 năm 1917, ông được thăng chức để đóng vai trò cấp bậc Đại úy. Rời quân đội năm 1919 với quân hàm đại úy vì vết thương quá nặng.
Xuất ngũ vào năm 1940, Alfred Heurteaux nằm trong phong trào yêu nước Vichy và chống Đức. Ông thăng hàm trung tá vào năm 1935. Heurtaux lại bị bắt vào ngày 3 tháng Mười Một năm 1940 bởi quân Đức và được quân đồng minh giải cứu ngày 11 tháng 4 năm 1945.
Ông được thăng đại tá năm 1945 và thiếu tướng một năm sau đó. Ông qua đời ngày 30 tháng 12 năm 1985 tại Cires-lès-Mello (Oise).


Alfred Heurtaux

HUYNH-QUAN-TIEN. Hướng Tây Bắc – Đông Nam nối đại lộ Galliéni với cảng Belgique.
Đường này cùng với đường Arras chạy dài hướng tây bắc khi xưa gọi là đường Blancsubé de Cauko. Nó mang tên mới này vào ngày 26 tháng 10 năm 1920.



Bản đồ 1920 là đường Blancsubé de Cau kho




Bản đồ 1920 là đường Huỳnh Qung Tiên



Bản đồ 1958 tên như cũ


Bản đồ hiện tại là Hồ Hão Hớn

Huỳnh Quan Tiên sinh ngày ngày 15 tháng 1 năm 1890 tại làng Tân Hòa, tỉnh Chợ Lớn. Ông qua đời chỉ đơn giản là bị bệnh khi làm việc tại hảng thuốc súng ở Toulouse. Ông qua đời tại bệnh viện quân sự của thành phố ngày 29 Tháng 8 năm 1916.


JARDINS. Đường Des. Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đường ngắn nối đường des Éparges với đường Verdun.
Đường tư nhân lập ra năm 1920 và chuyển giao cho công cộng ngày 31 tháng 10 năm 1939. Một quyết định của toàn quyền ký ngày 23 tháng 1 năm 1943 đât tên mới là Lieutenant-Ribot.




Bản đồ 1952 và các bản đồ thời Pháp từ năm 1943 
về sau không thấy ghi tên con đường này


Bản đồ 1958 tên Phạm Đình Toái

                                                                           (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...