Sự cướp phá tòa đại sứ Pháp
tại Sài Gòn tháng 7 năm 1964
(Tiếp theo)
Trung lập
hóa miền Nam Việt Nam
Sự thường
trực của mặt trận quốc nội
Nước Pháp không phải là trở ngại duy nhất cản trở những người
di cư. Kế hoạch về một Việt Nam thống nhất từ bắc vào nam và dẹp bõ sự hiện diện
của cộng sản đã được sự chấp thuận của Ngô Đình Diệm và đồng minh Hoa Kỳ của
ông. Nhưng tầm nhìn này lại xa sự đồng lòng của nhân dân miền Nam Việt Nam. Dưới
một cữ chỉ ngầm ra dáng vẻ bài Pháp, sự cướp phá tòa đại sứ từ sự phản ứng của người
di cư kép làm gia tăng mối đe dọa từ việc trung lập hóa đến
từ phía Pháp và từ bên trong lãnh thổ.
Sau
Hiệp định Geneve năm 1954, một bộ phận dân cư thích nghi tốt về một sự dàn xếp
được tìm thấy ở lệnh ngừng bắn (18). Thậm
chí họ còn hài lòng với một biên giới cuối cùng tại vĩ tuyến 17 như Hàn quốc. Nhưng
đối với người di cư, sự chia cắt này là điều khó có thể quan niệm. Báo chí cũng liên tục xuất bản tin
tức tin tức về miền bắc (19). Những ấn bản đặc biệt của
báo dành cho cuộc thi sáng tác về các bài thơ về miền đất đã mất này. Cộng đồng
báo chí được huy động để miền bắc không biến mất khỏi ký ức và sự giải phóng
cũng không bị xóa khỏi những ưu tiên chính trị. Đường biên tưởng tượng của quốc
gia, như từ ngữ của Benedict Anderson sử dụng (20),
không thể dừng lại ở vĩ tuyến 17. Lãnh thổ luôn gợi trong lòng các học giả miền
nam Việt Nam là chạy từ mũi Cá Mau đến ải Nam Quan là điều hiển nhiên trong suy
nghĩ của mọi người.
Ngoài ra, nước Pháp không phải là nước duy nhất đề xuất việc
không chống cộng sản. Những người di cư biết rõ điều này. Trước khi có lời kêu
gọi của De Gaulle, bác sĩ Phan Quang Đán để xuất vào năm 1957 một giải pháp
thương lượng với miền bắc (21). Lập tức là lời
đáp trả mạnh mẽ, chính phủ dồn dập xử phạt hành chính tờ báo loan tin (22). Nhưng những người di cư cũng không để yên. Họ
cũng công kích đề xuất trên, tờ Luyện Thép là tờ báo địa phận Vinh của những
người di cư tức tối vì lời nói xuất phát từ một người gốc miền bắc và cho rằng
nó giống luận điệu tuyên truyền của cộng sản (23).
Bí ẩn hơn , các cơ quan báo chí cùng bị lục soát và 50.000 bản sao bị thiêu hủy
(24). Mỗi khi Hà Nội đề xuất thành lập
thương mại và quan hệ văn hóa như là một bước đầu tiên hướng tới việc bình thường
hóa quan hệ giữa Bắc và Nam, thì báo chí của những người di cư đập trả lại (25). Những kẻ quá khích sẳn sàng gầm ghè (26). Tất cả các lý lẽ đó đều tốt để đảm bảo không
có ai ở phía nam vĩ tuyến 17 chú ý tới việc đó.
Năm 1960, khi cuộc nổi dậy của cộng sản lại tiếp tục ở trong
nước, câu hỏi được đặt ra một lần nữa. Có nên đánh nhau hay ngược lại hay hành
động cho hòa bình? Một lần nữa, chúng ta có thể gặp trong các cuộc tấn công của
báo chí chống lại những người chiến bại và trung lập: "Những xu hướng này
là được gọi là ‘ mặt trận quốc nội’. Người ta tìm thấy có nhân viên tình báo
làm tay sai cho ngoại bang, những kẻ tình nguyện gieo rắc sự chia rẽ” (27). Dù dưới một chế độ có chia sẻ lòng tham vọng
dân tộc và kiềm chế sự gia tăng bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến, những người
di cư không hạ vũ khí. Có hoặc không có sự hỗ trợ của Ngô Đình Diệm, họ chống lại
bất kỳ ý kiến đi ngược lại mong muốn của họ để thống nhất một Việt Nam không có
sự hiện diện của cộng sản.
Phần
chú thích
18 Par
exemple, le Mouvement de la défense pour la paix formé à Saigon le 1er août
1954, rendu public le 10 août, rassemblant vingt-six intellectuels, techniciens
et propriétaires terriens du Sud, CAOM/HCI/ SPCE, 83, Mouvement pour la défense
de la paix.
19 De tous
les journaux publiés par des réfugiés, rien que les titres Hà Nội et Tin Bắc
(Les nouvelles du Nord), Hồn Quê (L’âme des terres natales) sont révélateurs.
20
Benedict O’ G. Anderson. 1983. Imagined Communities: Reflections on the
Origins and Spread of Nationalism, New York, Verso.
21 « Lập
trường của Bắc sĩ Phán Quang Đán: Hiệp định Geneve và tổng tuyển cử »
[L’opinion du Dr. Phan Quang Dan: Les Accords de Paris et le référendum]. Thời
Luận, 28/7/1957, p. 1. Voir aussi Nghiêm Xuân Thiện. « Hiệp thương và thống nhất
» [Les négociations et l’unification]. Thời Luận, 11/8/1957, p. 1 et Nghiêm
Xuân Thiện. « Thống nhất là tranh thủ nhân dân » [L’unification pour gagner le
peuple]. Thời Luận, 18/8/1957, p. 1.
22 « Vụ xử
án Thời Luận ngày thứ năm 3-10 vừa qua » [Le procès de Thoi Luan jeudi 3-10
dernier]. Thời Luận, 6/10/1957, p. 1. Le gouvernement lui imposait une amende
supérieure à 100 000 piastres rappelait son directeur Nghiêm Xuân Thiện. « Lời
nói đầu của Nghiêm Xuân Tiện » [L’introduction de Nghiem Xuan Tien]. Thời Luận,
16/1/1964, p. 1.
23 Khai
Minh. « Thử đạt lại trách nhiệm lịch sử trức vấn đề thống nhất lãnh thổ Việt
Nam » [Considérons à nouveau notre responsabilité historique face au
problème de l’unification du territoire vietnamien]. Luyện Thép, 15/7/1957, p.
3, Khai Minh. « Lập trường: Ý kiến chúng tôi về lập trường thống nhất của
Báo Thời Luận và của KHối dân chủ đối lập » [Notre avis sur la position du
journal Thoi Luan et du Bloc démocratique d’opposition sur l’unification]. Luyện
Thép, 1/9/1957, p. 3.
24 Nghiêm
Xuân Thiện. « Lời nói đầu của Nghiêm Xuân Tiện » [L’introduction de Nghiem Xuan
Tien]. Thời Luận, 16/1/1964, p. 1.
25 Voir «
Chung quanh đề nghị của Phạm Văn Đồng » [Autour des propositions de Pham Van
Dong]. Lửa sống, 2/8/1955, p. 1, « Không hiệp thương với Việt Cộng » [Pas de
négociations avec le Viet Cong]. Dân Việt, 7/7/1956, p. 38-39, « Nghiên cứu bản
tuyên cáo của chinh phủ Cộng Hòa Việt Nam » [Une analyse des déclarations du
gouvernement de la République du Vietnam]. Tin Bắc: Tuần san trào phúng - văn
hóa - xã hội, 10/5/1958, p. 1.
26 En
1956, le journal Tiên Thủ fut saccagé par une horde de migrants lorsqu’il
proposa des négociations avec le Nord comme le rappelait « Tóm tắt về đời sống
và những hoạt động của đồng bào định cư » [Un résumé des activités et de
l’existence des patriotes réimplantés]. Dân Việt, 25/4/1957, pp. 6-7.
27 SHD
GR/10T, 963, Rapport de l’Ambassade de France sur la situation politique au
Vietnam en juin 1960 au Ministre des affaires étrangères, 30 juin 1960, p.
49-50.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét