Sự
cướp phá tòa đại sứ Pháp
tại
Sài Gòn tháng 7 năm 1964
(Tiếp theo)
1954-1964: mười năm hận
thù chống lại Pháp
Những người Bắc di cư
năm 1954
Hiệp định Geneve tập hợp hai nhóm tham chiến về hai bên của
vĩ tuyến 17, cho phép về phía dân sự chọn lựa khu vực nào họ muốn. Sau một thời
gian 300 ngày, hơn 900 000 người trong đó gần 50% nông dân Công giáo rời miền Bắc
do lý do chính trị, kinh tế và tôn giáo (7).
Các tác giả của các cuộc biểu tình chống Pháp năm 1964 là từ nhóm người di cư
này. Nếu xác định chính xác là tác giả của việc cướp phá tòa đại sứ, nguồn gốc
của sinh viên và người biểu tình tất nhiên cũng được biết đến. Ban điều hành của
tổng hội sinh viên gồm Chủ tịch Lê Hữu Bội, tùy viên sở ngoại giao Lê Đình Điểu
và người đứng đầu Ủy ban Hành động Nguyễn Trọng Nho đều là người miền Bắc. Lập
trường chống cộng của họ được xác nhận theo năm tháng. Người thứ nhất bị giết
trong cuộc chiến tại Huế năm 1968. Người thứ hai điều hành phòng thông tin quốc
gia của Bộ Tuyên truyền và Chiêu Hồi (Bộ Dân Vận Chiêu Hồi) vào năm 1972 và người
thứ ba trở thành đại biểu của quốc hội giữa năm 1967 và 1975 (8).
Nhưng ngoài các sinh viên, còn có đám đông đã biểu tình bên
ngoài những biểu trưng của Pháp và kỷ niệm mười năm của Hiệp định Geneve. Theo
các cơ quan thông tin chính phủ, một triệu người biểu tình hiện diện tại buổi lễ
chính thức của "Ngày quốc hận" ngày 19 Tháng 7 năm 1964 (9). Nếu con số này có vẻ phóng đại, phóng sự của
báo Thời Luận báo cáo rằng các nhà tổ chức đã bị choáng ngợp bởi số lượng bất
ngờ của người tham gia (10). Có lẽ nào chính
phủ đã điều động tất cả công chức của mình để làm tăng số lượng như đã từng làm
trong dịp lễ năm 1965 (11), nhưng sự tham gia
lớn khiến chúng ta nghĩ rằng một số trong số họ đến tham gia một cách tự nhiên.
Người di cư Công giáo đã được huy động trong suốt năm 1964 để chống lại phân biệt
đối xử đối với họ là một phần của cuộc biểu tình (12).
Trong một cách tổng quát hơn, những người di cư luôn phản đối
và chống lại sự bất công của hiệp định Geneve. Cuộc sống của họ đã thay đổi khi
quê hương của họ bị những người Cộng sản chiếm đóng. Bất kể công tác tuyên truyền
được thực hiện bởi chính phủ Ngô Đình Diệm, họ luôn nuôi dưỡng các mong muốn trở
lại một ngày và mong muốn một nước Việt Nam thống từ Bắc vào Nam. Một số cảm thấy
nổi niềm hoài hương sâu thẳm. Những người khác thuyết phục rằng cần thiết phải
chống lại chủ nghĩa cộng sản mà họ coi là chịu trách nhiệm cho cuộc tha hương
này. Những người di cư hiếu chiến nhất là những người đã chiến đấu chống lại những
người cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Thành viên của các đảng
dân tộc muốn phục thù cuộc chiến này cho lãnh đạo của đất nước. Nhiều nghệ sĩ,
nhà báo và trí thức cũng lựa chọn để đi vào Nam. Cuối cùng, người Công giáo
kiên quyết đấu tranh chống lại những gì họ nghĩ là một mối đe dọa vô thần. Các
giáo phận đấu tranh vũ trang như Phát Diệm
và Bùi Chu chống Việt Minh vào năm 1949 đã mang tín đồ của họ trong toàn bộ
ngôi làng để di chuyển vào Nam năm 1954 (13).
Trong số tất cả những người di cư, Các “cựu binh” là những người hung hăng nhất
của cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Dưới
chế độ Ngô Đình Diệm, một số trong những "cựu binh" đã được cách ly.
Nhưng phần lớn, bao gồm cả người Công giáo, hình thành xương sống của nền cộng
hòa, giữ nhiều vị trí quan trọng trong quân đội, chính quyền, cảnh sát và giáo
dục. Vì cùng tôn giáo, họ chia sẻ với tổng thống ý chí thống nhất Việt Nam và
loại bỏ mọi sự hiện diện của cộng sản. Những người di cư bị choáng ngộp bởi viện
trợ nhân đạo từ chính phủ Hoa Kỳ và nhiều tổ chức từ thiện quốc tế. Quan trọng
hơn, họ đã trở thành trung tâm của sự chú ý phương tiện truyền thông. Câu chuyện
về cuộc phiêu lưu của họ Bắc vào Nam vượt qua cảnh cùng quẫn để hướng về sự
phát triển bất chấp sự đe dọa của cộng sản là hình ảnh đầy ẩn dụ cho cuộc chiến
đấu mà Sài Gòn và Washington muốn nói với dân chúng miền Nam Việt Nam và
"thế giới tự do." Vinh quang này, ngoài việc hỗ trợ kinh tế, cuối
cùng đã thuyết phục họ rằng họ thể hiện hình mẩu của công dân Việt Nam. Sự công
nhận mà họ có được từ chính phủ Việt Nam và vượt qua giới hạn khác biệt đã động
viên họ nhìn về một Việt Nam thống nhất và tự do khỏi chủ nghĩa cộng sản, là một
nhiệm vụ chính trị xứng đáng với cái tên của nó. Như những con thiêu thân, những
thiểu số "cựu binh" đi vào cuộc chiến để gìn giữ độc quyền của tư tưởng
chính trị của mình.
Phần
chú thích
8 Lê Đình Điểu.
http://ducavn.nl/duca_files/ TrangTuongNiem/LeDinhDieu.htm. Frank Mickadeit.
« O.C.’s first Vietnamese judge retires ». Orange County Register,
25/9/2013.
9 « Cả triệu người tham dự mít tinh gồm đủ
các mọi tôn giáo đoàn thể đảng phái » [Un million de participants au meeting,
venant de toutes les religions, tous groupes et tous partis]. Thời Luận,
21/7/1964, p. 1 et « Cuộc mít tinh vĩ đại nhân ngày Quốc hận, Một triệu người gồm
đủ giới đã tham gia » [Un meeting grandiose à l’occasion du Jour de la honte,
un million de participants de tous horizons]. Dân chủ mới, 21/7/1964, p. 1.
10 « Biển người tràn ngập công trường Lam
Sơn hét vang khẩu hiệu chống Cộng trung lập » [Une mer de manifestants envahit
la place Lam Son et hurle des slogans contre le communisme et le neutralisme].
Thời Luận, 21/7/1964, p. 1.
11 Une circulaire
interne demande à chaque département de mobiliser 75 % des fonctionnaires
pour la célébration du Jour de la honte en 1965. TTLT2/ PThT/Văn Hóa [Culture],
29.400, Tổ chức lễ kỷ niệm «Ngày quốc hận», 20/7/65, 32 tr, [Organisation du
« Jour de la honte », 20/7/65 32 p.].
12 Une thèse sur
l’activisme politique des Catholiques vietnamiens affirme la participation des
réfugiés catholiques à la commémoration des dix ans de la migration, Bùi Chí
Thanh. 1968. Công giáo (hoạt động chính trị sau cách mạng 1.11.1963), Saigon,
thèse en sciences politiques, p. 89.
13 Trần Thị Liên. 1996.
Les Catholiques vietnamiens pendant la guerre d’indépendance (1945-1954) entre
la reconquête coloniale et la résistance communiste. Thèse d’histoire, Institut
d’études politiques.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét