Sự
cướp phá tòa đại sứ Pháp
tại
Sài Gòn tháng 7 năm 1964
(Tiếp theo)
Nước
Pháp, kẻ đố kỵ đời đời với lý tưởng quốc gia
Những người di cư cảm thấy một tình trạng thù địch chống lại
Pháp vì ngay cả sau khi Pháp ra đi, họ vẫn tìm cách ngăn lý tưởng quốc gia.
Trong mắt người di cư, Paris đã gạt bỏ trách nhiệm của mình trong năm 1954 khi
trung lập hóa các xung đột giữa "thế giới tự do" với các mối đe dọa của
Cộng sản. Nhắc lại thông cáo của họ, Hiệp Định Geneve là "kết quả của một
âm mưu bất chính, Việt Cộng [sic] liên minh với thực dân, đã chuẩn bị sẵn sàng
để chia đất nước." (14) Những lời buộc
tội là rất rõ ràng: những người cộng sản là kẻ thù số một và Pháp là đối thủ của
một Việt Nam. Để lại một di sản nặng nề phía sau, các đô thị xưa là một phần
trách nhiệm về sự ra đi của người Pháp.
Nhưng ngoài những sai phạm của lệnh ngừng bắn, Pháp tiếp tục
thể hiện sự phản bội trong mắt của những người di cư. Giữa năm 1954 và 1960,
Paris dường như đi theo một chính sách rõ ràng. Mặc dù thừa nhận của chính quyền
miền Nam Việt Nam, nó vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với Hà Nội. Chiến tranh đã kết
thúc, Việt Nam đã được phi thực dân hóa, nhưng vẫn còn phải giải quyết một số
khía cạnh của cuộc chiến. Các cuộc họp được lặp đi lặp lại trong khuôn khổ của Ủy
ban hỗn hợp Trưng Gia. Jean Sainteny thậm chí còn được gửi đến Hà Nội là như đại
diện chính thức của chính phủ Pháp. Sau đó, Pháp đã phải giải quyết các vấn đề
của công nhân Bắc kỳ đã gửi tới Nouvelles Hébrides giữa những năm 1923 và 1940.
Sự lựa chọn của Paris là cho hồi hương họ về miền Bắc vào năm 1960 đã được giải
thích bởi là nơi xuất xứ của người lao động. Tuy nhiên, một số thành viên của quốc
hội Sài Gòn phản ứng lại "Việc ký kết Thoả thuận là một thủ đoạn của thực
dân với Việt minh [sic] được mưu toan ở Hà Nội và Noumea; Chính phủ Pháp, đã
công nhận chính quyền Sài Gòn là chính quyền hợp pháp duy nhất của Việt Nam, không
thể ủng hộ thỏa thuận này và cần chấm dứt hoặc không thi hành nó ", báo
cáo của Đại sứ Pháp tại Quai d'Orsay (15). Đối
với nhiều người di cư, nước Pháp sau khi đã giải phóng thuộc địa vẫn là trở ngại
đời đời của Việt Nam.
Vị trí mập mờ của
Pháp từ năm 1954 đến 1960 gây ra sự khó chịu đối với người di cư. Nhưng khi De
Gaulle lên đã mang tới một hướng mới đối diện với quyền tự trị những vùng đất của
đế quốc, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn đối với Việt Nam. Tổng thống được bầu
công nhận sự tự quyết của Algerie và kết thúc cuộc xung đột vào năm 1962. Trong
khuôn khổ chính sách về nền độc lập mà Washington bắt tay với Moscow và Bắc
Kinh, ông cho là chính quyền hợp pháp của Việt Nam là Hà Nội và ủng hộ một quyết
định từ giờ chấm dứt thù địch giữa những người Việt Nam hai miền nam bắc. Nhưng
những đề xuất trung lập hóa đã làm những người di cư hết sức tức giận. Theo tờ
Thời Báo, "các hoạt động của Pháp để trung lập hóa miền Nam Việt Nam,
(...), rõ ràng là một nỗ lực thọt gậy bánh xe, phá hoại tình đoàn kết của
phương Tây trong việc chống lại học thuyết cộng sản ở châu Á" (16) Hai ngày sau hãng thông tấn Pháp công bố chi tiết
kế hoạch trung lập hóa gồm 3 giai đoạn: 1) ngưng bắn, 2) chấm dứt sự can thiệp
nước ngoài và 3) thiết lập dần dần một quy trình thống nhất đất nước. Thông tấn
xã Việt Nam vào ngày 20 tháng 1 đáp trả lại: “ Người ta tự hỏi nước Pháp có quyền
gì áp đặt các kế hoạch để giải quyết các vấn đề Việt Nam. Những ngưới Việt có
thẩm quyền liên quan nhớ lại rằng vào năm 1954, Pháp đã thất bại trong nhiệm vụ
của mình để bảo vệ tự do của một quốc gia mà họ có trách nhiệm…. Ngay
cả bây giờ, nó còn gây tổn thất cho lợi ích của nhân dân Việt Nam khi nước Pháp
đang cố gắng tham gia vào chính trường Viễn Đông bằng hiệp thương với nhà cầm
quyền cộng sản ở Bắc Kinh. Sự trở lại này không có nghĩa là sự trở lại của chủ
nghĩa thực dân cũ ... " (17). Không thể
phủ nhận, sự giận dữ của người di cư vào năm 1964 có nguyên gốc từ đề xuất trung
lập hóa của Pháp. Nhưng lời kêu gọi cho Paris đã không đe dọa trong chính họ.
Nó trở nên đặc biệt nguy hiểm ngay sau khi nó hiện thực hóa phong trào trung lập
nơi có nguồn gốc bên trong biên giới.
Phần
chú thích
14 « Lập
trường: Hiệp Định Genève có giá trị gì? » [Quelle est la valeur des Accords de
Genève ?]. Luyện Thép, 1/8/1957, p. 1.
15 SHD
GR/10T, 963, Rapport de l’Ambassade de France sur la situation politique au
Vietnam en juin 1960 au Ministre des affaires étrangères, 30 juin 1960, p. QI3.
16 SHD
GR/10T, 966, Rapport de l’Ambassade de France sur la situation politique au
Vietnam en décembre 1963 au Ministre des affaires étrangères, 31 décembre
1963, p. P4.
17 SHD
GR/10T, 967, Rapport de l’Ambassade de France sur la situation politique au
Vietnam en janvier 1964 au Ministre des affaires étrangères, 31 janvier 1963,
p.QI 2.
18 Par
exemple, le Mouvement de la défense pour la paix formé à Saigon le 1er août
1954, rendu public le 10 août, rassemblant vingt-six intellectuels, techniciens
et propriétaires terriens du Sud, CAOM/HCI/ SPCE, 83, Mouvement pour la défense
de la paix.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét