Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Nhằm để hiễu rõ hơn về phong trào bài Pháp năm 1964, tôi xin giới thiệu bài " Le saccage de lambassade de France de Saigon của tác giả Nguyễn Phi Vân nghiên cứu về vấn đề này.

Sự cướp phá tòa đại sứ Pháp
tại Sài Gòn tháng 7 năm 1964

Phản ứng của những người di cư miền Bắc đối mặt với những mối đe dọa kép về trung lập hóa.
                                                                                                     Nguyễn Phi Vân

* Tác giả xin cảm ơn Đại tá Frédéric Guelton, cựu chỉ huy phòng Lịch sử quốc phòng của bộ lục quân, về sự giúp đỡ của ông.

MỘT CUỘC CHIẾN KHÁC: ĐÔNG DƯƠNG 1954
Kết luận của Hội nghị Geneve năm 1954 đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương và đặt ra sự rút lui của quân viễn chinh và quân đội của Nhà nước Việt Nam về phía nam vĩ tuyến 17. Pháp hy vọng vẫn còn đóng một vai trò ở vùng Viễn Đông, nhưng sự nổi lên của của ông Ngô Đình Diệm người chống chủ nghĩa thực dân chấm dứt hy vọng của người Pháp. Một thời gian ngắn sau khi thành lập nước Việt Nam Cộng hòa, chính phủ Pháp đã ra lệnh rút quân đội của mình vào tháng Tư năm 1956. Kể từ đó, Pháp dường như là một phần của quá khứ. Tuy nhiên, gần một thập kỷ sau khi rời khỏi sân khấu chính trị Việt Nam, vấn đề này vẫn tiếp tục còn là những cảm giác thù địch. Vào đầu tháng 12 năm 1963, các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của Pháp ở Sài Gòn nhân và lên đến đỉnh điểm là sự cướp phá đại sứ quán vào ngày 20 tháng 7 năm 1964. Làm thế nào để giải thích các cuộc tấn công? Thực sự có nghĩa là những hành động này dường như chống Pháp?
Miền nam Việt Nam bị ám ảnh bởi cuộc nổi dậy cộng sản và chìm trong sự hoài nghi sâu thẳm. Kể từ tháng 11 năm 1963, kể từ khi vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm thành công, các chính quyền thay đổi liên tục và đã tạo nên hỗn loạn chính trị. Sự nổi giận ngoài đường phố dường như thiêu cháy Sài Gòn, Huế và Đà nẳng nơi mà những người phật tử mà trước đó đã bị áp bức này trở lại trả thù những người công giáo được chính quyền Ngô Đình Diệm đãi ngộ. Trên chính trường quốc tế, những trận đánh ở nông thôn miền Nam Việt Nam đã gây căng thẳng, thử thách lời hứa của phương tây về sự ngăn chặn lây lan của chủ nghĩa cộng sản. Không chỉ các cuộc bầu cử Mỹ đã trì hoãn về một sự can thiệp nào có thể xảy ra, nhưng đặc biệt là Charles de Gaulle đã đề xuất một sự lựa chọn để chiến đấu chống lại những người cộng sản. Sau khi chấm dứt về cuộc chiến ở Algérie bởi thỏa ước Evian (1962), de Gaulle đề nghị sự trung lập hóa cho sự xung đột ở nam Việt Nam.
Cho đến nay, sự cướp phá tòa đại sứ Pháp tại Sài Gòn đã được giải thích là do sự phản đối lại sự đề xuất của Pháp trong thời gian đó. Tuy nhiên, theo sự nghiên cứu tỉ mỉ về người biểu tình, cội nguồn và những tuyên bố đã tiết lộ sự huy động của họ đối diện với một mối đe dọa kép. Những người nổi loạn tấn công không chỉ từ sự kêu gọi một lệnh ngừng bắn đến từ Paris, mà là từ xu hướng trung lập có nguồn gốc xuất phát từ bên trong biên giới nam Việt Nam. Đó là lý do tại sao những hành động phá hoại này, dưới hình thức bài Pháp, đúc kết lại đã xác định người biểu tình đấu tranh trên cả hai mặt bên ngoài và nội bộ: Sự đề xuất của de Gaulle một mặt và phong trào trong nước cho một lệnh ngừng bắn một mặt khác.


Cuộc biểu tình chống Pháp vào năm 1964
Từ tháng 12 năm 1963 và trong suốt năm 1964, các cuộc biểu tình tiếp tục tăng lên tại những nơi biểu trưng của Pháp ở Sài Gòn. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, 2000 sinh viên và học sinh trung học biểu tình bên ngoài đại sứ quán. Ngày 01 tháng giêng, họ tầy chay một buổi tiếp tân tại Alliance française. Mười lăm ngày sau, cuộc biểu tình khác đã được tổ chức trong cùng một nơi, lần này ở Mission culturelle đường Catinat (Tự Do) cũng như các trường J.J. Rousseau và Marie Curie. Ngày 19 tháng bảy năm 1964 khi chính phủ Nam Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm mười năm của Hiệp Định Geneve như một phần của "Tuần lễ quốc hận”, gần một triệu người biểu tình tăng qua các đường phố. Trong đám đông, người ta có thể nhìn thấy những người đàn ông trẻ tuổi vung một hình nộm của Tướng de Gaulle nắm tay nhau với Hồ Chí Minh. Sau đó, trong đêm, sinh viên xúc phạm tượng đài người Pháp hy sinh tại quãng trường Đài chiến sĩ. "Đả đảo thực dân Pháp! " " Đả đảo de Gaulle! " " Đả đảo hiệp định Geneve” được nghe vang lên dọc đường Duy Tân (1). Họ tháo gỡ bảng ghi công bằng đồng và đổ sơn vào những bức tượng của các chiến sĩ vô danh của đài tưởng niệm. Những bất ổn vẫn tiếp tục. Vào đêm 20 tháng 7, tổng hội sinh viên tổ chức "đêm không ngủ" (2). Hơn một nghìn sinh viên và học sinh trung học đến với nhau trong khuôn viên của đại học văn khoa (3). Một hội thảo và tranh luận về Hiệp định Geneve được tổ chức ở phần đầu tiên của "đêm không ngủ". Rồi họ tản bộ tới dinh thủ tướng và trong các đường phố Sài Gòn. Đến 2 giờ sáng, đám đông dừng lại để hát quốc ca. Cuối cùng, sau khi trở về trường đại học, họ đã hát bài hát của Phạm Duy  quanh lửa trại cho đến khi bình minh. Nhưng trong cái đêm đó, một nhóm khoảng một trăm học sinh tràn vào đại sứ quán Pháp. Những người biểu tình đã xông vào sân, lật một chiếc xe hơi và đốt một chiếc khác. Không bằng lòng với những gì họ đã làm, họ họ phá vỡ tất cả các cửa sổ của hành lang và xé thành từng mảnh lá cờ tam tài. Hai ngày sau đó, tổng hội sinh viên đã tổ chức một cuộc họp báo để giải thích hành động này. Họ tuyên bố có phá hoại tượng đài nhưng từ chối trách nhiệm của việc cướp phá tòa đại sứ. "Chúng tôi sẽ đánh sập hơn các biểu tượng," Chủ tịch tổng hội tuyên bố. "Nhưng sau đó chúng tôi sẽ sử dụng cách hành động văn minh hơn để tiêu diệt những dấu tích đáng xấu hổ như bức tượng này không đại diện cho những người lính đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước này." (4) Chủ tịch tổng hội tuyên bố đòi hỏi thêm ba điều: cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp, quốc hữu hóa tất cả tài sản của Pháp và việc xây dựng một tượng đài binh sĩ Việt Nam (5). Đám đông bí mật, lực lượng sinh viên và hàng ngàn người biểu tình dường như để tấn công các biểu trưng của Pháp ở Sài Gòn, bất chấp sự ra đi của chính quyền thực dân trước đây mười năm. Tại sao sinh viên tức giận đã đạt một mức độ của sự bạo lực? tình báo Pháp bị nghi ngờ các thành viên của trong nội các âm mưu chống lại Tướng Nguyễn Khánh, là người đứng đầu đất nước (6). Quan hệ xấu với Paris và là áp lực không tự chủ của sinh viên có thể có thể hạ bệ chính phủ. Trong thực tế, không phải vấn đề này hay vấn đề kia bộc phát đã tạo nên. Bài luận đề này có thể mang lại sự giải đáp cho sự cướp phá tòa đại sứ. Tuy nhiên, nó không giải thích mức độ và sự tái phát của tinh thần bài Pháp từ tháng 12 năm 1963. Đó lý do tại sao một nghiên cứu về những người biểu tình là cần thiết để hiểu những sự kiện này.

Phần chú thích
1  « Tổng hội sinh viên và học sinh đã đạp phá công trường chiến sĩ vào lúc nữa đêm 19-7 » [L’Association générale des étudiants et lycéens ont vandalisé la Place des Combattants dans la nuit du 19-7]. Thời Luận, 21/7/1964, p. 1.
2  Selon le reportage spécial du journal Tự do, « Thức trắng một đem với Sinh viên, 2 giờ đêm hát quốc ca và mặc niệm giữa đường phố đẻ kỷ niệm giờ bán nước » [Une nuit blanche avec les étudiants, qui chantent l’hymne national à 2 heures du matin afin de commémorer l’heure à laquelle la nation a été vendue]. Tự do, 22/7/1964, p. 1.
3  Deux jours plus tard, l’Association des étudiants annonçait 3 000 participants, « Trong một cuộc họp báo sôi nổi, Tổng hội sinh viên nhìn nhận có đập phá công trường chiến sĩ Pháp và 1 lần nữa phủ nhận việc ở Toà Đại sứ, đòi đoạn giao tịch thu tài sản Pháp » [Dans une conférence de presse animée, l’Association générale des étudiants reconnaît le vandalisme de la Place des soldats français et une fois encore nie la responsabilité de l’attentat de l’Ambassade, demande la rupture des relations diplomatiques et la nationalisation des biens français]. Dân chủ mới, 24/7/1964, p. 1.
4  « Đoạn giao với Pháp » [Rupture des relations diplomatiques]. Tự do, 22/7/1964, p. 4. « Tổng hội sinh viên lên tiếng » [L’Association générale des étudiants prend la parole]. Thời Luận, 24/7/1964, p. 1.
5  « Đoạn giao với Pháp » [Rupture des relations diplomatiques]. Tự do, 22/7/1964, p. 4. , « Trong một cuộc họp báo sôi nổi, Tổng hội sinh viên nhìn nhận có đập phá công trường chiến sĩ Pháp và 1 lần nữa phủ nhận việc ở Toà Đại sứ, đòi đoạn giao tịch thu tài sản Pháp » [Dans une conférence de presse animée, l’Association générale des étudiants reconnaît le vandalisme de la Place des soldats français et une fois encore nie la responsabilité de l’attentat de l’Ambassade, demande la rupture des relations diplomatiques et la nationalisation des biens français]. Dân chủ mới, 24/7/1964, p. 1. Voir aussi « Tổng hội sinh viên lên tiếng » [L’Association générale des étudiants prend la parole]. Thời Luận, 24/7/1964, p. 1.
6  SHD GR/10T, 967, Rapport de l’Ambassade de France sur la situation politique au Vietnam en août 1964 au Ministre des affaires étrangères, 31 août 1964, p. QI1. SHD GR/10T, 973, Bulletin de renseignements du SDECE sur le Général Do Mau et la francophobie au Sud-Vietnam. Douglas Pike suspecte également des officiers du gouvernement à l’origine de l’attentat, Politics In South Vietnam,  May 1968, Folder 01, Box 16, Douglas Pike Collection: Unit 06 - Democratic Republic of Vietnam, The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Accessed 29 Apr. 2014. Dans ses mémoires, Độ Mẫu utilise la forme passive pour évoquer ces manifestations et se dégage par conséquent de toute responsabilité. Độ Mẫu. 1993. Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Westminster, NXB Văn Nghệ, p. 684.
7  Le chiffre officiel est de 928 152 migrants arrivés dans le Sud, Bùi Văn Lương. 1959. « The Role of Friendly Nations », dans Vietnam: The First Five Years, An International Symposium, sous la dir. de Richard W. Lindholm, East Lansing, Michigan State University Press,  p. 48-54 mais pour une discussion des chiffres, voir John Prados. « The Numbers Game: How Many Vietnamese Fled South in 1954? ». The VVA Veteran (The Official Voice of the Vietnam Veterans of America), 01-02/2005,  et Đặng Phương Nghi. (2002). Về số ngừoi công giáo di cư từ Bắc và Nam sau hiệp định Genève.Visitéle15/09/2009, http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=20311. Pour les motivations, voir Peter Hansen. 2009. « The Virgin Heads South: Northern Catholic Refugees and their Clergy in South Vietnam, 1954-1964 », dans Casting Faiths, Imperialism and the Transformation of Religion in East and Southeast Asia, sous la dir. de Thomas David DuBois, Basingstoke, Palgrave Macmillan, p.129-153, Peter Hansen. « Bắc Di Cư: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954-1959 », 2009. Journal of Vietnamese Studies, 4(3),173-211 ainsi que les histoires de l’église catholique de Nguyễn Quang Hưng. 2003. Katholizismus in Vietnam von 1954 bis 1975, Berlin, Logos-Verlag et Trần Tâm Tỉnh. 1978. Dieu et César, Les Catholiques dans l’histoire du Vietnam, Paris, Sud-Est Asie.


                                                                                               (Còn tiếp)


Sinh viên biểu tình chống Pháp tại Sài Gòn (21-7-1964)


Lễ kỷ niệm “ngày Quốc hận 20-7” của Việt Nam Cộng hòa (19-7-1964)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...