Đường Trần Hưng Đạo
Vì sao có hai tên: Trần Hưng Đạo và Trần Hưng Đạo B?
Tới giờ cũng không có ai giải thích được. Tại sao khi bỏ tên đường Đồng Khánh không đặt là Trần Hưng Đạo nối dài mà lại đặt là Trần Hưng Đạo B và nếu có B thì phải có A. Cho nên tới giờ vẫn còn bỏ ngõ lời giải thích và nó trở thành đề tài cho mẫu chuyện hài hước hoặc kịch hài. Trong phạm vi của bài này tôi chỉ đề cập tới đoạn đường Trần Hưng Đạo bắt đầu từ bùng binh Quách Thị Trang cho đến giao lộ Trần Hưng Đạo - An Bình.
Trước khi có tên Trần Hưng Đạo là tên đường gì?
Đường Trần Hưng Đạo vào thời Pháp thuộc có tên là Gallieni. Joseph Gallieni Simon là sĩ quan Pháp, sinh ngày 24 Tháng Tư năm 1849 tại Saint Beatus ở Haute-Garonne và qua đời ngày 27 tháng 5 1916 tại Versailles. Từ 1892-1896, ông được gửi đến Bắc kỳ (Đông Dương), nơi ông đã chỉ huy Trung đoàn 3 bộ binh Bắc Kỳ ngày 11 Tháng 10 năm 1892 và lữ đoàn đầu tiên 15 tháng 11 năm 1892.
Joseph Gallieni Simon
Pháp cho xây dựng con đường Gallieni làm trục lộ giao thương cho vùng Bến Nghé Sài Gòn với khu Chợ Lớn. Từ những năm 1950 về sau con đường này chứng kiến những biến động to lớn đối với lịch sử vùng Sài Gòn - Chợ Lớn như vụ quân đội của Ngô Đình Diệm lúc đó đang là thủ tướng đánh dẹp lực lượng Bình Xuyên.
Lực lượng Bình Xuyên thời đó kiểm soát từ vùng Long An giáp Sài Gòn và vùng chợ Cầu Ông Lãnh đến cầu Chữ Y. Họ thâu tóm Đại Thế Giới (Casino Grand Monde), Kim Chung (Casino Cloche d’Or) và khu Bình Khang, tự tổ chức thu thuế những cơ sở kinh doanh và những người đạp xích lô, xe ngựa trong khu vực họ quản lý. Sau năm 1955 với sữ trợ giúp của Mỹ. chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu tuyên chiến với các đảng phái và các lực lượng tôn giáo chính trị trong đó trước hết là lực lượng Bình Xuyên và Hòa Hảo.
Đường
Trần Hưng Đạo bắt đầu từ bùng binh Quách Thị Trang xưa có tên là quảng trường Eugène Cuniac. Eugène
Cuniac là ủy viên hội đồng thành phố người có công lấp khu sình lầy Boresse để
xây chợ Sài gòn. Về sau năm 1955 có tên là "Công trường Cộng Hòa”, “Công
trường Diên Hồng".
Một đoạn đường Trần Hưng Đạo ngày xưa
Nếu đứng quay lưng hướng về Chợ Lớn thì bên trái là đường
Calmette và bên phải là đường Phạm Ngủ Lão ăn xéo ra và nhà ga Sài Gòn.
Đầu đường Trần Hưng Đạo bên trái là giao lộ với Calmette,
bên trái là nhà ga sài Gòn và đường Phạm Ngủ Lão.
Mũi tàu đại lộ Trần Hưng Đạo & Phạm Ngũ Lão
Góc đường Calmette có cửa hàng đại lý cho hãng máy may Sinco,
được coi như là biểu tượng để nhận biết con đường Trần Hưng Đạo trước năm 1975.
Bên góc đối diện là nhà hàng Vân Cảnh. Đi tới ta thấy có một chung cư mà sau
1975 được sử dụng làm nơi ở của các học sinh sinh viên các tỉnh lên thành phố
học.
Bên trái là nhà ga Sài Gòn
Đầu đường Trần Hưng Đạo hướng ngược lại
Bên
trái của hình là Tòa Hành Chánh Quận Nhì ( số 6 THĐ ) Đây là góc đại lộ Trần
Hưng Đạo & Ký Con, bên phải hình có rạp hát bội Bầu Thắng và kế đó là rạp
cinéma Ziên Hồng.
Tòa Hành Chánh Quận Nhì, số 6 Trần Hưng Đạo.
Cạnh bên trái Tòa HC Q2 là trường Tiểu học Phan Văn Trị
Trường Tiểu học Phan Văn Trị
Lyceum Paul Doumer được cho là nằm ở khu trước chợ Cầu Ông Lãnh (?)
Qua giao lộ với Ký con - Yersin ta
thấy bên tay trái rạp Đại Nam, đây là rạp chiếu phim hạng sang cùng với rạp
Rex, Eden. Từ thập niên 1960 về sau đến năm 1975 rạp này chuyên chiếu phim Hồng
Kông, Đài Loan rất ít phim Mỹ và Pháp trong khi hai rạp Rex,
Eden chuyên chiếu phim Mỹ và Pháp. Theo trí nhớ của tôi chủ nhân rạp Đại Nam
với rạp Rex là một đó là ông bà Ưng Thi.
Rạp Đại Nam
Kế bên rạp Đại Nam là trường tiểu học Nguyễn Thái
Học. Ngày xưa đây là khu vực chợ Cầu Muối. Giờ chợ đã bị giải tán.
Trường tiểu học Nguyễn Thái Học
Ngả tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học
Đường Trần Hưng Đạo, nhìn từ ngã tư THĐ-Nguyễn Thái Học. Phía xa bên trái là nhà thờ Tin Lành tại ngã tư THĐ-Đề Thám
Nhìn qua bên kia đường Bùi Viện ta thấy một ngôi
nhà tròn là hotel Tân Việt ngày xưa.
Vũ trường này nằm ở giao lộ Trần
Hưng Đạo - Bùi Viện, nó là một trong những nhà hàng, vũ trường nổi tiếng từ thời
Pháp và thời VNCH. Trước đó nó là hotel Tân Việt
Một mẩu quảng cáo
Vũ trường Tour d' Ivoire trong cuộc duyệt binh ngày quân lực năm 1966
Bây giờ là cửa hàng Savico
Đi tới bên
trái là Plaza Hotel BEQ số 135 Trần
Hưng Đạo là nơi ở của quân nhân Mỹ và Tân Tây Lan trong chiến tranh Việt Nam.
Nhìn qua bên kia đường là rạp Nguyễn Văn Hảo khi xưa.
Plaza Hotel BEQ số 135 Trần Hưng Đạo
Rạp Nguyễn Văn Hảo khi xưa
Rạp Nguyễn Văn Hảo – nay là rạp Công Nhân, trụ sở
Nhà Hát Kịch Thành Phố, Số 30, Trần Hưng Đạo, P. Phạm Ngũ Lão, Q1. Mộtrạp hát
được mệnh danh là Hàng Không Mẫu Hạm trước 1975, nơi đóng đô của một số đoàn
hát cải lương lớn ở Sài Gòn ngày trước như: đoàn Việt Kịch Năm Châu, đoàn Hương
Mùa Thu, đoàn Hoa Sen.
Mặt tiền của Rạp hát Nguyễn
Văn Hảo hướng về đường Galliéni (đường Trần Hưng Đạo hiện nay), một con đường
tráng nhựa rộng lớn, chạy từ place Cuniac, đầu đường phía Saigon ngang ga xe
lửa chạy dài vô đến đường An Bình (Đồng Khánh) con đường tiếp nối vô ChợLớn có
tên là đường Les Marins, chạy dài đến đường Tổng Đốc Lộc. Đường Galliéni được
xem là con đường giao thông huyết mạch từ Saigon đi Chợ Lớn.
Cửa hậu của rạp Nguyễn Văn
Hảo trổ ra đường Bùi Viện.
Ông Nguyễn Văn Hảo, chủ nhân
rạp Nguyễn Văn Hảo, cũng là chủ nhân hai dãi phố lầu chạy song song trên đường
Galliéni (đường Trần Hưng Đạo hiện nay) từ ngã tư đường Kitchener ( Nguyễn Thái
Học) và đường Galliéni, chạy đến đường Bùi Viện, mỗi bên đường có hơn mười căn
phố lầu. Góc đường mũi tàu Bùi Viện, Kitchener và Galliéni, là cửa lên lầu ba
của vũ trường Tour D’Ivoire.
Ông Nguyễn Văn Hảo chủ rạp
hát Nguyễn Văn Hảo và chủ hai dãi phố lầu cũng là chủ nhân cây xăng ngay góc
đường Yersin và Galliéni.
Rạp Nguyễn Văn Hảo có ba
tầng khán phòng. Tổng cộng số ghế cho khán giả trong rạp là 1200 ghế, ( chưa kể
ghế súp đặt dọc theo đường đi khi gánh hát bán hết vé chánh thức.). Đây là rạp
hát có nhiều số ghế nhất ở Saigon, Chợ Lớn và Gia Định nên được các nghệ sĩ gọi
tặng là Hàng Không Mẫu Hạm Nguyễn Văn Hảo..
Lầu ba dành cho khán giả
hạng ba có 300 ghế, Ghế ở lầu ba được đóng bằng ván dài, trên một cái dàn gổ,
ghế được đóng từng hàng từ thấp lên cao như ghế băng trong các rạp hát xiệc.
Lầu hai dành cho khán giả
hạng nhì và hạng nhất có 400 ghế bọc nêm da đỏ có lưng dựa..
Tầng trệt có 500 ghế bọc nệm
da đỏ, dành cho khán giả thượng hạng và hạng nhất.
Phía tay mặt của rạp hát, có
một hành lang rộng 5 thước ngang, dài từ cửa trước đến sát phông sân khấu (độ
50 thước) Hành lang này dành cho đoàn hát để phông màn, chổ làm tuồng của một
số đào, kép hạng ba , vũ nữ và quân sĩ. Phía ngoài để xe gắn máy của nghệ sĩ.
Kế bên rạp hát phía mặt ( từ
trong rạp nhìn ra đường) là restaurant Vạn Lộc, chủ nhân là bà Vạn Lộc, thân
mẫu của trung úy Danh, chồng của nữ nghệ sĩ Thanh Xuân, đoàn hát Thanh Minh
Thanh Nga.
Từ năm 1954 đến năm 1960,
rạp Nguyễn Văn Hảo là rạp hát lớn nhất, có sân khấu rộng và sâu nhất, khán giả
đến xem đông nhất, đó là những thuận lợi giúp cho các bầu gánh, soạn giả và họa
sĩ thực hiện những tiến bộ kỷ thuật và nghệ thuật để nâng cao trình độ của sân
khấu cải lương.
Một số đoàn hát nổi tiếng từng
hát ở rạp Nguyễn Văn Hảo:
Rạp là nơi đoàn Việt Kịch
Năm Châu diễn tuồng Tây Thi Gái Nước Việt. Và cũng là nơi đoàn cải lương Hương
Mùa Thu của ông bầu Thu An thực hiện kỷ thuật sân khấu cải lương panorama. Khai
trương sân khấu cải lương panorama, đoàn Hương Mùa Thu hát tuồng Lá Của Rừng
Xanh. Ngoài ra Đoàn cải lương Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao cũng về hát ở đây với
việc thực hiện sân khấu quay với tuồng hát khai trương là Mộng Hoà Bình. Đoàn
Hoa Sen của ông Bầu Bảy Cao là đoàn hát có doanh thu cao nhứt trong tất cả các
đoàn hát cải lương trong cuối thập niên 50. Đây là một đoàn cải lương lần đầu
tiên ở Việt Nam thực hiện được sân khấu quay.
Trong cuối thập niên 80, rạp
hát Nguyễn Văn Hảo sửa thành nhà hát Kịch Công Nhân, làm mất đất sống của dân
cải lương, dành chổ cho ngành kịch nụ cười mới.. Người ta nói là nâng cáp cải
lương nhưng dẹp bỏ rạp hát cải lương.
(Theo soạn giả Nguyễn Phương)
Qua giao lộ Đề Thám ta thấy Nhà nguyện Tin Lành ở bên trái và dãy
nhà liên kế kéo dài bên kia đường.
Nhà nguyện Tin Lành năm 1940
Nhà nguyện Tin Lành trước 1975
Đây là tấm hình màu duy nhất có được về xe điện tại Saigon. Giữa hình là nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo - Đề Thám, trên xe điện có quảng cáo Hòm TOBIA danh tiếng nhứt. Bên trái hình là một xe điện khác, chạy về phía Sài Gòn.
Dãy nhà liên kế kéo dài bên kia đường
Đường Trần Hưng Đạo qua ngả tư Đề Thám
Đầu đường Đề Thám
Ngã tư Trần Hưng Đạo - Đề Thám
Từ đoạn Đề Thám đến giao lộ với Nguyễn Cư Trinh,
Nguyễn Khắc Nhu ta còn một khách sạn nữa bên trái đường là khách sạn Mercury.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét